Sân golf
(và biệt thự) của Him Lam nằm trong khuôn viên Tân Sơn Nhất. Nhà ở, kiot, nhà
hàng, quán sá,… quanh Tân Sơn Nhất hiện nay cũng chính từ đất sân bay Tân Sơn
Nhất ngày xưa.
Ở trong
lòng Tp.HCM, từ sau 1975, Tân Sơn Nhất biến dạng khác hẳn quy hoạch trước đó của
người Pháp.
Câu nói “Cuộc
đời tôi không có thất bại!” của ông Dương Công Minh lần nữa được chứng thực
Sau này, phần
đất còn lại, bao gồm sân golf và các biệt thự, có một tên gọi khác: đất quân đội.
Trưa nay,
các báo đăng thông tin đã có quyết định mở rộng Tân
Sơn Nhất về phía Nam. Trước đó, sáng nay các chuyên gia cảnh báo sân bay Long Thành dự kiến triển khai sẽ tăng gần gấp đôi vốn
(10 tỉ USD thay vì 5,4 tỉ USD dự kiến).
Trong những
dòng thông tin này tôi chỉ có thể nói rằng xin chúc mừng ông Dương Công Minh.
Câu nói “Cuộc đời tôi không có thất bại!”
của ông này lần nữa được chứng thực.
Sân golf của
“Minh Him Lam” và 16 ha đất do Bộ Quốc phòng quản lý sẽ được sử dụng để xây dựng
công trình phụ trợ, như nhà ga hàng hóa, sửa chữa máy bay, logistic và chế biến
suất ăn từ năm 2025 trở đi.
7 năm để
thu hồi vốn (hoặc sinh lời), kể ra cũng không tệ với doanh nghiệp…
Chỉ có một
điều tôi thực sự chưa hiểu thấu: đất quốc phòng vì sao giao cho tư nhân mà
không thể thu hồi ngay, phải đợi 7 năm trời?
Tập đoàn Him Lam thắng, dân bại trận |
Xưa nay tôi
vẫn nghĩ rằng quân đội không nên làm kinh tế mà tập trung rèn luyện để sẵn sàng
bảo vệ đất nước. Việc sử dụng công sản để phát triển kinh tế nên giao cho Chính
phủ, cụ thể ở cấp địa phương là UBND TP.HCM.
Chỉ nhớ là
ngày 8/8/2017 “người dân TP.HCM đón nhận thông tin vui, đầy bất ngờ từ thượng
tướng Trần Đơn, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, liên quan đến việc quản lý sử dụng đất
quốc phòng sân bay Tân Sơn Nhất.
Nhắc đến
sân golf ở sân bay Tân Sơn Nhất, thượng tướng Trần Đơn nói thời gian qua sân
golf Tân Sơn Nhất “ầm ĩ nhiều vấn đề”. Tinh thần của Bộ Quốc phòng là sẽ chấp
hành nghiêm túc, khi Chính phủ quyết định thu hồi, Bộ Quốc phòng sẵn sàng bàn
giao và sẽ tính toán với nhà đầu tư cho hợp lý.” (trích Tuổi Trẻ).
7 năm ấy là
một tính toán hợp lý chăng?
Có lẽ chỉ
có ông Minh Him Lam là hiểu rõ nhất…
Vì “người
không có thất bại” luôn hiểu cao, hiểu sâu, hiểu rõ hơn thường dân.
Có lẽ thế…
(FB Mai Quốc Ấn)