Tài sản có được do buôn trái cây mà! |
Phạm Trần
Nhà nước Cộng sản Việt Nam bầy trò ra
lệnh cho trên 1,000 cán bộ thuộc diện Bộ
Chính trị - Ban Bí thư quản lý và những người có chức có quyền kê khai tài sản,
nhưng khai rồi giấu đi thì mị dân làm gì ?
Bằng chứng chuyện khai báo này đã quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng mang số: 55/2005/QH11 của Quốc hội khóa XI, ra ngày 29/11/2005. Đến nay, năm 2018, là 13 năm mà công tác này vẫn còn nhiễu nhương trăm mối tơ vò.
Đến nỗi Chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã phải than van “đây là vấn đề phức tạp”. Bà nói :”Quyết tâm chính trị của chúng ta là phải minh bạch thu nhập tài sản, phòng, chống tham nhũng. Trong thực tiễn khi xử lý các trường hợp vi phạm nghĩa vụ kê khai tài sản và giải trình nguồn gốc tài sản thu nhập tăng thêm, rõ ràng có một số cán bộ, công viên chức có tài sản giá trị rất lớn nhưng không giải trình hợp lý nguồn gốc. Nhà nước cũng chưa có cơ sở nào để xử lý.” (VietNamNet, ngày 10/09/2018)
Như vậy là đầu hàng cả hai tay lẫn hai chân, hay đảng lại cố gắng chứng minh không bỏ cuộc ?
Bằng chứng chuyện khai báo này đã quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng mang số: 55/2005/QH11 của Quốc hội khóa XI, ra ngày 29/11/2005. Đến nay, năm 2018, là 13 năm mà công tác này vẫn còn nhiễu nhương trăm mối tơ vò.
Đến nỗi Chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã phải than van “đây là vấn đề phức tạp”. Bà nói :”Quyết tâm chính trị của chúng ta là phải minh bạch thu nhập tài sản, phòng, chống tham nhũng. Trong thực tiễn khi xử lý các trường hợp vi phạm nghĩa vụ kê khai tài sản và giải trình nguồn gốc tài sản thu nhập tăng thêm, rõ ràng có một số cán bộ, công viên chức có tài sản giá trị rất lớn nhưng không giải trình hợp lý nguồn gốc. Nhà nước cũng chưa có cơ sở nào để xử lý.” (VietNamNet, ngày 10/09/2018)
Như vậy là đầu hàng cả hai tay lẫn hai chân, hay đảng lại cố gắng chứng minh không bỏ cuộc ?
Vì vậy, tại kỳ họp 6 của Quốc hội, dự trù khai mạc ngày 22/10/2018 và bế mạc vào ngày 19/11/2018 sẽ thảo luận Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) có nhiều chi tiết mới về kê khai tài sản và biện pháp chế tài.
Nhưng, trong các lần họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ chế xem xét các dự luật trước khi đưa ra toàn thể Quốc hội thảo luận, nhiều Đại biểu Quốc hội đòi phải nới rộng thành phần phải kê khai, thay vì chỉ giới hạn “vợ hoặc chồng và con chưa thành niên”.
Theo Đại biểu Đinh Duy Vượt, Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn Gia Lai thì:” Nếu chỉ quy định phạm vi người thân phải kê khai như dự thảo thì chưa xoáy vào “tảng băng chìm” là những đối tượng mà dân hoài nghi…Cử tri muốn mở rộng đối tượng kê khai”.
Ông nói:”Nhân dân
đều biết nhiều ông bố, bà mẹ bỗng dưng sở hữu nhiều tài sản, đứng tên nhiều
doanh nghiệp, biệt phủ, xe sang mà được coi là của cậu ấm cô chiêu dù tuổi còn
ít nhưng có tài sản khủng, trơ trơ thách thức dư luận”.
Ông dẫn chứng :”Qua nhiều vụ án tham nhũng đã và đang được xét xử cho thấy nhiều tài sản được tẩu tán cho bố, mẹ, người thân đứng tên như vụ Huyền Như, Giang Kim Đạt, Trịnh Xuân Thanh.”
Ông dẫn chứng :”Qua nhiều vụ án tham nhũng đã và đang được xét xử cho thấy nhiều tài sản được tẩu tán cho bố, mẹ, người thân đứng tên như vụ Huyền Như, Giang Kim Đạt, Trịnh Xuân Thanh.”
Đại biểu Vượt cũng lưu ý:”Riêng “tài sản cho chân dài” là chưa bị lộ”. Tài sản tham nhũng không tự
nhiên mất đi mà biến hoá như ma trận, lòng vòng, nhưng cuối cùng vẫn đổ về túi
cán bộ.“ (ViệtNamNet, ngày 06/09/2018)
Cụm từ “chân dài” hay “bồ nhí” là để chỉ các “phòng nhì, phòng ba” của các quan chức Cộng sản tham nhũng sử dụng để phân tán tài sản không chứng minh được.
Cụm từ “chân dài” hay “bồ nhí” là để chỉ các “phòng nhì, phòng ba” của các quan chức Cộng sản tham nhũng sử dụng để phân tán tài sản không chứng minh được.
Với bức tranh khai báo bôi bác như thế nên Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng của tỉnh Bến
Tre đã nói ngày 31/05/2018 rằng :” Việc
kê khai tài sản ta làm lâu nay hầu hết là “kê chỉ để đó thôi’. Đọc hồ sơ kê
khai của nhiều người, kể cả các cán bộ cấp cao, tôi nghĩ nếu đưa ra cho nhân
dân đọc thì người ta sẽ nhất định không đồng tìnhvì vô lý lắm”
Ông
Nhưỡng lưu ý:”Hầu hết cán bộ “có vấn đề”,
“có dư luận” về vấn đề tài sản hiện nay đều viện dẫn là được cho, tặng, thừa
kế.” Theo tường thuật của báo Dân Trí thì :”Ông Nhưỡng tỏ ra thất vọng vì việc kê khai tài sản đang được thực hiện
lâu nay hầu hết là hình thức, “kê chỉ để đó” vì không có quy định về việc xác
minh tài sản.”
LUẬT CHO PHÉP GIẤU
Đúng vậy, nhóm chữ “kê chỉ để đó” của Đại biểu Nhưỡng đã lột tả hết tính bịp bợm của Luật phòng, chống tham nhũng (PCTN) (sửa đổi).
LUẬT CHO PHÉP GIẤU
Đúng vậy, nhóm chữ “kê chỉ để đó” của Đại biểu Nhưỡng đã lột tả hết tính bịp bợm của Luật phòng, chống tham nhũng (PCTN) (sửa đổi).
Trước
hết nên biết những ai phải kê khai tài sản ?
Điều 35 của PCTN quy định “Đối tượng
kê khai tài sản, thu nhập” gồm:
1. Cán bộ, công chức.
2. Sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân.
3. Người giữ chức vụ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên tại các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều
36. Tài sản, thu nhập phải kê khai:
1. Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng.
2. Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và các loại động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.
3. Tài sản, tài khoản ở nước ngoài.
4. Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
Nhưng khai rồi trao cho ai, làm gì ?
Theo quy định trong Điều 40 về “Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập”, dự Luật viết:
1. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.
2. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.
3. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
5. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người
dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được
công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại
cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản
lý.
6. Chính phủ quy định chi tiết về thời điểm, hình thức công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại các khoản 1, 2 và 5 Điều này.
Như vậy thì dân được biết gì không ? Tại sao lại không minh bạch cho mọi người biết để dân thẩm định tính chân thật và sự ngay thẳng của cán bộ, đảng viên ? Nếu chỉ khai rồi trao cho Thủ trưởng hay cấp chỉ huy trực tiếp thì khai báo làm gì cho tốn tiền thuế của dân ?
MINH BẠCH HAY BÍ MẬT ?
6. Chính phủ quy định chi tiết về thời điểm, hình thức công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại các khoản 1, 2 và 5 Điều này.
Như vậy thì dân được biết gì không ? Tại sao lại không minh bạch cho mọi người biết để dân thẩm định tính chân thật và sự ngay thẳng của cán bộ, đảng viên ? Nếu chỉ khai rồi trao cho Thủ trưởng hay cấp chỉ huy trực tiếp thì khai báo làm gì cho tốn tiền thuế của dân ?
MINH BẠCH HAY BÍ MẬT ?
Cũng
nên biết, song song với Luật Phòng, chống tham nhũng, nhà nước CSVN còn vẽ ra
Nghị định về “minh bạch tài sản, thu nhập”, Số: 78/2013/NĐ-CP, ban hành tại Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2013.
1. Đại biểu Quốc hội
chuyên trách, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, người ứng cử đại biểu
Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, người được dự kiến bầu, phê chuẩn tại
Quốc hội, Hộiđồng nhân dân.
2. Cán bộ,
công chức từ Phó trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên và người
được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Sĩ quan chỉ
huy từ cấp Phó tiểu đoàn trưởng, người hưởng phụ cấp chức vụ tương đương phó
tiểu đoàn trưởng trở lên trong Quân đội nhân dân; sĩ quan chỉ huy từ cấp Phó
tiểu đoàn trưởng, Phó trưởng công an phường, thị trấn, Phó đội trưởng trở lên
trong Công an nhân dân.
4. Người giữ
chức vụ tương đương Phó trưởng phòng trở lên tại bệnh viện, viện nghiên cứu, cơ
quan báo, tạp chí, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có sử dụng ngân sách, tài
sản của Nhà nước, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA, official
development assistance).
5. Hiệu
trưởng, Phó hiệu trưởng trường mầm non, tiểu học, trường trung học cơ sở, trung
học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, người giữ chức vụ tương đương
Phó trưởng phòng trở lên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp, dạy nghề của Nhà nước.
6. Thành viên
hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên, thành viên ban kiểm soát,
kiểm soát viên, người giữ chức danh quản lý tương đương từ Phó trưởng phòng trở
lên trong doanh nghiệp nhà nước, người là đại diện phần vốn của Nhà nước, phần
vốn của doanh nghiệp nhà nước và giữ chức danh quản lý từ Phó trưởng phòng trở
lên trong doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, của doanh nghiệp nhà nước.
7. Bí thư, Phó
bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó chủ
tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Trưởng công an, chỉ huy
trưởng quân sự, cán bộ địa chính, xây dựng, tài chính, tư pháp - hộ tịch xã,
phường, thị trấn.
8. Điều tra
viên, kiểm sát viên, thẩm tra viên, thẩm phán, thư ký tòa án, kiểm toán viên
nhà nước, thanh tra viên, chấp hành viên, công chứng viên nhà nước.
9. Người không
giữ chức vụ quản lý trong các cơ quan nhà nước, cơ quan của Đảng, tổ chức chính
trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công
an nhân dân làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp
tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong
các lĩnh vực quy định tại Danh mục ban hành kèm theo Nghị định này.( chú thích
của người viết bài này: bao gồm những người làm việc có quan hệ đến tài chính
và tài sản)
Vậy tài sản, thu nhập phải kê khai gồm những gì ? Điều 8 quy định:
Vậy tài sản, thu nhập phải kê khai gồm những gì ? Điều 8 quy định:
1. Các loại
nhà, công trình xây dựng:
a) Nhà, công
trình xây dựng khác đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu;
b) Nhà, công
trình xây dựng khác chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc giấy chứng nhận
quyền sở hữu đứng tên người khác;
c) Nhà, công
trình xây dựng khác đang thuê hoặc đang sử dụng thuộc sở hữu của Nhà nước.
2. Các quyền
sử dụng đất:
a) Quyền sử
dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng;
b) Quyền sử
dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đứng tên người khác.
3. Tiền mặt,
tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài mà giá trị
mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.
4. Tài sản ở
nước ngoài.
5. Ô tô, mô
tô, xe máy, tầu, thuyền và những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy
định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký) có giá trị từ
50 triệu đồng trở lên.
6. Kim loại
quý, đá quý, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có giá
trị từ 50 triệu đồng trở lên.
7. Các khoản
nợ phải trả có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
8. Tổng thu nhập trong năm.
NỘI BỘ BIẾT VỚI NHAU
Giống y chang như Luật phòng, chống tham nhũng, tiến trình kê khai trong Nghị định về “minh bạch tài sản, thu nhập” cũng là loại “mèo giấu phân”.
NỘI BỘ BIẾT VỚI NHAU
Giống y chang như Luật phòng, chống tham nhũng, tiến trình kê khai trong Nghị định về “minh bạch tài sản, thu nhập” cũng là loại “mèo giấu phân”.
TheoĐiều 13 duy định “Hình thức, thời điểm công khai Bản kê khai”, viết như sau:
1. Người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị quyết định công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập của
cán bộ, công chức, viên chức bằng một trong hai hình thức sau: Niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc
công bố tại cuộc họp với phạm vi như quy định tại Điều 14 Nghị định này vào
thời điểm sau tổng kết hàng năm.
2. Vị trí niêm yết
phải đảm bảo an toàn, đủ điều kiện để
mọi người trong cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể xem các Bản kê khai;
thời gian niêm yết tối thiểu là 30 ngày liên tục.
3. Việc công khai
Bản kê khai phải được thực hiện sau khi đơn vị, bộ phận phụ trách công tác tổ
chức cán bộ hoàn thành việc kiểm tra Bản kê khai theo quy định tại Khoản 3 Điều
9 Nghị định này và phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
1. Ở Trung ương:
a) Cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Bộ trưởng và tương
đương trở lên thì công khai trước đối tượng ghi phiếu tín nhiệm để lấy phiếu
tín nhiệm hàng năm.
b) Cán bộ, công chức giữ chức vụ Thứ trưởng, Tổng cục
trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương trở lên công khai trước lãnh đạo
từ cấp cục, vụ và tương đương trở lên của cơ quan mình.
c) Cán bộ, công chức giữ chức vụ Cục trưởng, Phó cục
trưởng, Vụ trưởng, Phó vụ trưởng và tương đương công khai trước lãnh đạo cấp
phòng và tương đương trở lên trong đơn vị mình; trường hợp không tổ chức cấp
phòng thì công khai trước toàn thể công chức, viên chức trong đơn vị mình.
d) Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc diện quy định
tại điểm a, b, c trên đây thì công khai trước toàn thể công chức, viên chức
thuộc phòng, ban, đơn vị mình. Nếu biên chế của phòng, ban, đơn vị có từ 50
người trở lên và có tổ, đội, nhóm thì công khai trước tổ, đội, nhóm trực
thuộc phòng, ban, đơn vị đó.
2. Ở địa phương:
a) Bí thư, Phó bí
thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân, trưởng các ban của
Hội đồng nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công khai trước đối tượng ghi phiếu tín
nhiệm để lấy phiếu tín nhiệm hàng năm, gồm lãnh đạo Ủy ban nhân dân,
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở,
ngành, trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Hội đồng dân nhân, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh.
b) Giám đốc, Phó
giám đốc sở, ngành và tương đương, trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công
khai trước lãnh đạo cán bộ cấp phòng và tương đương trở lên trực thuộc sở,
ngành, cơ quan, đơn vị đó.
c) Bí thư, Phó bí
thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp
xã, Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân, trưởng các ban của Hội đồng nhân
dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã công khai trước đối tượng ghi phiếu tín
nhiệm hàng năm, gồm lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp
huyện, cấp xã, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã, trưởng phòng, ban,
cơ quan, đơn vị trực thuộc Hội đồng dân nhân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp
xã.
d) Người có nghĩa vụ
kê khai không thuộc diện quy định tại Điểm a, b, c trên đây thì công khai trước toàn thể công chức, viên
chức thuộc phòng, ban, đơn vị. Nếu biên chế của phòng, ban, đơn vị có
từ 50 người trở lên và có tổ, đội, nhóm thì công
khai trước tổ, đội, nhóm trực thuộc phòng, ban, đơn vị đó.
3. Ở doanh
nghiệp:
a) Chủ tịch Hội đồng
thành viên (quản trị), Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát,
kiểm soát viên, Kế toán trưởng các Tập đoàn, Tổng công ty (công ty) nhà nước
công khai trước Ủy viên Hội đồng thành
viên (quản trị), Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát, kiểm
soát viên, Kế toán trưởng, Trưởng các đơn vị trực thuộc Tập đoàn, Tổng công ty,
Chủ tịch Hội đồng thành viên (quản trị), Tổng giám đốc (giám đốc), các Tổng
công ty (công ty) trực thuộc Tập đoàn, Tổng công ty, Trưởng các đoàn thể trong
Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.
b) Người đại diện
phần vốn của Nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước và giữ chức danh từ Phó
Trưởng phòng trở lên trong doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, vốn của
doanh nghiệp nhà nước thì công khai
Bản kê khai tại Tập đoàn, Tổng công ty (công ty) nơi cử mình làm đại diện phần
vốn trước Ủy viên hội đồng thành viên (quản trị), Tổng giám đốc, Phó Tổng giám
đốc, ban kiểm soát (kiểm soát viên), Kế toán trưởng. Trường hợp người
đại diện phần vốn của Nhà nước là cán bộ, công chức, viên chức thì công khai Bản kê khai theo quy định tại
Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
·
c) Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc diện quy định
tại Điểm a, Điểm b Khoản này thì công
khai trước tập thể phòng, ban, đơn vị đó. Nếu biên chế của phòng, ban, đơn vị
có từ 50 người trở lên và có tổ, đội, nhóm thì công khai ở tổ, đội, nhóm trực
thuộc phòng, ban, đơn vị đó.
Như thế thì chống cái gì và chọi với ai ? Toàn là chuyện nói cho nhau nghe trong phòng kín để ăn vụng.
Như thế thì chống cái gì và chọi với ai ? Toàn là chuyện nói cho nhau nghe trong phòng kín để ăn vụng.
Nhưng để mị thêm dân, ngày 23/05/2017, Bộ Chính trị, cơ chế thống trị
toàn hệ thống chính trị đã ra Quy định số 85/QĐ/TW “về kiểm tra, giám sát việc
kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ chính trị, Ban Bí thư qủan lý”, tổng số
chừng hơn 1,000 người.
Mục đích của việc làm này là nhằm:”Kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản nhằm bảo đảm việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các khuyết điểm, vi phạm trong việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.”
Mục đích của việc làm này là nhằm:”Kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản nhằm bảo đảm việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các khuyết điểm, vi phạm trong việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.”
Minh thị thành phần phải kê khai tài sản, cũng giống như trong Dự luật PCTN và Nghị định “minh bạch tài sản thu nhập” (MBTSTN), thì:”Việc thực hiện các quy định về kê khai tài sản, biến động tài sản hằng năm thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của cán bộ thuộc đối tượng kiểm tra, giám sát, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên.”
Nhưng khác với luật PCTN và MBTSTN, Quy định Bộ Chính trị không cho phép “công khai hồ sơ khai báo”, dù chỉ giới hạn trong nội bộ để ăn chia với nhau.
Vì vậy dù công tác này đã thi hành hơn 1 năm mà tứ phương vẫn yên lặng như tờ, chả ai dám hé răng thắc mắc.
Riêng cá nhân Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng thì ông vẫn nhìn nhận:”Công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn những tồn tại, hạn chế … ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có sự chuyển biến rõ rệt, vẫn còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", nể nang, né tránh, ngại va chạm; việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu.
Riêng cá nhân Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng thì ông vẫn nhìn nhận:”Công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn những tồn tại, hạn chế … ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có sự chuyển biến rõ rệt, vẫn còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", nể nang, né tránh, ngại va chạm; việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu.
Tình trạng
nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn gây bức xúc
trong người dân, doanh nghiệp.
Nguyên nhân
cơ bản của những hạn chế là do nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức sâu sắc mức độ nghiêm trọng
của tình hình tham nhũng ở địa phương, lĩnh vực mình quản lý; chưa thực sự
gương mẫu, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống
tham nhũng.
Một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trong đó có cả những người
là lãnh đạo, quản lý thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có biểu hiện suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham
nhũng.”
Ông Trọng đã nói như thế tại Hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng ngày 25/06/2018 tại Hà Nội.
Ông kêu gọi mọi
người:”Tiếp tục làm tốt công tác xây dựng
Đảng và hệ thống chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa"; đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ vụ
lợi, "lợi ích nhóm"…phải ngăn ngừa tận gốc những sai phạm, khuyết
điểm một cách căn cơ, bài bản bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, nói một cách hình ảnh là phải "nhốt quyền lực vào trong lồng cơ
chế".
Đáng chú ý là Tổng Bí thư đảng CSVN còn chỉ thị:”Phải tăng cường giám sát việc sử dụng quyền lực của cán bộ
lãnh đạo, nhất là người đứng đầu, tăng cường giám sát trong nội bộ tập thể lãnh
đạo; công khai quy trình sử dụng quyền lực theo pháp luật để cán bộ, nhân dân
giám sát.”
Ông Trọng nói hăng như sợma đuổi, nhưng đảng lại giấu nhân dân hồ sơ kê khai tài sản và thu nhập của chính cá nhân ông và của cả hệ thống lãnh đạo thì có khác nào ông đã chửi vào mặt đảng và nhà nước vì làm gương mù rồi không ? -/-
Ông Trọng nói hăng như sợma đuổi, nhưng đảng lại giấu nhân dân hồ sơ kê khai tài sản và thu nhập của chính cá nhân ông và của cả hệ thống lãnh đạo thì có khác nào ông đã chửi vào mặt đảng và nhà nước vì làm gương mù rồi không ? -/-
Phạm Trần
(09/018)