(NLĐO)- Từ Đức tới Anh, tới
Canada, cùng nhiều nước khác đều đang tham gia cùng Mỹ chống lại hoạt động thâu
tóm công ty công nghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc vì lo ngại an ninh.
Khi Mỹ gia tăng sự thù địch đối với đầu tư Trung Quốc ở nền kinh tế số 1
thế giới (bằng cách chặn nhiều thỏa thuận lớn), nhiều nhà đầu tư và cố vấn tự
tin rằng Trung Quốc sẽ tìm cơ hội chỗ khác.
Tuy nhiên, theo trang The South China Morning Post, sự tự tin đó của Bắc
Kinh là quá vội vàng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký bản ghi nhớ về thuế quan tài sản trí tuệ đối với hàng hóa công nghệ cao từ Trung Quốc hồi tháng 3. Ảnh: Reuters |
Lo ngại an ninh
Những tháng gần đây, Đức, Pháp, Anh, Liên minh châu Âu (EU), Úc, Nhật và Canada
đều đã tham gia một chiến dịch phản kháng toàn cầu chưa từng có tiền lệ chống
lại vốn Trung Quốc, viện dẫn lo ngại an ninh.
Bên ngoài Mỹ, các hoạt động thu mua công ty công nghệ của Trung Quốc đang
ngày càng vướng vào nhiều rắc rối. Hồi tháng 8, chính phủ Đức lần đầu
tiên phủ quyết việc tiếp quản của Trung Quốc đối với một công ty nước này. Vì
lý do lo ngại an ninh quốc gia, Berlin đã ngăn chặn đề xuất đề công ty sản xuất
thiết bị hạt nhân Yantai Taihai của Trung Quốc tiếp quản công ty Leifeld Metal
Spinning – một công ty của Đức chuyên sản xuất cho ngành công nghiệp hạt nhân
và hàng không vũ trụ.
Hồi tháng 5, Canada chặn đề xuất để một đơn vị của Công ty Truyền thông Xây
dựng của Trung Quốc tiếp quản công ty xây dựng Aecon của Canada, cũng vì lo ngại
an ninh.
Kết quả là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đã giảm trên toàn
cầu lần đầu tiên kể từ năm 2002, xuống mức124,6 tỉ USD, từ mức đỉnh điểm 196,15
tỉ USD trong năm 2016, theo dữ liệu do Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và
phát triển.
"Phong trào mà chúng ta đang chứng kiến trên khắp thế giới này là một
biểu hiện cảnh giác với các khoản đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt là trong công
nghệ"- ông Jeremy Zucker, người đứng đầu về hoạt động thương mại quốc tế
tại công ty luật Dechert ở Washington cho biết. "Và chính quyền của Tổng
thống Donald Trump đã mài sắc và tăng cường chiến dịch này".
Bẫy nợ
Cũng theo phân tích của ông Zucker, một yếu tố lớn châm ngòi cho chiến dịch
trên chính là tuyên bố của Trung Quốc hòng thống trị công nghệ cao trong 7 năm.
Điều này đã được nêu lên trong chương trình gọi là "Made in China
2025". "Khi thế giới phương Tây nghe thấy điều đó, nó giống như một
lời tuyên chiến"- ông Zucker nhấn mạnh.
Trong khi đó, phát biểu về Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc
(BRI) tại sự kiện diễn ra ở trụ sở Washington của Tập đoàn Đầu tư Tư nhân hải
ngoại (OPIC), CEO của tập đoàn này – ông Ray Washburn cho rằng Trung Quốc
tới không giúp đỡ các nước khác mà chỉ đến đầu tư nhằm nằm quyền kiểm soát
tài nguyên ở những nơi đó.
OPIC vốn là một cơ quan chính phủ, hỗ trợ định hướng dòng vốn tư nhân
của Mỹ cho các dự
án phát triển ở nước ngoài dưới hình thức các khoản vay hoặc quỹ đầu tư, theo The
South China Morning Post.
VỊ CEO của OPIC cho rằng Bắc Kinh cố tình đẩy những nước đối tác vào bẫy
nợ, sau đó đòi kiểm soát nguồn khoáng sản, đất hiếm hoặc nhiều tài sản chiến
lược khác làm phí đền bù cho các khoản vay.
Đỗ Quyên (Theo SCMP)