Thiện Tùng
Đám tang đừng bảo
người ta cười, đám cưới đừng bảo người ta khóc – đó là đạo lý ở đời. Trong 2
ngày quốc tang cho Chủ tịch nước Trần
Đại Quang có những lạ thường khiến xã hội đặc biệt quan tâm: Về quy mô lễ tang, về đôi mắt hình “viên đạn” và về sự
tham gia nhiệt thành của Phật giáo – đó là 3 điều người ta
muốn mà chưa biết, đang bàn tán lung tung theo cảm hứng.
Quy mô lễ tang
Theo báo trong nước
thống kê và đưa tin: Có đến 1.500 đoàn khách trong ngoài nước đến viếng lễ tang
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, quy mô lớn khủng nầy chưa từng có từ sau
1975. Nếu so với những cựu đại thần đã
qua đời trong diện cử quốc tang thì sự cống hiến của ông Quang cho quốc gia,
dân tộc còn khiêm tốn hơn nhiều. Tổ chức tang lễ cho ông Quang linh đình, hao
tốn như thế với dụng ý gì? – đó là điều công chúng muốn biết.
Gia quyến của ông Quang buồn, thậm chí khóc vì người thân qua đời là lẽ tất nhiên, không ai có quyền cấm cản. Cái lạ là đám tang của ông Quang, những khổ chủ thể hiện trên gương mặt nỗi buồn ẩn chứa sự tức giận, nhất là cô gái, có lẽ là con ông Quang, với cái liếc mắt mang dáng hình “viên đạn” đối với người ngồi vào bàn ghi sổ tang (xem ảnh).
Bản tin
ngày 27/9/2018 của báo Tiếng Dân, có lẽ
là người tham dự lễ tang, ông Thảo nhận xét: “Dù không biết rõ quan hệ giữa cô gái thế
nào với ông Quang, nhưng tôi cảm thấy rợn tóc gáy khi có cảm giác ánh mắt ấy có
thể cô đọng thành viên đạn hận thù”.
Theo ông Nguyễn Quốc Triệu, trưởng Ban Bảo vệ
sức khỏe cán bộ TW kết luận: “Ông Trần Đại Quang mắc bịnh hiểm nghèo, bởi “Virus hiếm và
độc hại”, trên thế giới chưa có thuốc trị”
– hiếm là đã có xuất hiện, còn lạ là mới xuất hiện.
Ai biết mình hơn mình, thấy cái chết cận kề, làm
theo ông Thủ tướng Dũng, hồi tháng 3/2018, ông Quang cùng vợ sang chùa
Mohabodhi ở về phía Đông Ấn Độ (Đông Độ),
không phải để thỉnh kinh như Tam Tạng mà để cầu trời khấn Phật cho tai qua nạn
khỏi. Khi về nước, ông thường viếng/cúng chùa cũng mong cho sinh mạng mình được
tồn sinh. Do căn bịnh hiểm nghèo, Trời Phật cũng không cứu nổi, phải qua đời
hồi 10 giờ 5 phút ngày 21/9/2018 – sinh, bịnh, lão, tử là quy luật muôn đời đối
với bất cứ ai chớ đâu riêng gì ông Quang?. Vậy hà cớ gì mà thân quyến ông Quang
buồn bực đối với những người đến dự lễ tang, chia buồn với mình? – đó là điều
lạ thường công chúng muốn biết.
Có việc
gì không hài lòng cũng phải đợi qua đám
tang bàn bạc giải quyết, ai đời trong lúc tang gia bối rối mà tỏ ra giận hờn,
nhìn xéo xắc với khách như thế là thiếu bình tĩnh, không lịch sự. Xem trên
VTV1, cuối lễ truy điệu không thấy người thay mặt gia đình đáp từ với khách,
nếu quả vậy, cũng là một thiếu sót đáng phê phán.
Sự
tham gia nhiệt thành của Phật giáo
Không đợi đến những ngày tang lễ mới có mặt,
khi có tin ông Quang qua đời, giới Phật giáo hội tụ mỗi điểm hàng trăm sư sải cầu
siêu cho Chủ tịch Trần đại Quang. Vì sao có hiện tượng lạ thường như thế? – Về
việc nầy có lắm người lý giải nghe qua có vẻ thuyết phục được phần nào:
- Theo
tiểu sử, ông Quang vô đạo – tức là không theo đạo giáo nào, nhưng những năm
tháng cuối đời, Ông có “thiện cảm” với đạo Phật, biểu hiện như đã nói ở phần
trên.
- Ngoài
niềm tin, ông Quang còn đóng góp vật chất đáng kể đối với Phật giáo:
Trên
báo Tiếng Dân ra
ngày 06/9/2017, tác giả Ngọc Thu có bài: “Ông Trần
Đại Quang cúng chùa 19 tỷ?”. Trong bài, ngoài hiện vật chứng minh,
còn có đoạn ghi rõ: “Ông M.T, một
cựu quan chức, cho biết: ông Trần Đại Quang vừa cúng chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn)
một cặp đèn trị giá 19 tỷ. Cặp đèn có ghi dòng chữ: “Gia đình Đại tướng Trần Đại Quang tiến cúng“.
Có thể đọc rõ dòng chữ: “Gia đình Đại tướng Trần Đại Quang tiến cúng”. Ảnh: Tiếng Dân |
Hình ảnh cặp đèn và đỉnh trầm mà ông Trần Đại Quang tặng chùa Vĩnh Nghiêm:
Dưới
chân cái đèn này ghi dòng chữ: “Gia đình đại tướng
Trần Đại Quang cúng tiến”. Ảnh: Tiếng Dân
|
Cặp
đèn, quà tặng của ông Trần Đại Quang được đặt trước cổng chùa Vĩnh Nghiêm. Cặp
đèn hai bên, giữa là đỉnh trầm, có khả năng đỉnh trầm cũng là món quà của ông
Quang tặng nhà chùa. Ảnh: Tiếng Dân
Cuối bài có lời bình: Cúng chùa là để thể hiện cái tâm của mình. Nếu là người thật
sự có lòng, người ta âm thầm làm, không cần ai biết, không cần phải khoe khoang
bằng cách khắc tên mình vào vật tặng như ông Trần Đại Quang và gia đình ông
làm.
Ngoài ra, nếu có tâm muốn làm công đức cho nhà chùa, không
nhất thiết phải bỏ ra 19 tỷ để mua đồ tặng, mà hãy dùng đồng tiền đó giúp đỡ
những người khốn cùng, những người bệnh không có tiền chữa trị, những đứa trẻ
nghèo khổ đói ăn, thiếu mặc… Nếu ông Quang giúp mỗi người nghèo 1 triệu đồng, số
tiền đó có thể giúp được tới 19.000 người.
Người
viết bài nầy là thương binh, tuổi cao sức yếu, ở tận Đông bằng Sông Cửu Long, xa xôi quá, dầu có muốn cũng
không thể đến viếng cố Chủ tịch Trần Đại Quang được, mong có sự thông cảm, xin
chia buồn với gia quyến người quá cố.
28/9/2018
T.T