Từ Thức
‘’Tôi ký giấy
bán, bán cho ai, làm gì thì tôi không biết ‘’. Đọc, tưởng người ta nói chuyện
bán một bó rau, con gà, một cái chủi cùn.
Không , đó là chuyện bán một phần lãnh thổ, đẫm máu bao nhiêu thế hệ. Đó là lời tuyên bố của ông Nguyễn văn Thiện, nguyên bí thư tỉnh ủy Bình Định , về chuyện bán cảng Qui Nhơn .
Không , đó là chuyện bán một phần lãnh thổ, đẫm máu bao nhiêu thế hệ. Đó là lời tuyên bố của ông Nguyễn văn Thiện, nguyên bí thư tỉnh ủy Bình Định , về chuyện bán cảng Qui Nhơn .
Chuyện bán cảng , mới đây vỡ lở . Theo phong tục XHCN- tất cả có quyền, có
phần, nhưng không ai trách nhiệm- ,chính phủ sẽ rất ‘’ quan ngại ‘’, sẽ đưa ông
Thiện ra ‘’xử lý ‘’ ( dịch ra Việt ngữ : đem ra tế thần ). Ông này đổ tội cho
chính phủ : nhà nước đã quyết định, tôi ký, vậy thôi.
Mớí đầu, bán 51% cổ phần, là chuyện không ai làm, nghĩa là trao toàn quyền quyết định khai thác, xử dụng cho người mua ; sau đó, buồn buồn, hay cần tiền chia nhau, bán luôn 49% còn lại.
Cả chính phủ, các ông bí thư, chủ tịch, tới người viết báo, không ai nói bán cho ai. Nhắc tới người Tàu là một tội phạm húy, ai cũng sợ bỏng lưỡi, ai cũng có lý do để né.
Ông Tô Tử Thanh, bí thư tỉnh ủy trước ông Thiện, người phát giác ra vụ mua bán, đề nghị nhà nước nên thâu lại cảng bị bán bất hợp pháp - ở VN cũng có chuyện hợp pháp ?-, rồi bán một phần, nhưng khi bán, cũng nên nghiên cứu xem giá trị thực tế hiện nay của cảng Qui Nhơn là bao nhiêu.
Nói chuyện lấy lại cho dân sướng, nhưng ngay cả khi còn đôi chút lương tâm, muốn hủy bỏ giao kèo, sẽ tốn kém ngập đầu, hơn cả tiền đã thâu được. Bóp cổ dân, dễ; nhưng đụng tới thế lực ngoại bang, hơi khó hơn một chút.
Chắc chắn các đầy tớ dân, muôn người như một, sẽ thi nhau tình nguyện bán lều lấy tiền trang trải.
Nhắm mắt bán, nhưng cũng không cần biết nó đáng giá bao nhiêu. Ẩu hơn bán một bó rau, vài trái hột vịt lộn.
Chỉ cần biết chia nhau được bao nhiêu. Người dân không có được cái hãnh diện, có cơ hội '' tự sướng '' , thấy đất nước của ông cha để lại đã bán được giá.
Qui Nhơn chỉ là một thí dụ, sau biết bao nhiêu hải cảng, thị trấn, đặc khu... Ngày nay, ai là người có khả năng biết diện tích thực sự của nước ta bao nhiêu cây số vuông, mảnh đất nào thực sự còn thuộc chủ quyền của Việt Nam ?
Mớí đầu, bán 51% cổ phần, là chuyện không ai làm, nghĩa là trao toàn quyền quyết định khai thác, xử dụng cho người mua ; sau đó, buồn buồn, hay cần tiền chia nhau, bán luôn 49% còn lại.
Cả chính phủ, các ông bí thư, chủ tịch, tới người viết báo, không ai nói bán cho ai. Nhắc tới người Tàu là một tội phạm húy, ai cũng sợ bỏng lưỡi, ai cũng có lý do để né.
Ông Tô Tử Thanh, bí thư tỉnh ủy trước ông Thiện, người phát giác ra vụ mua bán, đề nghị nhà nước nên thâu lại cảng bị bán bất hợp pháp - ở VN cũng có chuyện hợp pháp ?-, rồi bán một phần, nhưng khi bán, cũng nên nghiên cứu xem giá trị thực tế hiện nay của cảng Qui Nhơn là bao nhiêu.
Nói chuyện lấy lại cho dân sướng, nhưng ngay cả khi còn đôi chút lương tâm, muốn hủy bỏ giao kèo, sẽ tốn kém ngập đầu, hơn cả tiền đã thâu được. Bóp cổ dân, dễ; nhưng đụng tới thế lực ngoại bang, hơi khó hơn một chút.
Chắc chắn các đầy tớ dân, muôn người như một, sẽ thi nhau tình nguyện bán lều lấy tiền trang trải.
Nhắm mắt bán, nhưng cũng không cần biết nó đáng giá bao nhiêu. Ẩu hơn bán một bó rau, vài trái hột vịt lộn.
Chỉ cần biết chia nhau được bao nhiêu. Người dân không có được cái hãnh diện, có cơ hội '' tự sướng '' , thấy đất nước của ông cha để lại đã bán được giá.
Qui Nhơn chỉ là một thí dụ, sau biết bao nhiêu hải cảng, thị trấn, đặc khu... Ngày nay, ai là người có khả năng biết diện tích thực sự của nước ta bao nhiêu cây số vuông, mảnh đất nào thực sự còn thuộc chủ quyền của Việt Nam ?
PS : bài báo trên đây, mới đầu có cái tựa '' Cảng Quy Nhơn: bán cho ai
thì bộ GTVT làm, thời điểm đó tỉnh không hay biết''. Vài phút sau, đọc lại,
cái tựa trở thành : '' Tỉnh Bình Định gặp lúng túng khi bán cảng Qui Nhơn''.
Chỉ có tỉnh gặp '' lúng túng '', nhà nước không liên hệ.
Hy vọng bài báo
sẽ không cánh mà bay mất. Dù sao, đã copy bài báo, để đọc trong trường hợp bài
bị xoá, hay sửa đổi nội dung
Vụ bán Cảng Quy Nhơn: Bán cho ai thì Bộ GTVT làm, thời điểm đó tỉnh không biết?
Thứ Ba, ngày 18/09/2018, 14:24
Ngay sau khi có kết luận của Thanh tra Chính Phủ (TTCP) về quá trình cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn và kiến nghị thu hồi 75,01% cổ phần về sở hữu nhà nước, các nguyên Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định (người ký văn bản đề nghị thúc đẩy cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn) đều đồng ý với kết luận thanh tra và mong muốn nhà nước thu hồi, đầu tư cảng.
Bí thư Tỉnh ủy ký văn bản do
áp lực?
Ngày 18.9, trao đổi với phóng
viên Dân Việt, ông Nguyễn Văn Thiện – nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định (nhiệm kỳ
2010-2015) cho biết, đã nắm được thông tin kết luận của Thanh tra Chính Phủ
(TTCP) về việc thanh tra toàn diện cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn.
Trong đó, TTCP chỉ rõ việc đề
xuất, tham mưu cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn có nhiều vi
phạm liên quan đến trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Về phía địa phương,
UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ cho phép CPH Cảng Quy
Nhơn theo hướng nhà nước nắm giữ 49% vốn điều lệ (Văn bản 1115/UBND-KTN ngày
4.4.2013), sau đó tiếp tục đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho bán
hết 49% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (Văn bản 628/UBND-TH
ngày 25.2.2014) và việc Bí thư Tỉnh ủy Bình Định có Văn bản 1062-CV/TU ngày
13.7.2015 đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ bán toàn bộ 49% cổ phần của
nhà nước tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn là “không đúng chức năng, nhiệm vụ
theo quy định của pháp luật, không đúng với Đề án tái cơ cấu Vinalines
giai đoạn 2012 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”. Trách nhiệm này,
thuộc về một số lãnh đạo tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2010-2015.
Ông Nguyễn Văn Thiện - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định |
Lý giải sự việc trên, ông
Nguyễn Văn Thiện cho biết: “Thời điểm đấy, tôi ký văn bản do bị áp lực bởi cảng
quá tải, không ai giải quyết được nên tỉnh muốn nhà đầu tư phát triển. Còn cổ
phần hóa như thế nào, bán cho ai, làm gì… thì Bộ GTVT làm chứ tỉnh làm sao biết
được. Tôi ký văn bản đề nghị vào tháng 7.2015, thực tế trước đó Bộ GTVT đã định
hướng thỏa thuận bán cảng cho doanh nghiệp rồi”.
Ông Thiện cho rằng, kết luận
Thanh tra Chính phủ là rất tốt và khách quan.
“Mong mỏi của tôi là nhà nước
thu hồi lại Cảng Quy Nhơn và đầu tư hạ tầng cảng cho tốt để nhân dân Bình Định
và cả miền Trung được nhờ. Vì khi Bộ GTVT định hướng cổ phần hóa thì tỉnh ủng
hộ nhưng thực chất chúng tôi muốn đầu tư hạ tầng là chính. Thế nhưng, sau cổ
phần hóa Cảng Quy Nhơn đầu tư chưa tương ứng với tiềm lực phát triển. Vụ việc
đã có kết luận, tới đây ai sai phải chịu trách nhiệm”, ông Thiện cho hay.
Trong khi đó, ông Lê Hữu Lộc –
nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng, ông hoàn toàn đồng ý và sẽ thực
hiện theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, chứ không bình luận gì thêm.
Đề nghị xử lý cán bộ sai phạm
Ông Tô Tử Thanh – nguyên Bí
thư Tỉnh ủy Bình Định (nhiệm kỳ 1996-2001) là một trong những người đã phát
hiện ra vụ mua bán Cảng Quy Nhơn bất thường và đã nhiều lần kiến nghị kiểm tra,
thanh tra việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn.
Ông Thanh cho biết: “Tôi
đã đọc kỹ kết luận của TTCP và thấy các nội dung kết luận rất đúng và cơ bản
đầy đủ. Xin hoan nghênh Nhà nước, TTCP đã sớm vào cuộc và đi đến kết luận công
khai. Người dân tỉnh Bình Định rất phấn khởi trước kết luật thanh tra và tới
đây TTCP sẽ chuyển kết luận đến UBKT TƯ để đề nghị Ban Bí thư, Bộ Chính trị xem
xét xử lý các đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền xử lý của Ban Bí thư, Bộ Chính
trị nếu có”.
Trụ sở Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn. Ảnh: Dũ Tuấn |
Theo nguyên Bí thư Tỉnh ủy
Bình Định, sau khi có kết luận của TTCP, trước hết phải xử lý các cá nhân, tổ
chức làm sai, không đúng quy định của Đảng và nhà nước về việc cổ phần hóa Cảng
Quy Nhơn.
“Trước đây, Chính phủ có nghị
định cổ phần hóa cảng là nhà nước nắm 75% cổ phần chi phối. Vì vậy, những cá
nhân, tổ chức nào đã quyết định bán 100% cổ phần Cảng Quy Nhơn cho doanh nghiệp
tư nhân thì phải bị xử lý”, ông Thanh nói.
Ông Thanh cho rằng, sắp tới
phải định giá giá trị thực tế hiện nay của Cảng Quy Nhơn là bao nhiêu. Sau đó,
tính toán để nhà nước nắm lại cổ phần chi phối 75%, còn lại ưu tiên cổ phần cho
doanh nghiệp đã mua cảng.
“Bên cạnh đó, xác định đúng số
tiền doanh nghiệp đã bỏ ra mua cảng, vốn đầu tư và lãi suất ngân hàng. Nếu như
doanh nghiệp tiếp tục tham gia cổ phần thì họ tham gia, còn không thì họ rút
vốn. Tuy nhiên, mọi chuyện xử lý phải thỏa đáng và hài hòa lợi ích giữa nhà
nước và doanh nghiệp. Đặc biệt, cần rút ra bài học lớn và cẩn trọng xem xét quy
hoạch lại khu vực hệ thống Cảng Quy Nhơn để phát triển đúng tiềm năng vốn có”,
ông Thanh đề nghị.
Dũ Tuấn