(Đây là phần đầu
của một mưu toan ghi lại những gì xảy ra với tôi, với gia đình tôi, và những gì
liên quan mà tôi còn nhớ được từ quá khứ. Tôi đánh bạo đưa nó ra để được nghe ý
kiến của các bạn – nên hay không nên thực hiện cái mưu toan không dễ dàng dựng
dậy một thời đã qua. Tôi không chắc mình còn đủ thời gian và sức lực để hoàn
tất nó. Tôi cảm ơn các bạn trước).
Từ lâu tôi đã có ý
ghi lại chuyện nhà mình. Gọi Chuyện Nhà là gọi cho gọn, chứ nhà mình đâu phải
một ốc đảo, nói về nhà mình cũng là nói về những nhà khác với tất cả những dây
mơ rễ má chằng chịt của chúng gộp lại trong một cái to đùng gọi là xã hội.
Mẹ tôi bảo: “Đáng để viết, con ạ.Những gì xảy ra cho mỗi người mỗi nhà trong
cùng một thế hệ đều na ná nhau. Nó là bóng dáng cuộc sống một thời đã qua.
Người không ở trong lòng cuộc sống ấy sẽ tìm thấy ở đấy nhiều điều để suy
ngẫm”.
Chuyện nhà thì nhiều, đã thế lại linh tinh lang tang, ngoái lại thấy hoa mắt, chẳng biết nên chọn cái nào bỏ cái nào.
Cái khổ của tôi là tính cầu toàn. Tôi thích cái gì cũng phải đâu ra đó, phải đạt tới mức khả dĩ hoàn hảo. Mà ở đời có cái gì là hoàn hảo cơ chứ? Thành thử khi đụng tới chuyện mình nhớ không chắc là tôi phải đôn đáo chạy chỗ này chỗ kia, hỏi người này người khác, so sánh những dị bản xem cái nào đáng tin hơn cái nào. Lại còn cái này nữa: ký ức là một vùng tối, nay mình lôi những sự kiện trong vùng tối ấy ra ánh sáng hiện tại thì điều chắc chắn là không thể có được trăm phần trăm y hệt hình ảnh cũ. Thế đấy, việc ghi ra giấy những chuyện đã qua cho thật đúng như mình muốn chẳng dễ dàng gì. Đành tặc lưỡi: thôi thì tìm được cái gì hay cái nấy, không đắn đo, không lựa chọn, cứ ghi đại những gì thấy lại sau khi đã quên đi tất cả.
Tôi vâng lời mẹ, rồi lần chần năm này sang năm khác, không viết. Cũng có lần bắt đầu được vài trang, đọc lại không hài lòng lại xé bỏ. Việc cứ thế mãi không thành.
Việc không viết kịp để mẹ tôi đọc là nỗi ân hận lớn trong đời tôi.
Mẹ tôi là một nhà thơ từng được in trên tờ Phụ Nữ Thời Đàm với bút danh Như Khuê khi còn là thiếu nữ. Bà đã bỏ thơ để đi với cách mạng. Trong số bạn thơ ngày xưa của bà chỉ còn lại ông Vũ Đình Liên, tác giả bài Ông Đồ nổi tiếng là còn năng đến nhà.
Ông đến, bị cói đeo vai, quần ống thấp ống cao, không bấm chuông mà gọi “Cô Tề ơi”, rồi khi mẹ tôi mở cửa thì cười toác, thoan thoắt bước vào nhà. Mẹ tôi quý bác Liên. Gặp lúc mẹ tôi bận nhặt rau thì hai người có thể ngồi ghế xổm trong bếp rôm rả trò chuyện. Tôi là đứa trẻ hay hóng chuyện người lớn, thấy bác Liên đến là phải chạy ngay đến ngồi ghé một bên. Chuyện của hai người bạn một thời đã xa nhảy từ đề tài này qua đề tài khác, nhiều nhất là những giai thoại về những nhà văn nhà thơ khuất bóng. Hoạ hoằn bác Liên mới đụng đến chuyện thời sự chính trị, thứ chuyện chỉ có thể thổ lộ với người rất tin cậy. Thời mới nó thế - ai ai cũng thuộc chữ “sợ”. Biết sợ là biết sống.
Bác Liên là một nhân vật thú vị. Ông là người không tuổi, ông già một lần rồi thôi, không thèm già thêm. Ông hồn nhiên coi những đứa con bạn như bằng vai phải lứa, sẵn sàng trả lời bất cứ câu hỏi ngớ ngẩn nào chúng tôi đặt ra. Ông cũng chẳng ngần ngại hỏi lại tôi điều ông không hiểu. Tôi yêu ông không như cách người ta hâm mộ một nhà thơ. Ngoài bài Ông Đồ tôi không biết một bài nào khác của ông. Tôi cho rằng trong một đời sáng tác, nhà thơ chỉ cần một bài thơ, một khổ thơ, thậm chí vài câu thơ sống lâu trong lòng người đọc là tốt rồi. Nhà thơ Vũ Đình Liên rõ ràng sống lâu trong lòng người đọc hơn khối nhà thơ cùng thời.
Không còn làm thơ, nhưng bác Liên chăm đọc. Trong cái bị cói bất ly thân của bác bao giờ cũng có vài cuốn sách. Tôi dòm thấy, nhưng không dám hỏi bác đọc gì. Mấy cái truyện ngắn lác đác của tôi thế mà cũng được bác cũng để mắt đến. Khi mẹ tôi hỏi nhận xét của bác thì bác nói cái hơi văn xuôi của tôi “cũng đường được”.
Tôi và bác có nhiều chuyện để bàn, về văn chương là chính. Chúng tôi khá ăn ý trong chuyện viết văn: viết “cái gì” không bao giờ là quan trọng. Cứ ra ngồi lê quán chè chén mà nghe, có mà ối chuyện. “Cái gì” không phải là nghệ thuật, nói nhẹ đi, nó chưa phải là nghệ thuật. “Cái gì” ấy khi được thể hiện cách “thế nào” mới là nghệ thuật. Trong cách thể hiện “cái gì” như “thế nào” có cao có thấp, mới có văn hay và văn không hay. Công việc của nhà văn là phải đánh vật với mình để có được cái tốt nhất. Và phải đóng dấu “cái tôi” của mình trong đó. Không có “cái tôi” thì văn bất thành.
Khác với mẹ tôi, cha tôi chẳng hề quan tâm tôi làm gì, khỏi nói tới chuyện tôi viết thế nào, hay hay không hay. Ông mặc cho con cái lớn lên trong tự do. Chẳng bao giờ ông ngó tới cái tôi viết. Duy nhất một hôm đến thăm ông Hồ Chí Minh bị ốm trở về ông bảo: “Ông ấy nói thằng Hiên nó viết cái gì mà tôi đọc hai lần không hiểu ”. Thì ra cái mà ông Hồ không hiểu là truyện ngắn Đêm Mất Ngủ được in trong tờ Văn Nghệ mới ra. Tôi cười, thưa: “Mỗi nghề có cái riêng của nó mà bố. Ông ấy là nhà chính trị, đọc văn ông ấy có không hiểu là chuyện bình thường”. Cha tôi nghiêm mặt – ông không bằng lòng câu trả lời của tôi. Ông luôn dạy các con phải khiêm tốn trước những nhận xét của người khác. Lát sau tôi mới dám rụt rè hỏi ông: “Ông Hồ cũng đọc cả báo Văn Nghệ hở bố?” Cha tôi im lặng, mãi rồi mới thủng thẳng: “Tính ông ấy nó thế, thích ra cái điều không gì lọt qua được mắt mình, cấp dưới đứa nào ỉa hòn nổi hòn chìm ông ấy cũng biết”.
Nhờ nhận xét của ông Hồ mà lần đầu tiên cha tôi đọc truyện ngắn của tôi. Đọc xong, cha tôi bảo: “Ông ấy nói vậy thôi chứ không có ý quở trách, con đừng để bụng. Cái tật của người làm công tác vận động quần chúng là thế, cái gì được đăng báo cũng phải rõ ràng - viết cho ai, nhằm cái gì, viết thế liệu người đọc có hiểu hay không? Không phải ông ấy không hiểu biết. Thiên lệch thì có. Ông ấy nghiêng về văn tuyên truyền”.
Không như ông Hồ, nhà thơ Tố Hữu đọc truyện ngắn ấy theo cách khác. Ông này cho rằng tôi viết có ẩn ý chống lại cái trật tự xã hội tốt đẹp, chống lại tinh thần cảnh giác cách mạng. Mới phang cho tôi một trận bằng bài “Giương cao ngọn cờ tính Đảng, chống chủ nghĩa xét lại hiện đại trong văn nghệ”. Trong bài này có hai người cũng bị ông phang là hai nhà văn đã thành danh - Nguyên Ngọc và Ngô Ngọc Bội. Tố Hữu đánh truyện ngắn Mạch Nước Ngầm, cho rằng Nguyên Ngọc bóng gió nói lòng dân như mạch nước nằm im lìm dưới lòng đất nhưng bất thần có thể làm sập ngôi nhà lớn bên trên. Còn Chị Cả Phây của Ngô Ngọc Bội thì bị kết án là quảng bá học thuyết phản động của Freud. Hồi ấy tôi nào có biết freudism là cái chi chi, những người khác trình độ như tôi chắc cũng vậy. Nói về một học thuyết mà mọi người mù tịt, tôi đồ rằng người cầm cân nảy mực ngành văn nghệ muốn phô sự hiểu nhiều biết rộng của mình, thế thôi. Tố Hữu đi lạc sang lĩnh vực phê bình vốn không phải của mình cho nên ông trở nên giống hệt các nhà phê bình thạo nghề bới lông tìm vết. Cái vết dễ thấy nhất là bút pháp lạ. Đã lạ ắt phải có ẩn dụ. Mà ẩn dụ là gì nếu không phải là sự xỏ xiên châm chọc.
Bài báo của Tố Hữu lập tức được tất cả các báo nhất tề đăng lại. Nó không phải một bài phê bình bình thường. Nó là huấn lệnh của vị thống chế văn nghệ trước giờ nổ súng.
Nhà văn Kim Lân gặp tôi, cái nhìn ái ngại:
- Vụ này có mòi nguy hiểm lắm đấy. Cái câu: “Vũ Thư Hiên lộ rõ tâm trạng bất mãn với chế độ hiện hành” là đòn chí tử, không coi thường được đâu. Ông cứ là phải hết sức cẩn thận.
Tôi cũng sợ. Còn cẩn thận thế nào là đủ thì tôi không biết.
Sau trận đòn hội chợ không báo nào còn dám đăng truyện của tôi nữa.
Nhưng số tôi còn may. Năm 1961 nền chuyên chính vô sản còn tương đối hiền, tôi chỉ như tín đồ Thiên Chúa giáo bị rút phép thông công chứ không hơn. Nếu vụ ấy xảy ra vào những năm sau, khi có cái gọi là cuộc đấu tranh giữa hai đường lối xét lại với giáo điều, thì lôi thôi to. Trong năm tù đầu tiên của tôi, các cán bộ chấp pháp hăng máu vịt còn chưa mỏi mệt với những cuộc hỏi cung liên tu bất tận cũng chỉ nhắc qua vụ Tố Hữu đánh Đêm Mất Ngủ bên cạnh những tội khác to hơn mà họ kịp nghĩ ra.
Xét cho cùng, “lên gân lập trường” thời ấy là một cái mốt. Có dịp diễn lập trường thì không người nào có thể bỏ qua để không phô mình là mác-xít thuần thành. Là mác-xít thuần thành thì vừa tránh được nguy hiểm, lại vừa có lợi trong mỗi đợt xét nâng cấp, lên lương. Trong cương vị lãnh tụ văn nghệ, không cần nâng cấp, không cần lên lương, bài báo nọ của Tố Hữu chỉ là sự lên gân cần thiết lâu lâu phải có, không có không được, chứ không hơn.
Về Tố Hữu có nhiều cái nhìn khác nhau. Do địa vị ăn trên ngồi trốc cả làng văn nghệ nên Tố Hữu bị nhiều người ghét, muốn xổ toẹt cả thơ lẫn người. Chứ dù gì thì Tố Hữu cũng vẫn là một nhà thơ không xoàng hơn nhiều nhà thơ cùng thời. Vụ đánh anh em đồng nghiệp nhóm "Nhân văn - Giai phẩm" người ta có xu hướng đổ tuốt mọi tội lên đầu Tố Hữu. Tôi thiên về nhận xét của Văn Cao. Nhắc đến Tố Hữu Văn Cao nói: “ Mình cũng ghét cái thằng bắng nhắng ấy lắm. Nói gì thì nói, trong lòng Tố Hữu vẫn còn một chút gì của nhà thơ chứ. Bề ngoài thì thế đấy - Tố Hữu chỉ huy cuộc đánh từ đầu chí cuối. Vụ “Nhân văn - Giai phẩm” nổ ra là bởi báo Nhân văn đăng mấy bài phê bình thơ Tố Hữu, Tố Hữu tức, Tố Hữu đánh. Nhầm. Longue Marche (Trường Chinh) mới là thằng đầu trò đánh “Nhân văn - Giai phẩm”. Tại sao? Để lấp liếm tội Cải cách ruộng đất. Để tạo ra cái hố rác mà trút mọi sai lầm tội lỗi của “lúy” vào đấy”.
Nhân tiện, Văn Cao kể chuyện lần đầu ông gặp Tố Hữu thếnào. Trước năm 1945, ông nhạc sĩ trẻ được nhà xuất bản Hiệu sách Ngoạn ở phố Cầu Gỗ in những nhạc phẩm đầu tiên, nhờ đó mà ông nên duyên với vợ ông sau này là bà Nghiêm Thúy Băng con gái yêu của ông Hiệu sách Ngoạn. Trên cái gác nhỏ ở Cầu Gỗ. một buổi tối ông đang vui chuyện với hai đàn anh Nguyễn Xuân Khoát, Dương Thiệu Tước… và bạn bè thì có một thanh niên rụt rè bước lên, ghé đít ngồi xuống tấm phản. Văn Cao hỏi: “Cậu là ai đấy?”, thì anh thanh niên nọ thẽ thọt: “Dạ, em là Tố Hữu”. Tôi nhớ hai chữ “ghé đít” rất ấn tượng.
Văn Cao là người công bằng. Tôi thấy nhận định của ông có lý. Trong những cuộc gặp gỡ hiếm hoi ngay sau sự việc trên, Tố Hữu tỏ ra khá dễ thương, thậm chí với kẻ bị ông phê phán nặng nề là tôi ông vẫn cứ trò chuyện thân mật như thường. Hình như thời ấy mỗi người, ngoài cái mặt cha sinh mẹ đẻ, ai cũng sắm cho mình một hoặc vài cái mặt khác, có khi là mặt nạ, có khi là mặt thật thứ hai hoặc thứ ba, mình không thể biết đang nhìn thấy cái nào.
Đọc xong, cha tôi không chê truyện của tôi có nghĩa là ông thấy nó cũng được, không có gì đáng chê trách. Chứ ông không khen. Ông chưa bao giờ khen tôi.
Trong ông có một niềm tin khó lay chuyển: “Dòng họ mình chỉ khá ở con thứ, con ạ”, ông nói thế. Khốn nạn, tôi lại là con trưởng.
Có những chuyện khó hiểu trong một dòng họ. Như mấy chi trong họ tôi, nhà nào cũng có một bà cô không chồng. Mà không phải vì diện mạo xấu xí, vì tính nết khó ưa, hay vì có tật nguyền mà ế. Không chồng là không chồng, thế thôi. Không sao giải thích được hiện tượng này.
Về hàng con thứ cha tôi cũng không phải không có lý, xem ra quả có thế thật. Ở mọi nhà thuộc chi nào cũng vậy, chỉ con thứ là danh giá hơn người. Không biết rồi ra các em tôi có khá không, và khá theo nghĩa nào. Vào những năm ấy khái niệm khá rất không đồng nhất. Người được cấp trên hoặc đám đông xu thời khen khá thì lại bị người bình thường chê ỏng chê eo.
Đã đến lúc phải thực hiện điều mình muốn, thời gian của tôi chẳng còn bao nhiêu, ở tuổi tôi mà không viết thì không còn lúc nào nữa. Thôi thì cứ coi như mình lai rai chép sự đời, đã không có ý làm văn thì cứ mặc cho ngòi bút vẫy vùng, bất chấp lớp lang, chính phụ… Khi anh viết không phải để in, để khoe mẽ, thì anh chẳng phải chiều lòng ai - không nhà xuất bản, không độc giả. Anh hoàn toàn tự do.
Tôi ghi lại ở đây đủ mọi thứ lộn xộn, về những người, những việc đã chìm vào quên lãng. Con cháu tôi nếu đọc sẽ được biết thêm nhiều chuyện trong gia đình lớn của chúng, trong dòng họ của chúng. Mà biết đâu đấy, như mẹ tôi nói, chuyện về thời đã qua sẽ thú vị không chỉ cho con cháu, mà cả cho những người khác nữa. Điều tôi muốn nhấn mạnh là những ghi chép này hoàn toàn thuộc về cá nhân, tốt nhất là để cho nó nằm ở nơi nó thuộc về - vùng trời kỷ niệm rất riêng của mỗi người.
Chuyện mà tôi muốn viết là chuyện những số phận người trong một thời đầy ước vọng lãng mạn bên cạnh rất nhiều giằng xé bi kịch.
Chuyện nhà chỉ là mắt xích khởi đầu cho những mắt xích theo sau nó.
Tôi muốn viết còn vì có rất nhiều điều những thế hệ sau, ngay trong nhà mình, không hiểu, hoặc hiểu không đúng về những con người từng tồn tại trong hệ quy chiếu không-thời gian khác.
Tôi kể, trước hết cho người muốn nghe, sau là cho người vô tình bắt gặp. Không phải cho những người mang thiên kiến sống với những chân lý đinh ninh. Những người như thế tôi thường tránh xa. Trò chuyện với họ rất mất thời giờ.
Chuyện nhà thì nhiều, đã thế lại linh tinh lang tang, ngoái lại thấy hoa mắt, chẳng biết nên chọn cái nào bỏ cái nào.
Cái khổ của tôi là tính cầu toàn. Tôi thích cái gì cũng phải đâu ra đó, phải đạt tới mức khả dĩ hoàn hảo. Mà ở đời có cái gì là hoàn hảo cơ chứ? Thành thử khi đụng tới chuyện mình nhớ không chắc là tôi phải đôn đáo chạy chỗ này chỗ kia, hỏi người này người khác, so sánh những dị bản xem cái nào đáng tin hơn cái nào. Lại còn cái này nữa: ký ức là một vùng tối, nay mình lôi những sự kiện trong vùng tối ấy ra ánh sáng hiện tại thì điều chắc chắn là không thể có được trăm phần trăm y hệt hình ảnh cũ. Thế đấy, việc ghi ra giấy những chuyện đã qua cho thật đúng như mình muốn chẳng dễ dàng gì. Đành tặc lưỡi: thôi thì tìm được cái gì hay cái nấy, không đắn đo, không lựa chọn, cứ ghi đại những gì thấy lại sau khi đã quên đi tất cả.
Tôi vâng lời mẹ, rồi lần chần năm này sang năm khác, không viết. Cũng có lần bắt đầu được vài trang, đọc lại không hài lòng lại xé bỏ. Việc cứ thế mãi không thành.
Việc không viết kịp để mẹ tôi đọc là nỗi ân hận lớn trong đời tôi.
Mẹ tôi là một nhà thơ từng được in trên tờ Phụ Nữ Thời Đàm với bút danh Như Khuê khi còn là thiếu nữ. Bà đã bỏ thơ để đi với cách mạng. Trong số bạn thơ ngày xưa của bà chỉ còn lại ông Vũ Đình Liên, tác giả bài Ông Đồ nổi tiếng là còn năng đến nhà.
Ông đến, bị cói đeo vai, quần ống thấp ống cao, không bấm chuông mà gọi “Cô Tề ơi”, rồi khi mẹ tôi mở cửa thì cười toác, thoan thoắt bước vào nhà. Mẹ tôi quý bác Liên. Gặp lúc mẹ tôi bận nhặt rau thì hai người có thể ngồi ghế xổm trong bếp rôm rả trò chuyện. Tôi là đứa trẻ hay hóng chuyện người lớn, thấy bác Liên đến là phải chạy ngay đến ngồi ghé một bên. Chuyện của hai người bạn một thời đã xa nhảy từ đề tài này qua đề tài khác, nhiều nhất là những giai thoại về những nhà văn nhà thơ khuất bóng. Hoạ hoằn bác Liên mới đụng đến chuyện thời sự chính trị, thứ chuyện chỉ có thể thổ lộ với người rất tin cậy. Thời mới nó thế - ai ai cũng thuộc chữ “sợ”. Biết sợ là biết sống.
Bác Liên là một nhân vật thú vị. Ông là người không tuổi, ông già một lần rồi thôi, không thèm già thêm. Ông hồn nhiên coi những đứa con bạn như bằng vai phải lứa, sẵn sàng trả lời bất cứ câu hỏi ngớ ngẩn nào chúng tôi đặt ra. Ông cũng chẳng ngần ngại hỏi lại tôi điều ông không hiểu. Tôi yêu ông không như cách người ta hâm mộ một nhà thơ. Ngoài bài Ông Đồ tôi không biết một bài nào khác của ông. Tôi cho rằng trong một đời sáng tác, nhà thơ chỉ cần một bài thơ, một khổ thơ, thậm chí vài câu thơ sống lâu trong lòng người đọc là tốt rồi. Nhà thơ Vũ Đình Liên rõ ràng sống lâu trong lòng người đọc hơn khối nhà thơ cùng thời.
Không còn làm thơ, nhưng bác Liên chăm đọc. Trong cái bị cói bất ly thân của bác bao giờ cũng có vài cuốn sách. Tôi dòm thấy, nhưng không dám hỏi bác đọc gì. Mấy cái truyện ngắn lác đác của tôi thế mà cũng được bác cũng để mắt đến. Khi mẹ tôi hỏi nhận xét của bác thì bác nói cái hơi văn xuôi của tôi “cũng đường được”.
Tôi và bác có nhiều chuyện để bàn, về văn chương là chính. Chúng tôi khá ăn ý trong chuyện viết văn: viết “cái gì” không bao giờ là quan trọng. Cứ ra ngồi lê quán chè chén mà nghe, có mà ối chuyện. “Cái gì” không phải là nghệ thuật, nói nhẹ đi, nó chưa phải là nghệ thuật. “Cái gì” ấy khi được thể hiện cách “thế nào” mới là nghệ thuật. Trong cách thể hiện “cái gì” như “thế nào” có cao có thấp, mới có văn hay và văn không hay. Công việc của nhà văn là phải đánh vật với mình để có được cái tốt nhất. Và phải đóng dấu “cái tôi” của mình trong đó. Không có “cái tôi” thì văn bất thành.
Khác với mẹ tôi, cha tôi chẳng hề quan tâm tôi làm gì, khỏi nói tới chuyện tôi viết thế nào, hay hay không hay. Ông mặc cho con cái lớn lên trong tự do. Chẳng bao giờ ông ngó tới cái tôi viết. Duy nhất một hôm đến thăm ông Hồ Chí Minh bị ốm trở về ông bảo: “Ông ấy nói thằng Hiên nó viết cái gì mà tôi đọc hai lần không hiểu ”. Thì ra cái mà ông Hồ không hiểu là truyện ngắn Đêm Mất Ngủ được in trong tờ Văn Nghệ mới ra. Tôi cười, thưa: “Mỗi nghề có cái riêng của nó mà bố. Ông ấy là nhà chính trị, đọc văn ông ấy có không hiểu là chuyện bình thường”. Cha tôi nghiêm mặt – ông không bằng lòng câu trả lời của tôi. Ông luôn dạy các con phải khiêm tốn trước những nhận xét của người khác. Lát sau tôi mới dám rụt rè hỏi ông: “Ông Hồ cũng đọc cả báo Văn Nghệ hở bố?” Cha tôi im lặng, mãi rồi mới thủng thẳng: “Tính ông ấy nó thế, thích ra cái điều không gì lọt qua được mắt mình, cấp dưới đứa nào ỉa hòn nổi hòn chìm ông ấy cũng biết”.
Nhờ nhận xét của ông Hồ mà lần đầu tiên cha tôi đọc truyện ngắn của tôi. Đọc xong, cha tôi bảo: “Ông ấy nói vậy thôi chứ không có ý quở trách, con đừng để bụng. Cái tật của người làm công tác vận động quần chúng là thế, cái gì được đăng báo cũng phải rõ ràng - viết cho ai, nhằm cái gì, viết thế liệu người đọc có hiểu hay không? Không phải ông ấy không hiểu biết. Thiên lệch thì có. Ông ấy nghiêng về văn tuyên truyền”.
Không như ông Hồ, nhà thơ Tố Hữu đọc truyện ngắn ấy theo cách khác. Ông này cho rằng tôi viết có ẩn ý chống lại cái trật tự xã hội tốt đẹp, chống lại tinh thần cảnh giác cách mạng. Mới phang cho tôi một trận bằng bài “Giương cao ngọn cờ tính Đảng, chống chủ nghĩa xét lại hiện đại trong văn nghệ”. Trong bài này có hai người cũng bị ông phang là hai nhà văn đã thành danh - Nguyên Ngọc và Ngô Ngọc Bội. Tố Hữu đánh truyện ngắn Mạch Nước Ngầm, cho rằng Nguyên Ngọc bóng gió nói lòng dân như mạch nước nằm im lìm dưới lòng đất nhưng bất thần có thể làm sập ngôi nhà lớn bên trên. Còn Chị Cả Phây của Ngô Ngọc Bội thì bị kết án là quảng bá học thuyết phản động của Freud. Hồi ấy tôi nào có biết freudism là cái chi chi, những người khác trình độ như tôi chắc cũng vậy. Nói về một học thuyết mà mọi người mù tịt, tôi đồ rằng người cầm cân nảy mực ngành văn nghệ muốn phô sự hiểu nhiều biết rộng của mình, thế thôi. Tố Hữu đi lạc sang lĩnh vực phê bình vốn không phải của mình cho nên ông trở nên giống hệt các nhà phê bình thạo nghề bới lông tìm vết. Cái vết dễ thấy nhất là bút pháp lạ. Đã lạ ắt phải có ẩn dụ. Mà ẩn dụ là gì nếu không phải là sự xỏ xiên châm chọc.
Bài báo của Tố Hữu lập tức được tất cả các báo nhất tề đăng lại. Nó không phải một bài phê bình bình thường. Nó là huấn lệnh của vị thống chế văn nghệ trước giờ nổ súng.
Nhà văn Kim Lân gặp tôi, cái nhìn ái ngại:
- Vụ này có mòi nguy hiểm lắm đấy. Cái câu: “Vũ Thư Hiên lộ rõ tâm trạng bất mãn với chế độ hiện hành” là đòn chí tử, không coi thường được đâu. Ông cứ là phải hết sức cẩn thận.
Tôi cũng sợ. Còn cẩn thận thế nào là đủ thì tôi không biết.
Sau trận đòn hội chợ không báo nào còn dám đăng truyện của tôi nữa.
Nhưng số tôi còn may. Năm 1961 nền chuyên chính vô sản còn tương đối hiền, tôi chỉ như tín đồ Thiên Chúa giáo bị rút phép thông công chứ không hơn. Nếu vụ ấy xảy ra vào những năm sau, khi có cái gọi là cuộc đấu tranh giữa hai đường lối xét lại với giáo điều, thì lôi thôi to. Trong năm tù đầu tiên của tôi, các cán bộ chấp pháp hăng máu vịt còn chưa mỏi mệt với những cuộc hỏi cung liên tu bất tận cũng chỉ nhắc qua vụ Tố Hữu đánh Đêm Mất Ngủ bên cạnh những tội khác to hơn mà họ kịp nghĩ ra.
Xét cho cùng, “lên gân lập trường” thời ấy là một cái mốt. Có dịp diễn lập trường thì không người nào có thể bỏ qua để không phô mình là mác-xít thuần thành. Là mác-xít thuần thành thì vừa tránh được nguy hiểm, lại vừa có lợi trong mỗi đợt xét nâng cấp, lên lương. Trong cương vị lãnh tụ văn nghệ, không cần nâng cấp, không cần lên lương, bài báo nọ của Tố Hữu chỉ là sự lên gân cần thiết lâu lâu phải có, không có không được, chứ không hơn.
Về Tố Hữu có nhiều cái nhìn khác nhau. Do địa vị ăn trên ngồi trốc cả làng văn nghệ nên Tố Hữu bị nhiều người ghét, muốn xổ toẹt cả thơ lẫn người. Chứ dù gì thì Tố Hữu cũng vẫn là một nhà thơ không xoàng hơn nhiều nhà thơ cùng thời. Vụ đánh anh em đồng nghiệp nhóm "Nhân văn - Giai phẩm" người ta có xu hướng đổ tuốt mọi tội lên đầu Tố Hữu. Tôi thiên về nhận xét của Văn Cao. Nhắc đến Tố Hữu Văn Cao nói: “ Mình cũng ghét cái thằng bắng nhắng ấy lắm. Nói gì thì nói, trong lòng Tố Hữu vẫn còn một chút gì của nhà thơ chứ. Bề ngoài thì thế đấy - Tố Hữu chỉ huy cuộc đánh từ đầu chí cuối. Vụ “Nhân văn - Giai phẩm” nổ ra là bởi báo Nhân văn đăng mấy bài phê bình thơ Tố Hữu, Tố Hữu tức, Tố Hữu đánh. Nhầm. Longue Marche (Trường Chinh) mới là thằng đầu trò đánh “Nhân văn - Giai phẩm”. Tại sao? Để lấp liếm tội Cải cách ruộng đất. Để tạo ra cái hố rác mà trút mọi sai lầm tội lỗi của “lúy” vào đấy”.
Nhân tiện, Văn Cao kể chuyện lần đầu ông gặp Tố Hữu thếnào. Trước năm 1945, ông nhạc sĩ trẻ được nhà xuất bản Hiệu sách Ngoạn ở phố Cầu Gỗ in những nhạc phẩm đầu tiên, nhờ đó mà ông nên duyên với vợ ông sau này là bà Nghiêm Thúy Băng con gái yêu của ông Hiệu sách Ngoạn. Trên cái gác nhỏ ở Cầu Gỗ. một buổi tối ông đang vui chuyện với hai đàn anh Nguyễn Xuân Khoát, Dương Thiệu Tước… và bạn bè thì có một thanh niên rụt rè bước lên, ghé đít ngồi xuống tấm phản. Văn Cao hỏi: “Cậu là ai đấy?”, thì anh thanh niên nọ thẽ thọt: “Dạ, em là Tố Hữu”. Tôi nhớ hai chữ “ghé đít” rất ấn tượng.
Văn Cao là người công bằng. Tôi thấy nhận định của ông có lý. Trong những cuộc gặp gỡ hiếm hoi ngay sau sự việc trên, Tố Hữu tỏ ra khá dễ thương, thậm chí với kẻ bị ông phê phán nặng nề là tôi ông vẫn cứ trò chuyện thân mật như thường. Hình như thời ấy mỗi người, ngoài cái mặt cha sinh mẹ đẻ, ai cũng sắm cho mình một hoặc vài cái mặt khác, có khi là mặt nạ, có khi là mặt thật thứ hai hoặc thứ ba, mình không thể biết đang nhìn thấy cái nào.
Đọc xong, cha tôi không chê truyện của tôi có nghĩa là ông thấy nó cũng được, không có gì đáng chê trách. Chứ ông không khen. Ông chưa bao giờ khen tôi.
Trong ông có một niềm tin khó lay chuyển: “Dòng họ mình chỉ khá ở con thứ, con ạ”, ông nói thế. Khốn nạn, tôi lại là con trưởng.
Có những chuyện khó hiểu trong một dòng họ. Như mấy chi trong họ tôi, nhà nào cũng có một bà cô không chồng. Mà không phải vì diện mạo xấu xí, vì tính nết khó ưa, hay vì có tật nguyền mà ế. Không chồng là không chồng, thế thôi. Không sao giải thích được hiện tượng này.
Về hàng con thứ cha tôi cũng không phải không có lý, xem ra quả có thế thật. Ở mọi nhà thuộc chi nào cũng vậy, chỉ con thứ là danh giá hơn người. Không biết rồi ra các em tôi có khá không, và khá theo nghĩa nào. Vào những năm ấy khái niệm khá rất không đồng nhất. Người được cấp trên hoặc đám đông xu thời khen khá thì lại bị người bình thường chê ỏng chê eo.
Đã đến lúc phải thực hiện điều mình muốn, thời gian của tôi chẳng còn bao nhiêu, ở tuổi tôi mà không viết thì không còn lúc nào nữa. Thôi thì cứ coi như mình lai rai chép sự đời, đã không có ý làm văn thì cứ mặc cho ngòi bút vẫy vùng, bất chấp lớp lang, chính phụ… Khi anh viết không phải để in, để khoe mẽ, thì anh chẳng phải chiều lòng ai - không nhà xuất bản, không độc giả. Anh hoàn toàn tự do.
Tôi ghi lại ở đây đủ mọi thứ lộn xộn, về những người, những việc đã chìm vào quên lãng. Con cháu tôi nếu đọc sẽ được biết thêm nhiều chuyện trong gia đình lớn của chúng, trong dòng họ của chúng. Mà biết đâu đấy, như mẹ tôi nói, chuyện về thời đã qua sẽ thú vị không chỉ cho con cháu, mà cả cho những người khác nữa. Điều tôi muốn nhấn mạnh là những ghi chép này hoàn toàn thuộc về cá nhân, tốt nhất là để cho nó nằm ở nơi nó thuộc về - vùng trời kỷ niệm rất riêng của mỗi người.
Chuyện mà tôi muốn viết là chuyện những số phận người trong một thời đầy ước vọng lãng mạn bên cạnh rất nhiều giằng xé bi kịch.
Chuyện nhà chỉ là mắt xích khởi đầu cho những mắt xích theo sau nó.
Tôi muốn viết còn vì có rất nhiều điều những thế hệ sau, ngay trong nhà mình, không hiểu, hoặc hiểu không đúng về những con người từng tồn tại trong hệ quy chiếu không-thời gian khác.
Tôi kể, trước hết cho người muốn nghe, sau là cho người vô tình bắt gặp. Không phải cho những người mang thiên kiến sống với những chân lý đinh ninh. Những người như thế tôi thường tránh xa. Trò chuyện với họ rất mất thời giờ.
Vũ Thư Hiên
(FB Vũ Thư Hiên)