Vũ Phương
Chuyên gia Phạm Chi Lan: "
Chắc chắn khi tham gia CPTPP chúng ta không thể để môi trường kinh doanh
như hiện nay được. Cái tôi trông đợi là chúng ta cải cách thể chế một cách mạnh
mẽ, thực chất hơn sẽ mang lại hiệu quả trực tiếp cho việc tăng cường nội lực
của Việt Nam.
Đó là tăng cường khả năng kinh doanh, sản xuất, các mặt hàng của doanh nghiệp Việt Nam để cạnh tranh hơn và đứng được trên đôi chân của mình chứ không phải tăng trưởng của Việt Nam dựa quá nhiều vào đầu tư nước ngoài như hiện nay.
Đứng được trên đôi chân của mình sẽ mang lại lợi ích cho người Việt nhiều hơn. Con số trên 70% kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài suy cho cùng vẫn là nước ngoài hưởng lợi."
Đó là tăng cường khả năng kinh doanh, sản xuất, các mặt hàng của doanh nghiệp Việt Nam để cạnh tranh hơn và đứng được trên đôi chân của mình chứ không phải tăng trưởng của Việt Nam dựa quá nhiều vào đầu tư nước ngoài như hiện nay.
Đứng được trên đôi chân của mình sẽ mang lại lợi ích cho người Việt nhiều hơn. Con số trên 70% kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài suy cho cùng vẫn là nước ngoài hưởng lợi."
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, cải
cách thể chế một cách mạnh mẽ, thực chất hơn sẽ mang lại hiệu quả trực tiếp
cho việc tăng cường nội lực của Việt Nam. Ảnh: Vũ Phương.
|
Bà Phạm Chi Lan nhận định: “Đối với Việt Nam cột mốc ngày 14/1 rất quan
trọng. Cột mốc này quan trọng không kém việc Việt Nam trở thành thành viên của
WTO cách đây hơn 10 năm trước.
Nếu như WTO đánh dấu một giai đoạn Việt Nam hội nhập theo chiều rộng, CPTPP
đánh dấu Việt Nam hội nhập theo chiều sâu và lên tầm cao hơn, những đòi hỏi cao
hơn.
Bản thân tôi, doanh nghiệp và nhiều người kỳ vọng từ cột mốc ngày 14/1,
CPTPP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội cho kinh tế
Việt Nam”.
Vị chuyên gia kinh tế này không đánh giá quá cao vào những con số đóng góp
của khu vực đầu tư nước ngoài vào GDP cũng như kim ngạch xuất khẩu tăng lên…
Điều quan trọng khi tham gia vào CPTPP là cải cách, tạo điều kiện để khối
doanh nghiệp trong nước phát triển.
Chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng: “Những cái đó đã có những nghiên cứu, con
số thống kê chỉ ra. Điều tôi kỳ vọng nhiều hơn về đổi mới thể chế, cải thiện môi
trường kinh doanh khi chúng ta tham gia CPTPP.
Chắc chắn khi tham gia CPTPP chúng ta không thể để môi trường kinh doanh
như hiện nay được. Cái tôi trông đợi là chúng ta cải cách thể chế một cách mạnh
mẽ, thực chất hơn sẽ mang lại hiệu quả trực tiếp cho việc tăng cường nội lực
của Việt Nam.
Đó là tăng cường khả năng kinh doanh, sản xuất, các mặt hàng của doanh
nghiệp Việt Nam để cạnh tranh hơn và đứng được trên đôi chân của mình chứ không
phải tăng trưởng của Việt Nam dựa quá nhiều vào đầu tư nước ngoài như hiện nay.
Đứng được trên đôi chân của mình sẽ mang lại lợi ích cho người Việt nhiều
hơn. Con số trên 70% kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài suy cho cùng vẫn là nước ngoài hưởng lợi.
Bởi vậy, cần phải có môi trường tốt nhất cho doanh nghiệp Việt Nam phát
triển được”.
Trả lời câu hỏi của báo giới về triển vọng năm 2019 của ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam. Về việc này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đánh giá:
“Ngành công nghiệp ô tô là một ngành cực kỳ khó khăn, quyết định của Vinfast là
quyết định vô cùng táo bạo.
Đến bây giờ ngành công nghiệp này thường chỉ dành cho những đại gia lớn, có
tiếng trên thế giới. Thực tế, những tên tuổi lâu năm trong ngành ô tô cũng gặp
rất nhiều khó khăn, có hãng phải mua lại, sáp nhập, thậm chí bị xóa sổ.
Bởi vậy, tham gia vào ngành công nghiệp ô tô không phải dễ thành công.
Tôi tin tưởng và mong đợi vào thành công trong tương lai của ngành ô tô
Việt Nam, điều này chắc chắn là mong đợi chung của người Việt.
Như Thaco Trường Hải nuôi thêm cho chúng ta hy vọng, bài học cho các doanh
nghiệp làm như thế nào để vực lên”.
Ô tô của Vinfast lần đầu ra mắt giới thiệu được công chúng đón nhận và đánh giá rất cao trước thiết kế tinh tế, đẳng cấp. |
Phát biểu tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2018 và triển vọng 2019-2020: Vận
hội mới – Yêu cầu mới", bà Phạm Chi Lan thẳng thắn cho rằng: “Không thể
chấp nhận được ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài cao hơn nhà đầu tư trong
nước".
Theo vị chuyên gia này, khi đàm phán các FTA, hay tham gia vào WTO luôn đặt
ra yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài được đối xử tốt tương đối như doanh nghiệp
trong nước thì Việt Nam đang đi ngược lại nguyên tắc này. Điều này có nghĩa,
doanh nghiệp Việt mong được ưu đãi như doanh nghiệp nước ngoài.
“Nên rà soát, cái gì quá ưu đãi cho đầu tư nước ngoài thì nhất thiết phải
giảm xuống, không ưu đãi thừa. Cần phải tăng cường nội lực cho doanh nghiệp
trong nước.
Khi nội lực của chúng ta vững chắc thì sẽ có đủ sức mạnh chống chịu với
những biến động bên ngoài”, bà Lan nói.
Ngày 17/1, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cũng công bố báo cáo
đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô và nhận định Việt Nam bước vào năm 2019 với
kỳ vọng về không ít cơ hội và thách thức đan xen.
Niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp tục gia tăng
sau những cam kết cải cách của Chính phủ cũng như khả năng ứng phó hiệu quả của
Chính phủ trước cú sốc từ bên ngoài.
Cùng với đó, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, RCEP)
và CMCN 4.0 có thể tạo thêm xung lực cho cải cách và tiếp cận nguồn lực (kỹ
năng, công nghệ, vốn) từ bên ngoài.
Việt Nam cần tiếp tục xử lý thách thức mang tính căn bản về chất lượng thể
chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc còn
tiếp diễn, buộc Việt Nam phải cân nhắc thấu đáo hơn trong tham gia các sáng
kiến cho hai nước này dẫn dắt.
Bản thân hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư có thể gặp khá nhiều bất
định, đặc biệt trong nửa đầu năm 2019, do rủi ro suy giảm kinh tế ở không ít
nền kinh tế chủ chốt.
Kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2019 ước đạt 6,93%. Tăng
trưởng xuất khẩu dự báo ở mức 9,4%. Thặng dư thương mại ở mức 2,04 tỷ đô la Mỹ.
Mức tăng giá tiêu dùng bình quân là khoảng 3,88%.
Vũ Phương