Nguyễn Trung Chính
Gửi
đến BBC từ Đài Bắc
Từ
phát biểu kỷ niệm 40 năm "Thư gửi đồng bào
Đài Loan" cho đến tuyên bố của bà Thái Anh Văn, các sự kiện đầu
năm 2019 làm dấy lại nỗi sợ bị 'thống nhất' với Trung Quốc ở Đài Loan.
Ngày
2/1/2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đọc bài phát biểu về quan hệ giữa
Trung Quốc đại lục và Đài Loan - còn gọi là quan hệ Lưỡng ngạn - hai bên eo
biển - nhân dịp kỷ niệm 40 năm "Thư gửi đồng bào Đài Loan" được đưa
ra vào năm 1979 sau khi Bắc Kinh và Washington chính thức thiết lập quan hệ
ngoại giao.
Bài
phát biểu của Tập Cận Bình có ý nghĩa hết sức quan trọng khi đưa ra năm phương
châm chính trong quan hệ hai bờ trong thời gian tới, trong đó nổi bật nhất phải
kể đến đề xuất "một quốc gia hai chế độ và phương án Đài Loan" lần
đầu tiên được đưa ra.
Phát
biểu của Tập Cận Bình có lời lẽ dứt khoát, răn đe các hoạt động "Đài Loan
độc lập" (Đài độc - 台獨) khi ông tuyên bố:
"Người
Trung Quốc không đánh người Trung Quốc, nhưng chúng tôi không loại trừ dùng mọi biện pháp cần thiết để chống lại các thế
lực bên ngoài hòng can thiệp vào quá trình thống nhất hòa bình cũng như
các hoạt động thúc đẩy độc lập của Đài Loan."
Đáp
lại tuyên bố "đe dọa dùng vũ lực" của Tập Cận Bình, ngay trong chiều
ngày 2/1/2019, Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn đã mở họp báo tại Phủ tổng
thống Đài Loan và có bài phát biểu dài 6 phút về quan hệ xuyên eo biển.
Trong
bài phát biểu, bà Thái nói:
"Chúng
tôi chưa bao giờ chấp nhận 'Nhận thức chung năm
1992', thực chất cái gọi là Nhận thức chung năm 1992 chính là "một
nước Trung Quốc', 'một quốc gia hai chế độ'.
Tôi
phải nhấn mạnh rằng Đài Loan tuyệt đối không chấp nhận 'một quốc gia hai chế
độ' và đại đa số người Đài Loan đều kiên quyết phản đối một quốc gia hai chế
độ. Đây cũng chính là 'Nhận thức chung Đài Loan' (Taiwan Concensus)."
Nỗi
sợ bị thống nhất
Phát
biểu của bà Thái ngay lập tức đã tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ trong xã hội Đài Loan,
đa phần các ý kiến trên mạng xã hội lớn đều đồng tình với phản ứng kịp thời,
nhanh chóng của chính phủ trước những đe dọa từ Trung Quốc đại lục.
Dân
mạng Đài Loan tán dương thái độ "dứt khoát, không hề khuất phục" của
Tổng thống Thái Anh Văn trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Đài Loan.
Ngay
sau đó, tỷ lệ ủng hộ của bà Thái đã tăng lên nhanh chóng kể từ sau khi thất bại
của Đảng Dân Tiến trong bầu cử địa phương ngày 24/11/2018 trước đó.
Đối
với đại bộ phận dân Đài, Trung Quốc đại lục và Đài Loan có lời qua tiếng lại
với nhau hay như việc Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực thống nhất Đài Loan là
chuyện 'như cơm bữa'.
Chính
vì vậy, khi ông Tập tuyên bố không loại trừ biện pháp dùng vũ lực thống nhất
Đài Loan cũng không khiến cho dân chúng Đài Loan quá hoang mang hay lo sợ.
Nhiều
người Đài Loan nói rằng, không việc gì phải sợ hãi cả, vì nếu mà "Cộng
Phỉ" (共匪, từ miệt thị gọi Trung Quốc đại lục) có đánh đến thì
Mỹ và Nhật Bản sẽ điều quân giúp đỡ Đài Loan.
Theo
một điều tra ngẫu nhiên đối với 175 sinh viên của GS Alexander Huang, ĐH Đạm
Giang thực hiện hôm 15/1/2019, có hơn 51,43% sinh viên lựa chọn "thân
Mỹ" khi xảy ra xung đột với Trung Quốc đại lục.
Điều
khiến họ bất bình nhất là Tập Cận Bình định nghĩa lại "Nhận thức chung năm
1992", ám chỉ rằng "cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan đều thuộc về
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa".
Tôi
bỏ thời gian ra hỏi hai người Đài Loan. Cả hai xin phép chỉ nêu họ mà không nêu
tên vì cẩn thận nhưng nói rõ quan điểm của họ về tình hình đầu năm nay.
Cô
Lee (Lý), đang làm ở một công ty phân tích ngôn ngữ tại Đài Bắc cho biết:
"Tôi
rất lo lắng nếu một ngày nào đó Đài Loan trở thành một phần của Trung Quốc.
Người Trung Quốc ngày nay có quyền, có thế, thủ đoạn mờ ám, còn các nhân vật
chính trị tại Đài Loan thì chỉ biết lo cho lợi ích của bản thân mình. Tôi và
một vài người bạn của tôi đều không thể chấp nhận bản thân mình sẽ trở thành
người Trung Quốc, chỉ mong rằng chính phủ và tổng thống có thể giữ vững lập
trường, bảo vệ chủ quyền quốc gia."
Còn
theo Giáo sư Zhang (Trương), giảng viên tại Đại học Quốc lập Đài Bắc thì cho
rằng:
"Tôi
không đặc biệt thích hoặc ghét Thái Anh Văn. Từ trước đến nay tôi luôn có cảm
giác rằng bà Thái là một vị tổng thống không được dư luận chú ý đến nhiều. Tuy
nhiên, trong vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hiện nay, tôi rất tán thành cách
làm của bà Thái. Chỉ mong rằng Trung Quốc và Đài Loan có thể đàm phán một cách
bình đẳng và công bằng."
Bản quyền hình ảnh TAIWAN PRESIDENTIAL OFFICE Image caption Bà Thái Anh Văn tiếp Đô đốc Scott Swift (thứ tư, từ trái sang), cựu tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương hôm 24/8/2018 |
Sự bá đạo của Bắc Kinh
Trên
thực tế, đại bộ phận dân chúng Đài Loan từ xưa đến nay đều cho rằng "Nhận
thức chung năm 1992" có nghĩa là "Trung Quốc đại lục là Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Trung Hoa, còn Đài Loan là Trung Hoa Dân Quốc".
Do
vậy có thể thấy, phát biểu của Tập đã gạt đi sự tồn tại của nước "Trung
Hoa Dân Quốc".
Chính vì vậy, dân chúng Đài Loan cho rằng đây chính là
sự ngang ngược, bá đạo của Trung Quốc đại lục, không hề cân nhắc đến cảm nhận
của 23 triệu người dân Đài Loan.
Trong
bối cảnh sức mạnh kinh tế, quân sự của Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, tương
quan lực lượng giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan cũng ngày càng mở rộng,
người Đài Loan trong những năm qua đã ý thức sâu sắc được thực tế này.
Qua
tiếp xúc với nhiều người Đài Loan, họ thường nói đùa rằng, "không biết bao
giờ sẽ BỊ THỐNG NHẤT đây?" Từ
"bị" ở đây được mang nghĩa "tiêu cực", cho thấy đối với
người Đài Loan mà nói việc thống nhất với Trung Quốc đại lục là điều gì rất
đáng sợ.
Và
tuyên bố dùng vũ lực của Tập Cận Bình cũng như các quan chức quân đội Trung
Quốc thời gian gần đây dường như càng làm gia
tăng sự ác cảm của dân chúng Đài Loan đối với Trung Quốc đại lục.
Nhiều
người còn nói rằng, câu trước và câu sau trong phát biểu của Tập Cận Bình tự
mâu thuẫn với nhau khi câu trước nói "người Trung Quốc sẽ không đánh người
Trung Quốc", nhưng ngay câu sau lại đe dọa "không từ bỏ biện pháp
nào" để thống nhất Đài Loan.
Tuyên
bố mạnh mẽ của Tập dường như đang phản tác dụng
khi đã không thể thu phục được "nhân tâm" của dân chúng Đài Loan,
trái lại nó càng tạo ra sự gắn kết xã hội Đài Loan, và gia tăng sự ủng hộ của
dân chúng Đài Loan đối với chính phủ của Tổng thống Thái Anh Văn.
Bản quyền hình ảnh SAM YEH/AFP/Getty Images Image caption Người dân Đài Loan biểu tình phản đối Trung Quốc đe dọa Đài Loan |
Người dân Đài Loan kỳ vọng điều
gì?
Rất
nhiều người Việt khi nhắc về Đài Loan đều cho rằng dân chúng Đài Loan "rất
ghét Trung Quốc" hoặc "đại đa phần dân chúng Đài Loan đều muốn độc
lập".
Thực
ra, theo quan sát của tôi, đây là những quan điểm chủ quan, chưa có luận cứ
khoa học rõ ràng và chưa phản ánh đúng thực chất tâm lý của người dân Đài Loan.
Theo
kết quả điều tra năm 2018 của Trung tâm Nghiên cứu Bầu cử, Đại học Chính trị
quốc gia Đài Loan, có đến 85% số người được hỏi
mong muốn giữ nguyên hiện trạng trong quan hệ với Trung Quốc đại lục (có
nghĩa là không thống nhất mà cũng không tuyên bố độc lập).
Cùng
lúc 4,5% dân chúng ủng hộ giải pháp "thống nhất với Trung Quốc", và
chỉ 4,1% dân chúng cho rằng "Đài Loan phải tuyên bố độc lập ngay lập
tức".
Kết
quả trên phản ánh tâm lý chủ đạo trong xã hội Đài Loan là tiếp tục duy trì một
mối quan hệ "có ranh giới mơ hồ" như hiện nay với Trung Quốc đại lục.
Hiện
trạng quan hệ là một mặt Đài Loan vẫn có thể trao đổi giao lưu kinh tế, văn hóa
với đại lục, mặt khác không bị phụ thuộc về chính trị với Trung Quốc, qua đó
người dân Đài Loan có thể tiếp tục được hưởng tự do, dân chủ như đang có.
Cả
giải pháp "thống nhất với Trung Quốc đại lục" và "tuyên bố độc
lập" đều không thể mang lại những lợi ích như việc duy trì hiện trạng, nên
không được đa số người dân Đài Loan đều ủng hộ.
Một
điều thú vị là, cũng theo điều tra năm 2018, có 55.3% người được hỏi cho rằng
mình là người Đài Loan, trong khi chỉ có 4%
người được hỏi tự nhận mình là người Trung Quốc.
Kết
quả này dường như mâu thuẫn với tỷ lệ "ủng hộ độc lập hay thống nhất"
được đề cập ở trên nhưng lại phản ánh một thực tế rằng nhận thức mình là người
Đài Loan và ủng hộ, trân trọng các giá trị tự do, dân chủ càng tăng lên theo
thời gian.
Đài
Loan có một thế hệ "độc lập tự nhiên" (天然獨),
chỉ ai sinh ra sau 1980, có ý thức mạnh về khác biệt Trung Quốc và Đài Loan và
có khuynh hướng độc lập với Trung Quốc đại lục về văn hóa, ý thức hệ, không
muốn thống nhất với Trung Quốc đại lục trên thực tế.
Do
vậy, dù Trung Quốc trong tương lai có thể thống nhất Đài Loan, nhưng rất khó có
thể thu phục nhân tâm của thế hệ "độc lập tự nhiên" này.
Hố
ngăn chia rẽ, khác biệt trong giá trị, văn hóa giữa hai bên hình thành qua
nhiều thế hệ sẽ rất khó có thể lấp đầy được.
Bài
viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của
tác giả Nguyễn Trung Chính hiện làm
việc tại Đài Bắc.