Đặng Tâm Chánh: "Một lần kiểm điểm tổng biên tập SGTT (Saigon Tiếp Thị),
ông Huỳnh Thanh Hải phó ban tuyên giáo thành ủy phê bình báo SGTT về 100 bài “có
vấn đề”, nhận xét: “ chuyện người ta muốn quên thì các đồng chí moi lại. Để làm
gì? Có phải chuyện của các đồng chí không? Chuyện của các đồng chí là thị trường...”
Người ta là ai? Ai cho mình cái quyền được đứng trên,
quên hay nhớ lịch sử?"
Ai ra lệnh đục bỏ? |
Vì sao cuộc chiến tranh
chống bành trướng bá quyền Trung Quốc đã vắng mặt nhiều năm nay trên các diễn
đàn quốc sử?
10 năm trước báo SGTT của chúng tôi đã
ghi nhận lại hình ảnh nhang tàn khói lạnh trên các nấm mồ liệt sĩ còn nằm dọc
tuyến biên giới phía Bắc vào chính những ngày kỉ niệm 30 năm cuộc chiến.
Chiến tích bị đục bỏ. Nghĩa trang néo cửa.
Quan san tê tái.
Những giọt nước mắt tưởng nhớ lén chảy vào trong nỗi ấm ức. Một
hiện thực không thể tưởng tượng, khiến cho bất kì ai tận mắt nhìn thấy không thể
không bức bối.
Biên giới tháng Hai do Huy Đức viết, là
ký sự ghi nhận hiện thực ấy, định đăng ba kì báo trên SGTT, nhưng chỉ mới đăng
được một kì đã kết thúc.
Chúng tôi chỉ biết mệnh lệnh ngưng đăng
từ truyền đạt của cấp lãnh đạo gần nhất.
Nhiều năm qua, chúng tôi chưa từng được
giải thích về mệnh lệnh ấy.
Một lần kiểm điểm tổng biên tập SGTT,
ông Huỳnh Thanh Hải phó ban tuyên giáo thành ủy phê bình báo SGTT về 100 bài “có
vấn đề”, nhận xét: “ chuyện người ta muốn quên thì các đồng chí moi lại. Để làm
gì? Có phải chuyện của các đồng chí không? Chuyện của các đồng chí là thị trường...”
Người ta là ai?
Ai cho mình cái quyền được đứng trên,
quên hay nhớ lịch sử?
Chúng tôi chỉ nhận được sự im lặng trịch
thượng.
Một nhà nghiên cứu lịch sử đương triều
mà tôi biết chắc chắn có tiếp cận trực tiếp bản ghi Thoả thuận cấp cao của hai
đảng về bình thường hoá quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc, khi nghe tôi
trình bày ấm ức của chúng tôi ở báo SGTT, đã thì thào, “đó là một nội dung thỏa
thuận cấp cao nêu đại ý là Bạn tuyên giáo chỉ đạo tuyên truyền không nhắc lại
quá khứ không tốt đẹp...” ( Văn nói không dẫn nguyên si văn bản gốc)
Thực ra tôi đã đọc đoạn ghi đó đăng trên
báo nhưng tôi không muốn tiếp nhận nó khi chúng tôi thực hiện ký sự Biên giới
tháng Hai.
Chúng tôi chấp nhận kỉ luật tuyên truyền
của đảng. Nhưng chúng tôi không đông tình lấy một thỏa thuận của hai đảng thành
như pháp luật của đất nước.
Thỏa thuận ấy của lãnh đạo cấp cao có thể
là một biện pháp chính trị cần thiết. Nhưng chỉ đạo nó thành một hiện thực cấm
kị, sợ hãi và hèn yếu như 10 năm vừa qua là trách nhiệm của ban tuyên giáo.
Không một ai, không một thế lực nào có
thể đứng trên lịch sử.
Ai đục bia mộ liệt sĩ theo khẩu vị chính
trị của lãnh đạo?
Ai đã để diễn ra tình cảnh hoang tàn, lạnh
lẻo ở các nghĩa trang liệt sĩ dọc tuyến biên giới phía Bắc?
Đã đến lúc đảng phải minh bạch trách nhiệm
này trước nhân dân.
Chúng ta đã làm một lũ vô ơn, bội bạc
như vậy đủ rồi.