26/06/2019 11:31 GDVN
(GDVN) - Ban Biên tập Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin thành kính phân ưu
cùng gia đình cũng như các cộng sự của nhà giáo Phạm Toàn.
Ngày 26/6, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được tin Nhà giáo Phạm Toàn
qua đời lúc 6 giờ 42 phút sáng cùng ngày tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Nhà giáo Phạm Toàn, ảnh do gia đình nhà giáo cung cấp. |
Nhà giáo Phạm Toàn sinh năm Nhâm Thân, 1932, quê tại thôn Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Nhà giáo Phạm Toàn sinh năm Nhâm Thân, 1932, quê
tại thôn Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Sinh thời, nhà giáo Phạm Toàn là người đắm đuối với giáo dục, yêu trẻ em và hiểu trẻ em. Năm 1968 ông rời Hà Nội lên Hà Tuyên để nghiên cứu việc học tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số.
Sinh thời, nhà giáo Phạm Toàn là người đắm đuối với giáo dục, yêu trẻ em và hiểu trẻ em. Năm 1968 ông rời Hà Nội lên Hà Tuyên để nghiên cứu việc học tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số.
10 năm sau, nhà giáo Phạm Toàn đã biên soạn được
cuốn sách dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc ít người theo cách các nhà truyền
giáo phương Tây đã tạo ra chữ quốc ngữ để ghi lại tiếng nói của người Việt.
Cuối năm 1978, Giáo sư Hồ Ngọc Đại mời nhà giáo Phạm Toàn về cùng làm việc
tại Trường thực nghiệm giáo dục phổ thông và thầy Toàn dành tiếp 30 năm nghiên
cứu, biên soạn, huấn luyện, dạy mẫu cho cách học tiếng Việt mới.
Mục đích của chúng tôi là thấy được một tâm hồn Việt ở từng tế bào xã hội |
Nhà giáo Phạm Toàn từng chia sẻ với phóng viên Báo
Điện tử Giáo dục Việt Nam:
“Anh Đại mở cho tôi
một tầm nhìn lý thuyết, và mở toang cho tôi tầm hoạt động cụ thể viết sách giáo
khoa theo một viễn kiến khác hẳn.
Không có thầy Đại
thì Toàn không thể thay đổi quyết liệt như hôm nay, nhưng nếu không dứt ra khỏi
thầy Đại thì Toàn cũng không thể như hôm nay."
Năm 2009, nhà giáo Phạm Toàn cùng những cộng sự trẻ
chung chí hướng đã thành lập nhóm Cánh Buồm với ước mơ cháy bỏng, hướng tới
thay đổi nền giáo dục nước nhà từ chỗ tập trung vào việc dạy học sang một nền
giáo dục mới, tập trung vào tổ chức việc học.
Từ đó cho đến khi lâm trọng bệnh, nhà giáo Phạm
Toàn không khi nào rời công việc của người "thuyền trưởng" cùng nhóm
Cánh Buồm lần lượt biên soạn các cuốn sách giáo khoa trong bộ sách Cánh Buồm.
Không động đến một đồng ngân sách, nhà giáo Phạm Toàn cùng nhóm Cánh Buồm
đã phản biện lại cách giáo dục cũ bằng hành động và việc làm thay thế, chứ
không phải ngồi phê phán hay chỉ trích.
Tìm đầu mối để tháo gỡ cuộn chỉ rối |
Thầy Toàn tin rằng phê phán hay chỉ trích xuông
cũng chẳng giúp ích gì cho việc học của trẻ em, nếu chương trình giáo dục và
sách giáo khoa không thay đổi.
Những cuốn sách giáo khoa mà nhà giáo Phạm Toàn
cùng nhóm Cánh Buồm biên soạn được đăng công khai trên internet dưới dạng sách
mở, để ai cũng có thể được tiếp cận, nếu thực sự quan tâm đến việc thay đổi
cách học cho con em, giúp chúng tự học, xa hơn nữa là tổ chức sự trưởng thành
cho thế hệ trẻ của dân tộc.
Ngay cả những ngày cuối đời khi những cơn đau cứ
nặng dần làm suy kiệt sức khỏe nhà giáo lão thành, lúc chúng tôi sang thăm thầy
tại nhà riêng, thầy Phạm Toàn vẫn không khi nào rời công việc.
Động lực duy nhất có lẽ chính là tình yêu ông dành
cho trẻ em, như con tằm nhả tơ đến phút cuối của cuộc đời.
Dù biết rằng thời gian còn lại của thầy không
nhiều, nhưng khi nghe gia đình báo tin thầy trút hơi thở cuối cùng, chúng tôi
cũng không khỏi hụt hẫng.
Nhà giáo Phạm Toàn là một chuyên gia thân thiết đã đồng
hành cùng Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam với những bài viết về cải cách giáo dục
rất sâu sắc, chân thành và khả thi. Thầy Toàn không chỉ trích, mà tập trung nêu
giải pháp.
Vắng bóng thầy Toàn, là mất mát đối với nhiều người quan tâm đến giáo dục.
Báo Điện tử Giáo dục việt Nam thành kính phân ưu cùng gia đình cũng như các
cộng sự của Nhà giáo Phạm Toàn!