13 juin 2019

Formosa: Các nạn nhân kiện đòi 4 triệu đôla tại Đài Loan


Vụ công ty Formosa của Đài Loan gây ô nhiễm môi trường biển ở miền Trung Việt Nam đã gây nhiều chú ý trong dư luận suốt ba năm qua
Một nhóm đại diện cho gần 8.000 nạn nhân Việt Nam bởi một vụ tràn hóa chất khổng lồ làm hư hại khoảng 200 km bờ biển của Việt Nam và hủy hoại sinh kế của nhiều người dân vào năm 2016 đã đệ đơn kiện tại Đài Bắc chống lại các thành viên hội đồng quản trị và cổ đông của Tập đoàn Formosa Plastics của Đài Loan (FPG).

Đơn kiện là của nhóm Công lý cho Nạn nhân Formosa nộp cho văn phòng công tố quận Đài Bắc.

Họ muốn có bồi thường 4 triệu đôla Mỹ cho 51 nạn nhân đã hoàn tất hồ sơ nộp tòa hôm 11/6. Tuy nhiên tổng số nạn nhân ghi danh để tham dự vào vụ kiện chờ bổ túc hồ sơ cho đến giờ là 7.875 người.

Tổng cộng 24 đối tượng bị kiện được ghi trong đơn, gồm Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, công ty mẹ là tập đoàn Formosa Plastics Group, các công ty khác có đầu tư vào Hà Tĩnh, cùng các thành viên ủy ban quản trị và cổ đông của các công ty này.

Các nguyên đơn chủ yếu là ngư dân, chủ tàu đánh cá, và các nhà điều hành kinh doanh ngành công nghiệp liên quan đến đánh cá hoặc công nhân.

Vụ kiện cáo buộc các quan chức của công ty Đài Loan không bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân, khôi phục lại khu vực ven biển và trả lại sinh kế cho người dân địa phương.

Làm hỏng hệ sinh thái
Giới hoạt động yêu cầu Formosa phải có trách nhiệm với các nạn nhân của thảm họa môi trường biển 3 năm trước


Trong một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất mà Việt Nam đã thấy, nước thải từ nhà máy thép do Đài Loan đầu tư được chính phủ Việt Nam xác định thải ra biển bắt đầu từ tháng 4/2016, làm hỏng hệ sinh thái và gây ra một lượng lớn hải sản chết dọc theo bờ biển trải dài khoảng 200 km tại các tỉnh miền trung Việt Nam là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, ảnh hưởng đến sinh kế của nhiều ngư dân và những người khác.

Công ty đã trả 500 triệu đô la cho chính phủ Việt Nam để giải quyết vấn đề này, nhưng các nhóm vận động cho các quyền, giới hoạt động và nạn nhân nói rằng nhiều nạn nhân đã không nhận được bất kỳ khoản tiền nào, những người đã nhận thì nhận được quá ít để phục hồi từ những mất mát của họ và môi trường vẫn còn chưa được dọn dẹp sạch sẽ, khiến người dân trong vùng không thể kiếm sống.

Ngay cả khi dân làng có thể đánh cá và đề nghị bán với giá rẻ, không ai dám mua (Nạn nhân họ Nguyễn)

Phát biểu sau cuộc họp báo diễn ra dưới mưa ngoài khách sạn nơi FPG đang tổ chức đại hội cổ đông ở Đài Bắc, một nạn nhân 32 tuổi, người đề nghị chỉ nêu danh tính là họ Nguyễn để tránh bị trả thù từ chính phủ Việt Nam, cho biết ông phải rời khỏi làng vào tháng 7/2016 để lại vợ và ba con, để làm công nhân nhập cư ở Đài Loan vì ô nhiễm đã phá hủy sinh kế của ông.

"Vụ ô nhiễm gây ra một tác động lớn đến tôi và gia đình tôi," ông Nguyễn nói với BBC. "Trước đây, tôi có một chiếc thuyền và đánh cá kiếm sống, nhưng nước bị nhiễm độc và cá chết hết. Ngay cả sau một thời gian dài trôi qua, nước vẫn không an toàn, vẫn có ít cá và ngay cả khi dân làng có thể đánh cá và đề nghị bán với giá rẻ, không ai dám mua."

Ông là một trong những nguyên đơn có tên trong vụ kiện; hầu hết các nguyên đơn đều ở Việt Nam nhưng một số hiện đang là công nhân nhập cư ở Đài Loan và các nơi khác.

'Họ toàn khất lần'
Các nhà hoạt động đấu tranh tại Đài Loan đòi quyền lợi cho các nạn nhân Formosa ở Việt Nam

Ông Nguyễn nói rằng nhiều người trong làng của ông đã bỏ lại gia đình để ra đi kiếm sống và chỉ một nửa số người mà ông biết nhận được bồi thường từ chính phủ. Ông nói rằng ông chưa nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào.

"Gia đình tôi đã hỏi nhiều lần, nhưng họ toàn khất lần," ông Nguyễn nói.

Nhóm đệ đơn kiện, Công lý cho Nạn nhân Formosa (JFFV), được thành lập tại Mỹ sau khi Giám mục Nguyễn Thái Hợp, quản nhiệm Giáo phận Hà Tĩnh, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người Việt Nam ở Mỹ. Một số nhóm bảo vệ môi trường và nhân quyền của Đài Loan đã hỗ trợ JFFV.

Các nhóm nói rằng vấn đề là không có sự minh bạch - nó không rõ liệu Formosa Hà Tĩnh có trả 500 triệu đô la hay không và nếu có thì chính phủ Việt Nam đang sử dụng số tiền như thế nào. Những người được trả tiền, chỉ nhận được 80.000 Đài tệ (khoảng 2.500 USD), họ nói.

Vụ việc này thực sự là một điều xấu hổ đối với Đài LoanYu Yi-chia, (một nhà vận động)

"Hy vọng rằng ngoài việc trả đủ tiền bồi thường để bù đắp cho những tổn thất, Formosa Plastics của Đài Loan không nên hy sinh môi trường sống của các nạn nhân. Cần chấm dứt ngay hành vi gây ô nhiễm, công bố thông tin liên quan như dữ liệu giám sát môi trường và có một tổ chức thuộc bên thứ ba có tính chất công bằng để tham gia."

"Cũng cần phải giải thích và thảo luận với người dân Việt Nam để xây dựng kế hoạch và lên lịch trình khôi phục môi trường biển," các nhóm cho biết trong một tuyên bố chung do Quỹ Quyền môi trường có trụ sở tại Đài Loan đưa ra.

'Không thể phủi tay'

Trong khi đó, FPG đã đưa ra một tuyên bố thay mặt Formosa Hà Tĩnh nhấn mạnh rằng họ đã thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách làm theo hướng dẫn của chính phủ Việt Nam và trả số tiền một lần cho chính phủ vào tháng 8/2016 để bồi thường cho ngư dân ở bốn tỉnh miền trung, theo chỉ thị của chính phủ rằng chính phủ sẽ xử lí việc phân phối tiền.
Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp nói về việc trực tiếp tới Đài Loan mục kích Formosa.



"Trong hai năm kể từ khi Ha Tĩnh Steel Corp chính thức đầu tư và sản xuất, tất cả nước thải và khí thải thải đều đáp ứng luật pháp của chính phủ Việt Nam về tiêu chuẩn khí thải," tuyên bố viết.

Nhưng các nhóm lập luận rằng Formosa Hà Tĩnh và FPG không thể đơn giản phủi tay trước vấn đề bằng cách trả tiền cho chính phủ.

"Các nạn nhân Việt Nam đã không nhận được bồi thường mà lẽ ra họ phải được nhận. Và tại sao chính phủ Việt Nam có thể đứng ra yêu cầu bồi thường thay cho các nạn nhân? Nếu thảm họa xảy ra ở Đài Loan, thật khó có thể tưởng tượng rằng chính phủ có thể yêu cầu bồi thường thay mặt cho các nạn nhân theo ý muốn, và sau khi yêu cầu, nó không cung cấp đầy đủ (bồi thường) cho các nạn nhân," theo tuyên bố của các nhóm.

Hạn chót để các nguyên đơn khác tham gia vụ kiện là ngày 30/6/2019, vì pháp luật Việt Nam đặt ra thời hạn ba năm kể từ thời điểm thừa nhận sai phạm (Cindy Sui)

Họ cũng yêu cầu Formosa Hà Tĩnh tiết lộ thông tin giám sát ô nhiễm và không được để cho cư dân địa phương không biết gì về chủng loại và số lượng chất ô nhiễm mà nó thải ra môi trường.

Các tổ chức phi chính phủ tại Đài Loan cũng thúc giục FPG, một hãng có lịch sử vi phạm ô nhiễm lâu dài ở Đài Loan và gần đây ở nước ngoài, kể cả ở bang Delwar, Hoa Kỳ, kiểm tra kỹ lưỡng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và xử lý nghiêm các vấn đề mà các nhà máy của họ gây ra. Họ cũng kêu gọi chính phủ Đài Loan buộc các công ty của Đài Loan như FPG đầu tư ra nước ngoài phải chịu trách nhiệm cho các vi phạm về an toàn môi trường và nhân quyền.

"Vụ việc này thực sự là một điều xấu hổ đối với Đài Loan," Yu Yi-chia, một nhà vận động từ Hiệp hội Nhân quyền Đài Loan nói.
Mặt hàng hải sản khô vẫn chưa được đền bù, theo nhiều người dân.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage caption

"Mỗi quốc gia đều có trách nhiệm giám sát các đầu tư của các công ty của mình ở nước ngoài," Chen Jing-jie, một nhà vận động cho Covenants Watch nói.

Nạn nhân, ông Nguyễn, nói mặc dù ông có việc làm ở Đài Loan, nhưng ông gặp nhiều khó khăn vì phải rời khỏi Việt Nam để kiếm sống và ông cũng phải phụng dưỡng cha mẹ, những người không thể đánh cá như họ đã từng làm .

"Chúng tôi muốn công lý. Tôi không biết chúng tôi sẽ thắng kiện vụ này hay không, nhưng tôi nghĩ nếu tất cả chúng tôi nỗ lực hết mình, chúng tôi sẽ đạt được kết quả, ông Nguyễn nói.

Được biết, các tổ chức Phi chính phủ đã khẳng định khoản tiền đòi công lý trong vụ kiện là 4 triệu đôla Mỹ, nhưng số tiền này luôn có thể được tăng lên sau đó.

Tuy nhiên, hạn chót để các nguyên đơn khác tham gia vụ kiện là ngày 30/6/2019, vì pháp luật Việt Nam đặt ra thời hạn ba năm kể từ thời điểm thừa nhận sai phạm, và ngày 30/6/2016 là ngày Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh của Đài Loan đưa ra lời xin lỗi công khai.