Trần Đình Sử
Văn hoá là nền tảng để phát triển con người, xã hội, văn hoá, khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật. Thành quả văn hoá, nghệ thuật phương Tây mà ta tiếp nhận hôm nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ thời cổ đại, trung đại, qua phục hưng, qua khai sáng, từ thế kỉ 18, 19 đến thế kỉ 20. Sự kiện quan trọng nhất của thế kỉ !8 – 19 là sự hình thành ý thức cá nhân về con người, về nhân cách, tài năng, đạo đức. Ý thức về cá nhân ấy tương hợp với xã hội hiện đại tôn trọng các quyền tự do của con người, như tự do ý chí, tự do ngôn luận, trách nhiệm xã hội, làm cho con người được phát triển cao độ mà các thành quả mọi mặt của hôm nay là sản phẩm sáng tạo của nó.
Nhưng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, TQ, Việt Nam đã cắt đứt mạch phát triển tự nhiên liên tục ấy của con người của các quốc gia đó. Họ đào tạo con người xã hội chủ nghĩa, chống chủ nghĩa cá nhân, đồng nhất chủ nghĩa cá nhân với mọi thứ ích kỉ, tham lam xấu xa nhất, khiến cho ý thức cá nhân ở các nước ấy không được phát triển lành mạnh, con người mất năng lực sáng tạo, mất lòng tự trọng, chỉ quen làm việc hành động tập thể kiểu bầy đàn, phong trào.
Con người Việt Nam chưa đoạn tuyệt hẳn với con người phong kiến, chưa phát triển ý thức cá nhân, lại đã bập ngay vào cái chủ nghĩa tập thể bầy đàn của chủ nghĩa xã hội thô thiển, trên thực tế là lặp lại giản đơn con người phong kiến kiểu mới, trung với đoàn thể, trung với vua, hiếu với dân. Văn học Việt Nam chưa được phát triển với ý thức cá nhân phát triển lành mạnh, tột độ đã quay về với văn học tuyên truyền, mà thực chất là văn học tu từ kiểu trung đại.
Nếu ngày nay ta đã hiểu, xã hội không thể phát triển nếu bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, kinh tế thị trường thì cũng vậy, con người không phát triển nếu bỏ qua giai đoạn phát triển chủ chủ nghĩa cá nhân, ý thức cá nhân hoặc chỉ đào tạo con người xã hội chủ nghĩa.
Chính con người xã hội chủ nghĩa đã được giáo dục trong các nhà văn đã trở ngại cho họ trong việc sáng tạo ra.