Quan lại nhà Thanh phủ lục trước các tướng lĩnh quân đội Thiên hoàng Nhật Bản. |
Ngay từ ngày
đầu thực hiện cải cách mở cửa (1978), Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện tham vọng
toàn cầu. Từ khi trở thành cường quốc thứ 2 về kinh tế, khát khao bá chủ thế
giới của Trung Quốc đã hoàn toàn bộc lộ rõ.
Lý giải về
tham vọng Trung Quốc, nhiều người thường nghĩ ngay đến “tư tưởng Đại Hán”.
Không sai. Ngay từ nhỏ, mọi đứa trẻ Trung Quốc đều đã được giáo huấn bằng “bát
mục” mà mục tiêu cuối cùng là “bình thiên hạ”. Nhưng ít người biết rằng, cơn
điên Trung Quốc còn có nguyên nhân khác nữa: sự bùng nổ của nỗi ẩn ức ngót ngàn
năm.
Thực tế lịch
sử cho thấy, từ năm 1271 đến năm 1911, Trung Quốc chỉ nằm dưới quyền thống trị
của siêu tộc Hán 276 năm. Thời gian còn lại, đất nước Trung Hoa vĩ đại nằm dưới
quyền thống trị của các tộc người thiểu số Mông Cổ và Mãn Thanh, đồng thời luôn
chịu sự khinh khi của đám tây lông nhiều tàu to súng lớn. Năm 1271, triều đình
nhà Tống thất thủ trước vó ngựa thiện chiến của đám thiểu số du mục Mông Thát.
Triều đình nhà Nguyên được xây dựng và cai trị Trung Quốc ngót 1 thế kỷ. Năm
1368, Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên, thiết lập lại trật tự Trung Quốc
thuộc siêu tộc Hán. Nhưng đến năm 1644, nhà Đại Minh lại bị bát kỳ Mãn Thanh
đánh bại hoàn toàn. Dòng họ Ái Tân Giác La của Mãn tộc thiểu số bắt đầu cai trị
Trung Quốc từ đó cho đến năm 1911. Trong suốt mấy trăm năm nằm dưới sự thống
trị của Mông Thát và Mãn Thanh, các tài tử văn nhân bụng đầy chữ cũng như những
võ tướng tinh thông thập bát ban võ nghệ của siêu tộc Hán cúc cung tận tụy bưng
bô cho giới quý tộc thiểu số Mông Mãn. Nỗi nhục có một không hai trên thế giới,
cũng là nỗi nhục chưa từng có trong lịch sử Trung Hoa.
Chưa hết, từ
sau chiến chiến tranh nha phiến lần thứ nhất (1842), Trung Quốc bắt đầu bị các
nước tư bản phương Tây xâu xé. Bọn tây lông ép nhà Đại Thanh ký kết hết hiệp
định này đến hiệp định khác, cơ bản là phải nhượng bộ đất đai và đặc biệt là
các đặc quyền đặc lợi về kinh tế. Thậm chí, mấy “thằng” tây bé tí như Hòa Lan
hoặc Bồ Đào Nha cũng nhảy vào chia phần và có thể chỉ mặt chửi mắng mấy anh Đại
Thanh to xác mà hèn đớn. Khắp các tô giới của tây lông, đâu đâu cũng thấy những
biến báo “Cấm chó và người Trung Quốc”.
Vẫn chưa
hết, nỗi xỉ nhục đến từ các “chú lùn” Nhật Bản mới thực sự khó tiêu hóa. Sau
chiến tranh Giáp Ngọ 1894, Trung Quốc Đại Thanh không chỉ mất hạm đội Bắc Dương
hùng mạnh, mất thuộc quốc Triều Tiên, mà còn phải cắt đất Liêu Đông và bồi
thường 200 triệu lạng bạc chiến phí cho Nhật Bản. Từ đó, Trung Quốc trở thành
kèo dưới so với chư hầu cũ Nhật Bản. Người Nhật nghĩ ra cách làm nhục không thể
thâm thúy hơn: dán lên trán Trung Hoa Đại Thanh 4 chữ “Đông Á bệnh phu” (kẻ yếu
hèn bệnh hoạn ở Đông Á). Năm 1931, Nhật Bản bắt đầu chiếm vùng Hoa Bắc. Đến
1937, Nhật Bản đánh chiếm Lư Câu Kiều, chính thức đặt chân vào khu vực đầu não
Trung Quốc. Từ đó đến tháng 9/1945, cuộc chiến Trung Nhật dằng dai khó phân thắng
bại. Cả Quốc và Cộng của Trung Hoa đều không hề có chiến thắng đáng tự hào nào
trước Nhật Bản. “Bách đoàn đại chiến” của Bành Đức Hoài cũng khó có thể coi là
một chiến thắng quân sự. Nó là một phép thắng lợi tinh thần nhiều hơn. Trung
Quốc chỉ thoát khỏi tử thần Nhật Bản nhờ sức mạnh của quân đội Đồng Minh và
Liên Xô.
Sau chiến
tranh thế giới thứ II, nhất là từ sau 1949, Trung Quốc bắt đầu mon men trở lại
bàn cờ chính trị quốc tế. Nhưng lúc này, sức mạnh quân sự cũng như kinh tế của
Trung Quốc không đáng để Tây Âu và Bắc Mỹ quan tâm. Mấy vạn Chí Nguyện quân
Trung Quốc nằm lại trên đất Triều Tiên cũng chỉ giành được quyền kiểm soát cho
ông cháu nhà Kim Ủn đến vĩ tuyến 38. Một vài trận pháo kích sang đảo Mã Tổ chưa
đủ sức gãi ghẻ Trung Hoa Dân Quốc của họ Tưởng. Trong các cuộc xung đột biên
giới dằng dai với Liên Xô, Ấn Độ và Việt Nam, Trung Quốc không thể hiện được
sức mạnh vượt trội. Bên kia đại dương, một Nhật Bản bại trận mà chỉ trong vòng
20 năm đã trở thành một cường quốc kinh tế. Người Trung Quốc ngứa cả 2 con mắt.
To xác mà bất lực. Nỗi ẩn ức ngày càng chất chứa.
Dưới thời
Mao và Đặng, Trung Quốc như con chó điên bị xiềng xích. Hàng ngày, nó được nuôi
dưỡng bằng nỗi ẩn ức ngót ngàn năm và tẩm bổ bằng tư tưởng Đại Hán, nay đã
chuyển thành Đại Trung Hoa. Đặng Tiểu Bình là kẻ mượn dao kéo phương Tây để mài
nanh vuốt sắc nhọn hơn, nhưng Tập Cận Bình mới chính là người đã tháo xích cho
con chó điên đó xổng chuồng.
Thế giới đang phải đối mặt với một con chó điên
chất chứa nỗi uất hận ngót ngàn năm. Và thật không may, Việt Nam lại nằm gần
tầm đớp của nó nhất. Nguy tai!