13 juin 2019

Ai đang bảo kê cho Công ty Thuận Phong





Xin hỏi bà chủ tịch quốc hội Kim Ngân: Ai đang bảo kê cho Công ty Thuận Phong đẩy hơn 60 triệu nông dân vào cảnh túng quẫn? Việc bà ngăn bộ trưởng Tô Lâm giải trình trước quốc hội có phải là hành động bao che cho tội ác của Thuận Phong

Sai phạm của công ty Thuận Phong đã quá rõ ràng, thậm chí 6 Bộ ngành cũng khẳng định là công ty này kinh doanh hàng giả. 


Rồi lại đích thân Thủ tướng, Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý, thậm chí vụ việc này đã được mổ xẻ thông qua 2 kỳ họp Quốc hội. Thế nhưng đến tận hôm nay, Thuận Phong vẫn bình an vô sự. Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao Thuận Phong không bị khởi tố? Thế lực nào bảo kê cho tội các của Thuận Phong?
Trong khi Công ty Thuận Phong đã sử dụng thủ đoạn sản xuất phân bón, làm giả nguồn gốc, xuất xứ “Made in USA” rồi tiêu thụ ra thị trường, khiến hàng triệu nông dân điêu đứng.

Nước ta có khoảng 70% dân số đang sống bằng nghề nông. Trong khi những người nông dân ấy bán mặt cho đất bán lưng cho trời để tạo ra hạt gạo nuôi hơn 90 triệu dân, và góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Thì Thuận Phong vì lợi nhuận đã đẩy họ vào cảnh túng quẫn, bởi khi người nông dân sử dụng phân bón giả của c.ô.ng ty này, ảnh hưởng đến cây trồng nhẹ thì giảm năng suất, nặng thì C cây, và lâu dài thì đất đai cằn cỗi, tạo ra sản phẩm kém chất lượng, khiến mùa màng thất thu. Hành động của Thuận Phong gián tiếp cướp mất bữa cơm có thịt của người nông dân, cướp mất cơ hội được ở một mái nhà đủ che mưa tránh nắng, cướp mất cơ hội cho những đứa trẻ được đến trường, được vào đại học…

Ở tầm vĩ mô, hành vi gian trá của Thuận Phong còn xảy ra biết bao nhiêu hệ lụy: Mỗi năm, ngân sách hao hụt gần 60.000 tỷ đồng vì nạn sản xuất phân bón giả. Làm bất ổn nền an ninh lương thực nước nhà do năng suất giảm, gây thất thu. Làm mất uy tín VN trên trường quốc tế vì nông sản xuất khẩu bị trả về (do kém chất lượng)….
Sản xuất phân bón giả cướp đi kế sinh nhai của người nông dân đây là tội ác không thể tha thứ. Mặc dù, hành vi của Thuận Phong đã được sáu Bộ, ngành thống nhất khẳng định là sản xuất phân bón giả, nhưng từ tháng 4/2015 đến nay vẫn chỉ dừng ở mức xử lý hành chính, chưa k.hởi t.ố v.ụ a'n. Câu hỏi đặt ra ở đây là, Thuận Phong là ai, có thế lực nào chống lưng mà dù có bão cấp mấy đi nữa vẫn không bị bứng gốc?


Sai phạm Thuận Phong được bảo kê


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình kiêm trưởng ban chỉ đạo Quốc gia 389 đã nhiều lần ra mặt, chỉ đạo xử lý nghiêm vụ việc, song đến nay không hiểu sao các ban ngành cấp dưới vẫn cố tình phớt lờ, bằng cách nào đó bao che, tiếp tay cho nhau để bỏ qua các sai phạm của Thuận Phong. Câu hỏi vì sao vụ việc đích thân Thủ tướng và Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nhưng rốt cuộc đến nay vẫn chưa ngã ngũ? Vì sao lại có chuyện phép vua thua lệ làng?

Không dừng lại ở đó, vấn đề Thuận Phong còn được mang ra bàn họp Quốc hội để mổ xẻ. Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ bức xúc. Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng lo ngại: “Vụ phân bón giả Thuận Phong bị chìm xuồng”. Còn ĐB Nguyễn Sĩ Cương thì: “đề nghị đồng chí Viện trưởng Viện Kiểm s.á.t Nhân dân ghiên cứu và có những chỉ đạo cho phù hợp”. ĐB Lê Thanh Vân: “Tôi mong rằng vụ này sớm bị khởi tố để trả lời cho công luận”.

Vụ việc này đã được chất vấn xuyên qua 2 nhiệm kỳ của Quốc hội. Đến kỳ họp Quốc hội tháng 5-6 năm 2019, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân lại một lần nữa đặt câu hỏi về Thuận Phong nhưng lại bị “chặn họng”. Vì sao vụ Thuận Phong lại không được mang ra bàn luận? Đây là vấn đề ảnh hưởng đến sự sống còn của người dân và sự an nguy an ninh lương thực của nước nhà cơ mà? Sao không bàn bạc xử lý vấn đề nóng, gây bức xúc xã hội mà lại mất thời gian cho ngành rượu bia? Sao lại ngứa một đằng gãi một nẻo như thế?


Thế lực nào chống lưng cho Thuận Phong?


Lẽ ra người dân cần biết, những thế lực nào “mạnh” đến mức phủ định cả những ý kiến của những lãnh đạo Chính Phủ và kết luận của 6 bộ ngành về vụ phân bón giả này? Nhưng lại bị bưng bít thông tin. Vì sao người ta lại bao che cho tội ác của Thuận Phong? Liệu lợi ích của hơn 60 triệu nông dân thua cả lợi ích của Thuận Phong và thế lực chống lưng?

Dư luận từng đồn thổi chủ của Thuận Phong là “con cháu của quan chức” nào đó, nên mới thuê được đất quân đội và sản xuất phân bón giả, khiến hàng triệu nông dân điêu đứng. Phải chăng đây cũng là lý do khiến Thuận Phong dễ dàng lọt lưới pháp luật? Qua vụ việc của Thuận Phong cho ta thấy, hậu quả “nhóm lợi ích” gây ra, đưa đất lợi ích của người dân và đất nước đứng trước những nguy cơ khôn lường.

Từ Thuận Phong cho thấy sức mạnh của nạn bảo kê của nhóm lợi ích là không thể xử lý. Nếu không quyê't liệt bài trừ vấn nạn này sẽ lây lan và trở thành dịch bệnh bùng pha't khắp cả nước. Thì e là đến lúc đó, có dập cũng không tắt nổi.