GS.
Nhà giáo nhân dân Nguyễn Ngọc Lanh
Chủ nghĩa xã hội (CNXH) còn xa lắc, dù 30
năm nay tên nước ta là như thế.
Trong một văn bản dài thì đoạn mở đầu của nó nhằm đưa nhanh người đọc đi tới chỗ mà người soạn thảo muốn; còn đoạn kết nhằm chốt lại điều gì đó.
Đoạn kết dự thảo Cương Lĩnh trình đại hội XI viết (nguyên văn):
Trong một văn bản dài thì đoạn mở đầu của nó nhằm đưa nhanh người đọc đi tới chỗ mà người soạn thảo muốn; còn đoạn kết nhằm chốt lại điều gì đó.
Đoạn kết dự thảo Cương Lĩnh trình đại hội XI viết (nguyên văn):
Cương lĩnh này là ngọn cờ chiến đấu vì thắng
lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng hiện nay và trong những thập kỷ tới.
Thực hiện thắng lợi Cương lĩnh này, nước nhà nhất định trở thành một nước xã hội
chủ nghĩa phồn vinh.
Đảng kêu gọi tất cả những người cộng sản, toàn thể đồng bào ở trong nước và ở nước ngoài mang hết tinh thần và nghị lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Cương lĩnh, vững bước đi tới tương lai.
Đảng kêu gọi tất cả những người cộng sản, toàn thể đồng bào ở trong nước và ở nước ngoài mang hết tinh thần và nghị lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Cương lĩnh, vững bước đi tới tương lai.
Như vậy, theo văn kiện, muốn tới CNXH phải đi
“từng bước quá độ”, mỗi bước tính bằng “những thập kỷ” (bước đầu,
kể từ khi đổi tên nước năm 1976 là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho
đến nay đã là trên ba chục năm và chỉ còn nước ta - có lẽ là nước cuối cùng
cùng với Libya (Đại Dân quốc Nhân dân Xã hội Chủ nghĩa Ả Rập
Libya) mà quốc hiệu có cụm từ “xã hội chủ nghĩa”1 ).
Sẽ gian khó, phức tạp, do vậy đảng ta phải nhấn mạnh Cương Lĩnh là “ngọn cờ
chiến đấu”; và phải huy động mọi nguồn lực của “toàn đảng, toàn dân”,
“mang hết tinh thần, nghị lực phấn đấu” để thực hiện. Dẫu vậy, phải hết thời
kỳ quá độ nước ta mới “thành một nước XHCN”. Lại còn thời kỳ đi
lên CNCS tiếp theo nữa chứ.
Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta (Cương Lĩnh). Nếu đúng vậy, đảng CSVN cần giữ vững sứ mạng lãnh đạo và cầm quyền, dù hết sức lâu dài, nhưng đó là do lịch sử trao phó - cho tới tận khi nào nước ta có CNXH, rồi chủ nghĩa Cộng Sản, dân ta bước vào Thế Giới Đại Đồng. Tính ra, không thể dưới vài-ba thế kỷ. Trung Quốc dự kiến một thế kỷ để có “cơ sở vật chất ban đầu” của CNXH mà vẫn bị coi là quá lạc quan.
Chốt lại, thời kỳ quá độ sẽ rất dài, CNXH còn rất xa.
XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH là tên văn bản.
Do vậy, điều đương nhiên là văn bản phải sử dụng các từ CNXH và XHCN. Và quả nhiên, chúng xuất hiện hơi nhiều: 22 lần đối với tính từ XHCN và 15 lần đối với danh từ CNXH.
Cái gọi là “CNXH” mà dân Liên Xô tốn cả đời người để xây dựng, rốt cuộc lại không phải là CNXH. Chính dân Liên Xô đã hoảng sợ đưa nó vào Lịch Sử - như loạt bài của THỜI NAY nêu trên báo Nhân Dân điện tử (tháng 10-2010). Rõ ràng, CNXH dù trên giấy tốt đẹp đến đâu, vẫn không phải cái có thể đem thử nghiệm tuỳ hứng trong cuộc sống. Và, kể từ khi Mác và Enghen công bố Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản cho Quốc tế cộng sản Đệ Nhất tới nay đã 162 năm, trên hành tinh chúng ta chưa đâu có CNXH đích thực. Trong khi đó, các bậc cách mạng tiền bối khi nói về CNXH (trên lý thuyết, tất nhiên) lại chỉ chấm phá vài nét khá sơ sài, khiến không ai có thể mường tượng cho cụ thể được. Chính Lê nin cũng không hình dung ra nó khi ông phải thay chính sách “cộng sản thời chiến” bằng NEP. Còn Stalin - người có công sáng tạo cụm từ “chủ nghĩa Mác-Lênin”, cũng là người xác định nội hàm cho nó, và đích thân áp dụng nó để xây dựng CNXH – thì rốt cuộc lại thành một chế độ mang đặc trưng “phương thức sản xuất châu Á”, rất lạc hậu, khá tàn bạo. Nông nỗi nào ra thế?
Dẫu sao, hãy thống nhất một điều, từ nay hễ nói tới cụm từ “chủ nghĩa Mác-Lênin”, chúng ta phải nhớ tới người sáng tạo ra nó: Stalin.
Chốt lại, CNXH (danh từ) còn khó hình dung, chưa ở đâu có; vậy thì XHCN (tính từ) càng cần được tìm hiểu cho thấu đáo. Nhất là, với một văn bản nghiêm túc như Cương Lĩnh – liên quan quãng đường tính bằng thế kỷ, lôi cuốn toàn dân tộc ta vào cuộc – càng phải được hiểu cho tường tận.
Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta (Cương Lĩnh). Nếu đúng vậy, đảng CSVN cần giữ vững sứ mạng lãnh đạo và cầm quyền, dù hết sức lâu dài, nhưng đó là do lịch sử trao phó - cho tới tận khi nào nước ta có CNXH, rồi chủ nghĩa Cộng Sản, dân ta bước vào Thế Giới Đại Đồng. Tính ra, không thể dưới vài-ba thế kỷ. Trung Quốc dự kiến một thế kỷ để có “cơ sở vật chất ban đầu” của CNXH mà vẫn bị coi là quá lạc quan.
Chốt lại, thời kỳ quá độ sẽ rất dài, CNXH còn rất xa.
XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH là tên văn bản.
Do vậy, điều đương nhiên là văn bản phải sử dụng các từ CNXH và XHCN. Và quả nhiên, chúng xuất hiện hơi nhiều: 22 lần đối với tính từ XHCN và 15 lần đối với danh từ CNXH.
Cái gọi là “CNXH” mà dân Liên Xô tốn cả đời người để xây dựng, rốt cuộc lại không phải là CNXH. Chính dân Liên Xô đã hoảng sợ đưa nó vào Lịch Sử - như loạt bài của THỜI NAY nêu trên báo Nhân Dân điện tử (tháng 10-2010). Rõ ràng, CNXH dù trên giấy tốt đẹp đến đâu, vẫn không phải cái có thể đem thử nghiệm tuỳ hứng trong cuộc sống. Và, kể từ khi Mác và Enghen công bố Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản cho Quốc tế cộng sản Đệ Nhất tới nay đã 162 năm, trên hành tinh chúng ta chưa đâu có CNXH đích thực. Trong khi đó, các bậc cách mạng tiền bối khi nói về CNXH (trên lý thuyết, tất nhiên) lại chỉ chấm phá vài nét khá sơ sài, khiến không ai có thể mường tượng cho cụ thể được. Chính Lê nin cũng không hình dung ra nó khi ông phải thay chính sách “cộng sản thời chiến” bằng NEP. Còn Stalin - người có công sáng tạo cụm từ “chủ nghĩa Mác-Lênin”, cũng là người xác định nội hàm cho nó, và đích thân áp dụng nó để xây dựng CNXH – thì rốt cuộc lại thành một chế độ mang đặc trưng “phương thức sản xuất châu Á”, rất lạc hậu, khá tàn bạo. Nông nỗi nào ra thế?
Dẫu sao, hãy thống nhất một điều, từ nay hễ nói tới cụm từ “chủ nghĩa Mác-Lênin”, chúng ta phải nhớ tới người sáng tạo ra nó: Stalin.
Chốt lại, CNXH (danh từ) còn khó hình dung, chưa ở đâu có; vậy thì XHCN (tính từ) càng cần được tìm hiểu cho thấu đáo. Nhất là, với một văn bản nghiêm túc như Cương Lĩnh – liên quan quãng đường tính bằng thế kỷ, lôi cuốn toàn dân tộc ta vào cuộc – càng phải được hiểu cho tường tận.
Xin nói ngay: đến nay, chính tôi cũng chưa tường
tận, và sẵn sàng nghe mọi giải đáp.
Sử dụng một từ sẵn có phải tôn trọng nội hàm đã xác định của nó!
Chúng ta có quyền nghĩ ra một từ mới và gán cho nó một nội hàm, miễn là mọi người chấp nhận và đồng ý sử dụng nó. Điều này không dễ, trí thức nước ta đóng góp rất ít.
Căn
bệnh ấu trĩ tả khuynh, duy ý chí là căn bệnh của Đảng ta theo lời nhận xét của
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh vào dịp Đại hội VI: Căn bệnh này có liên quan đến
“nguồn gốc lịch sử là nước ta chưa trải qua giai đoạn dân chủ tư sản”, “tư
tưởng phong kiến còn nặng nề”, “trình độ kiến thức, khả năng thông tin còn thấp
kém”…
|
Không nghĩ ra từ mới thì vay mượn mà dùng,
cũng hoàn toàn là chuyện bình thường, nhưng phải tôn trọng nội hàm gốc của từ.
Đó là thái độ văn hoá, sòng phẳng và lương thiện. Các nhà cách mạng tiền bối
(Lương Văn Can, Phan Bội Châu, rồi đến Hồ Chí Minh…) đều có thái độ như vậy khi
sử dụng các khái niệm mới - của cách mạng tư sản - như dân chủ, tự do,
dân quyền, pháp quyền… vân vân. Chúng ta vẫn cứ dùng, không cần chú thích
gì thêm, chứng tỏ chúng được hiểu theo nguyên gốc. Khi cần giải thích để đồng
bào trình độ thấp cũng hiểu được, các vị vẫn trung thành với nghĩa gốc của từ
ngữ.
Sau này, nhiều từ được một số người gắn thêm tính từ, như “kiểu phương Tây” và “kiểu phương Đông” (ví dụ: phá sản "kiểu Việt Nam"...) để phân biệt…
Không khó lắm để nhận ra mục đích của sự phân biệt: vì học thuật hay vì cái khác.
Trước hết, liệu chúng có khác biệt thật hay không. Thứ hai, nếu có, bối cảnh dùng từ có cần phân biệt hay không. Cuối cùng tính từ thêm vào để phân biệt có bóp méo hay đảo ngược khái niệm gốc không. Giả sử, nếu thật sự có hai kiểu dân chủ (phương Tây và phương Đông) thì nội hàm cơ bản/ bản chất của khái niệm dân chủ vẫn phải là một. Phần khác biệt, dù kể lể ra vô số, nhưng cộng lại vẫn chỉ là chi tiết. Để dễ hiểu, đã là “người” thì dù ở phương Tây hay phương Đông vẫn cứ là “người”, dù có thêm cả đống tính từ để phân biệt rõ thêm.
Thêm XHCN vào khái niệm (để phân biệt) là cần thiết, nhưng xin chú ý…
Tính từ XHCN được dùng để nêu tính ưu việt của CNXH so với các chủ nghĩa khác. Nguyên tắc muôn thuở là, tính từ không được phép làm thay đổi nghĩa cơ bản của danh từ - như trên đã nêu. Khi ta nói “xã hội XHCN” thì “xã hội” là một danh từ có nội hàm cơ bản đã xác định, không ai được tự ý thay đổi. Nhưng khái niệm “xã hội XHCN” là cái hoàn toàn mới hơn (chưa có mô hình trên thực tế), do vậy chúng ta buộc phải xác định rõ nội hàm (lý thuyết) cho nó. Đương nhiên, chúng ta có quyền dùng suy nghĩ chủ quan để gán cho nó một nội dung theo ý ta muốn - tất nhiên có dựa vào những căn cứ khoa học nào đó. Ví dụ, với Việt Nam thì nội hàm của “xã hội XHCN” là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh… Hai vấn đề sẽ nảy sinh:
a) Nội hàm này đã đặc trưng/ bản chất chưa? Chú ý: càng phải dài dòng giải thích, kể lể, lại càng ít đặc trưng (nếu không cẩn thận, có khi nó chỉ mới đặc trưng cho “xã hội tư sản văn minh” ở thời kỳ phát triển rất cao);
Sau này, nhiều từ được một số người gắn thêm tính từ, như “kiểu phương Tây” và “kiểu phương Đông” (ví dụ: phá sản "kiểu Việt Nam"...) để phân biệt…
Không khó lắm để nhận ra mục đích của sự phân biệt: vì học thuật hay vì cái khác.
Trước hết, liệu chúng có khác biệt thật hay không. Thứ hai, nếu có, bối cảnh dùng từ có cần phân biệt hay không. Cuối cùng tính từ thêm vào để phân biệt có bóp méo hay đảo ngược khái niệm gốc không. Giả sử, nếu thật sự có hai kiểu dân chủ (phương Tây và phương Đông) thì nội hàm cơ bản/ bản chất của khái niệm dân chủ vẫn phải là một. Phần khác biệt, dù kể lể ra vô số, nhưng cộng lại vẫn chỉ là chi tiết. Để dễ hiểu, đã là “người” thì dù ở phương Tây hay phương Đông vẫn cứ là “người”, dù có thêm cả đống tính từ để phân biệt rõ thêm.
Thêm XHCN vào khái niệm (để phân biệt) là cần thiết, nhưng xin chú ý…
Tính từ XHCN được dùng để nêu tính ưu việt của CNXH so với các chủ nghĩa khác. Nguyên tắc muôn thuở là, tính từ không được phép làm thay đổi nghĩa cơ bản của danh từ - như trên đã nêu. Khi ta nói “xã hội XHCN” thì “xã hội” là một danh từ có nội hàm cơ bản đã xác định, không ai được tự ý thay đổi. Nhưng khái niệm “xã hội XHCN” là cái hoàn toàn mới hơn (chưa có mô hình trên thực tế), do vậy chúng ta buộc phải xác định rõ nội hàm (lý thuyết) cho nó. Đương nhiên, chúng ta có quyền dùng suy nghĩ chủ quan để gán cho nó một nội dung theo ý ta muốn - tất nhiên có dựa vào những căn cứ khoa học nào đó. Ví dụ, với Việt Nam thì nội hàm của “xã hội XHCN” là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh… Hai vấn đề sẽ nảy sinh:
a) Nội hàm này đã đặc trưng/ bản chất chưa? Chú ý: càng phải dài dòng giải thích, kể lể, lại càng ít đặc trưng (nếu không cẩn thận, có khi nó chỉ mới đặc trưng cho “xã hội tư sản văn minh” ở thời kỳ phát triển rất cao);
Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây
dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân
dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện
phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu
nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới (trích Dự thảo Cương Lĩnh).
b) Nếu (về lý thuyết) được coi là đặc trưng, liệu thực tiễn có chấp nhận nó? Câu hỏi này chỉ tương lai hàng thế kỷ mới trả lời được. Như trên đã “chốt lại”, thời kỳ quá độ rất dài, thế hệ trẻ em sinh năm 2010 chưa hẳn đã thấy CNXH. Do vậy, chúng ta cần có đủ khiêm tốn để không quá khẳng định hoặc quá ca ngợi một sự vật chưa hiện hình.
Với các khái niệm khác có gắn tính từ XHCN, như: Chế độ XHCN, nhà nước XHCN, Quốc hội XHCN, pháp quyền XHCN, dân chủ XHCN, bầu cử XHCN, con đường XHCN, định hướng XHCN, Tổ quốc XHCN,… vân vân, cũng đều phải làm rõ như vậy. Tất cả, chúng mới chỉ tồn tại về lý thuyết với nội hàm chưa xác định - trừ một điều được hứa hẹn là chúng sẽ “tốt hơn” cái tương tự (đang thật sự tồn tại) của CNTB. Chúng ta không thể hành văn như chúng đã có hoặc sắp có. Nhiều khi một văn bản hết sức nghiêm túc lại nguy cơ trở thành hài hước.
Thêm một ví dụ: khái niệm "Pháp quyền"
Khái niệm “dân chủ”, “tự do”, “pháp quyền” (danh từ)… sinh ra trong chế độ tư bản, đều hàm nghĩa “tốt”, với nội hàm cơ bản đã xác định – dù nó gắn thêm tính từ nào. Hồ Chí Minh đã sử dụng chúng rất nhiều lần và phấn đấu cả đời để chúng thành hiện thực cho dân ta được hưởng. Chưa thấy ở đâu Hồ Chí Minh phân biệt “dân chủ tư sản” với “dân chủ XHCN”. Chính là các nhà lãnh đạo và lý luận sau này của đảng ta đã thêm tính từ XHCN vào các danh từ này. Do vậy, cần xác định cho rõ nội hàm, sao cho phân biệt rạch ròi với các khái niệm “gốc” mà Hồ Chí Minh đã sử dụng.
Hãy khẳng định lại: Dân chủ (tư sản) là “tốt”. Một cách rất chính đáng (nhưng cũng rất chung chung) ta có thể nói: dân chủ XHCN còn… “tốt hơn”. Nhưng ta không có quyền nêu “dân chủ XHCN” chỉ nhằm biến “dân chủ tư sản” thành… xấu. Thái độ cần thiết là kế thừa, thực hiện cái đã có sao cho tốt, rồi sau đó mới là tìm cách làm tốt hơn nữa.
Khái niệm “pháp quyền XHCN” cũng vậy – do chúng ta đặt ra, trên lý thuyết - chỉ hàm ý là sẽ “tốt hơn”, chứ nó không được phép biến pháp quyền TBCN thành… xấu. Ngược lại, pháp quyền TBCN (có từ vài trăm năm nay) vẫn đáng để nhiều Nhà Nước hiện tại phải thành tâm học tập. Chẳng hạn, Nhà Nước pháp quyền ở Mỹ đã được xác định từ 1787 khi Hiến Pháp Mỹ ra đời (tam quyền phân lập), còn phương châm “của dân, do dân, vì dân” được tổng thống Abraham Lincoln nêu lên từ cách đây 147 năm (1863). Sau hàng 1-2 thế kỷ hoàn thiện dần, nó đã cho phép đất nước này có một tổng thống da đen. Hãy khiêm tốn mà đồng thuận với nhau: Chúng ta còn xa mới đạt được như vậy (Việt kiều da vàng chưa được phép tham gia chính phủ) nhưng mong ước của chúng ta là đuổi cho kịp, sau đó mới là vượt lên trước.
Dự thảo Cương Lĩnh viết: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân… Một cách khiêm tốn, chúng ta hiểu rằng:
a) Đây là điều hiện tại ta chưa thể có (do vậy,
liệu có nên thay cách viết: Nhà nước mà chúng ta phấn đấu có được khi kết
thúc thời kỳ quá độ là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân…). Trong khi chờ đợi, chúng ta có thể cứ thực hiện Nhà Nước
pháp quyền tư sản (vẫn phải coi là “tốt”).
b) Ta đang học những nước văn minh hơn ta, dù đó là tư sản (của dân, do dân, vì dân). Học bao giờ cũng để làm.
b) Ta đang học những nước văn minh hơn ta, dù đó là tư sản (của dân, do dân, vì dân). Học bao giờ cũng để làm.
Mong rằng…
Cương Lĩnh hãy thể hiện sự khiêm tốn, thận trọng và minh bạch hơn nữa, trước hết là cân nhắc kỹ khi sử dụng tính từ XHCN. Các khái niệm Nhà nước XHCN, pháp quyền XHCN, dân chủ XHCN, xã hội XHCN, tổ quốc XHCN… mới chỉ có trên lý thuyết.
Mác dạy: tồn tại xã hội sinh ra ý thức xã hội. Chưa ở đâu có CNXH hiện thực để sinh ra các loại ý thức XHCN.
Tôi hiểu vì sao có những vị góp ý nên có Cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân - bước đầu của CNXH (đăng trên chungta.com). Với cương lĩnh Dân chủ Nhân Dân, chúng ta chẳng cần dùng một tính từ liên quan tới một khái niệm chỉ có mặt trên lý thuyết, xa xôi, còn rất lâu mới thành hiện thực.
1 Một số nước có chế độ nhiều nét tương tự
nước ta có tên quốc hiệu không có cụm từ "Xã hội Chủ nghĩa": Cuba (Cộng
hòa Cuba), Myanma (Cộng hòa Liên bang Miến Điện), Trung
Quốc (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), Lào (Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào), Campuchia (Vương quốc
Campuchia), Triều Tiên (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều
Tiên), Albania (Cộng hoà Albania), Thụy Điển (Vương
quốc Thụy Điển), Venezuela (Cộng hòa Bolivar Venezuela), Nam
Yemen (Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Yemen), Algérie (Cộng
hoà Dân chủ Nhân dân Algérie), Angola (Cộng hòa Angola), Mozambique (Cộng
hòa Mozambique).
31/10/2010
Nguồn: Chungta.com