Ngàn Hương
Ngày 26/8/2020 vừa qua, báo chí đồng loạt
đưa tin về việc Bộ Công an có một “sáng kiến vĩ đại”, là đề xuất giảm thời hạn
giấy phép lái xe (GPLX) từ 10 năm xuống còn 5
năm.
“Ní nuận” mà Bộ Công an đưa ra là
để quản lý tốt hơn sức khỏe của lái xe.
Đề xuất này nằm trong bản dự thảo Luật Đảm
bảo Trật tự An toàn giao thông mới nhất vừa trình Chính phủ xem xét. Trong những
lần dự thảo trước chưa có đề xuất này.
Ôi! Nghe qua thì có vẽ hợp lý, vì
mục đích rất cao cả “trên cả tuyệt vời”: Rằng “Bộ Công an chỉ vì lợi ích của
nhân dân chứ không có lợi ích nào khác”.
Nhưng khi “phát minh” này vừa được ra đời,
thì đã bị công luận phản ứng dữ dội. Và thật đáng tiếc. Sáng kiến này chỉ
“sống sót” được một ngày, đành phải “chết yểu” trong đau thương. Một đứa
con tinh thần chỉ mới chào đời được một ngày đã bị… “ mất mạng”.
Việc một cơ quan soạn thảo luật đưa ra
những đề xuất gây tranh cãi, vốn không phải là điều hiếm gặp trong những năm
qua. Với đề xuất rút ngắn thời hạn GPLX của Bộ Công an, nếu xét về mặt câu chữ
sẽ dễ lầm tưởng “rút ngắn” sẽ đi đôi với giảm tải thủ tục hành chính, bớt phiền
hà cho người dân.
Tuy nhiên, thực tế lại trái ngược hoàn
toàn. Việc rút ngắn thời hạn GPLX từ 10 năm xuống còn 5 năm đồng nghĩa với việc
người được cấp GPLX sẽ tăng gấp đôi số lần đi làm thủ tục đổi bằng lái xe. Và họ
sẽ mất gấp đôi số tiền cho thủ tục này. Đó là chưa kể, sẽ còn những yêu cầu
liên quan nào nữa kèm theo trong mỗi lần đổi bằng chưa được tính đến.
Việc rút ngắn thời hạn GPLX, đương nhiên
sẽ được lý giải nhằm mục đích nâng cao chất lượng, chuyên môn lái xe. Tuy
nhiên, nếu cơ quan quản lý có mục đích rõ ràng trong việc đổi GPLX là cập nhật
kiến thức cho người dân thì việc đổi mới có ý nghĩa. Trong khi GPLX 5 năm phải
đổi nhằm mục đích gì thì chưa rõ.
Trong khi người Việt Nam có chỉ số IQ
cao mà chưa có đường sắt cao tốc để cho trẻ em đi học, đàn bà đi chợ được thuận
tiện, như để xuất của ĐBQH Trần Tiến Cảnh (Đoàn Hà Nam) vào năm 2010,
thì chỉ trừ những người tàn tật và già yếu, còn tất cả đều phải đi lại, như đi
làm, đi chợ, đi học.v.v..Trong số này người dùng xe ô tô rất nhiều. Mà đã sử dụng
ô tô thì phải có các loại bằng B1, B2.v.v.
Hiện nay số người sử dụng xe ô tô tại Việt
Nam tuy còn thấp, nhưng mức độ tăng trưởng hàng năm tương đối cao. Theo đánh
giá của một số đơn vị chuyên môn, thị trường ô tô Việt Nam đạt mức tăng trưởng
38% hàng năm. Như vậy đây là “mỏ vàng” cho các ngành chức năng khai thác.
Theo quy định của pháp luật hiện hành,
thì Bộ GTVT và các Sở Giao thông các địa phương mới có quyền cấp Giấy phép lái
xe. Nhưng cơ quan thường xuyên kiểm tra các loại xe cộ trên đường, theo
quy định tại Thông tư 65/2012/TT-BCA do Bộ Công an ban hành ngày 30/10/2012 và
Thông tư 45/2012/TT-BCA, do Bộ Công an ngày 27/7/2012, thì chỉ có CSGT mới có
quyền dừng xe người tham gia giao thông để kiểm tra hành chính, còn các lực lượng
khác chỉ là phối hợp mà thôi. Điều này chứng tỏ sự “phối hợp nhịp nhàng” giữa Bộ
GTVT và Bộ Công an, giữa kẻ “chuyên đập
bụi”, và “kẻ bắt chồn” là “ăn khớp” như thế nào.
Đó là chưa nói đến việc các Trung
tâm đào tạo lái xe chui, và bằng lái xe được rao bán công khai. Bằng Tiến sĩ
còn có thể mua như mua rau ngoài chợ thì bằng lái xe là cái đinh gì mà không
mua được. Vì vậy nếu nhà nước muốn cho những GPLX được cấp cho người
lái xe thực sự có chất lượng, thì trước hết hãy dẹp các Trung tâm đào tạo
hầm bà lằng này đi. Chứ đừng có chăm chăm nhìn vào những tầm bằng vô tri vô
giác kia có thời hạn mấy năm, và tìm cách tăng thu nhập từ những mảnh giấy vô hồn
ấy.
Nói về việc mua bán bằng cấp để từ đó
“luồn lách và leo lên”, mới đây tại Bình Thuận, người ta đã phát hiện ra 2 người
trình độ chưa hết “lớp 3 trường làng”, nhưng đã leo lên, một người là Hiệu trưởng,
Bí thư Đảng ủy Trường Chính trị Bình Thuận, là ông Lê Trung Quân, và bà
Nguyễn Thị Hồng Hiếu, là giảng viên của trường này.
Nếu cặp đôi này không làm hồ sơ “nghiên
cứu sinh” để với tới tấm bằng Tiến sĩ, thì sự việc sẽ không bị bại lộ, và các
ngài tiếp tục đào tạo ra bao nhiêu là cán bộ “vừa hồng vừa chuyên” để đứng
trong hàng ngũ quan tham…hành dân và vơ vét?
Và mới đây, vào tháng 7/2020 vừa qua,
người ta còn có sáng kiến chia nhỏ giấy phép lái xe ra rất nhiều loại, làm cho
những người am hiểu pháp luật đọc mà cảm thấy tối mắt tối mũi.(1)
Cụ thể:Theo dự thảo Luật Giao
thông đường bộ (sửa đổi), giấy phép lái xe sẽ được chia nhỏ thành 17 loại thay
vì 12 loại như hiện hành. Điều này sẽ tạo nên sự bất cập cho những người đang sở
hữu giấy phép lái xe hiện nay. Và hàng triệu người sẽ
bị ảnh hưởng.
Theo đó, trong tổng số 17 hạng giấy phép
lái xe (GPLX) có 13 hạng có thời hạn và 4 hạng không thời hạn. Trong đó, điều
gây tranh cãi nhất liên quan đến GPLX của xe máy – loại phương tiện thông dụng
và chiếm số lượng lớn nhất nước ta hiện nay.
Đối với GPLX hạng A1, theo quy định hiện
hành, người có GPLX hạng A1 được điều khiển xe có dung tích xi-lanh từ trên
50cc đến dưới 175cc.
Với dự thảo Luật GTĐB sửa đổi, chỉ cho
phép người có GPLX hạng A1 được điều khiển xe có dung tích xi-lanh đến 125cc và
động cơ điện có công suất từ 4 đến 11kW.
Quy định này khiến nhiều người băn khoăn
khi các loại xe có dung tích xi-lanh từ 125cc – 175cc hiện nay tại Việt Nam khá
thông dụng, số lượng có thể lên tới cả trăm ngàn chiếc.
Có thể kể tên một số loại xe như Honda
SH 150cc, Airblade 150cc, Honda Winner 135cc, Yamaha Exciter 135&150 cc,
Yamaha Nouvo 135cc hay NVX 155cc,…
Những người đang sở hữu các loại xe này
buộc phải chuyển hạng GPLX. Như vậy là buộc những người đang sử dụng các loại
xe trên phải học, phải thi lại từ A đến Z, và lại là tiền.
Không chỉ xe 2 bánh, Dự thảo Luật Giao
thông đường bộ sửa đổi còn đưa ra những quy định đối với xe ô tô. Một
trong những đề xuất này là quy định người có GPLX hạng B1 không còn được điều
khiển ô tô mà chỉ được lái xe mô tô 3 bánh hoặc các loại xe quy định cho GPLX hạng
A0, A1.
Còn GPLX hạng B2 cũng được điều chỉnh là
chỉ cấp cho người điều khiển xe số tự động. Nếu muốn được điều khiển thêm ô tô
số sàn cho cùng hạng B2 sẽ phải chuyển đổi sang GPLX hạng B.
Đây chỉ là một vài trong số hàng chục những
thay đổi chỉ riêng về GPLX trong dự thảo Luật. Nếu dự thảo Luật Giao thông đường
bộ sửa đổi được thông qua, ước tính sẽ có hàng triệu người dân bị ảnh hưởng.
Còn n ớ thời gian trước,
từ chỗ luật cho phép người điều khiển mô tô, xe máy khi qua các ngã ba, ngã tư
nếu gặp đèn đỏ vẫn được rẽ phải. Nhưng sau đó lại cấm. Và người tham gia giao
thông được vượt khi có đèn vàng trước khi có đèn đỏ. Nhưng sau đó thì quy định
này bị bỏ. Người vượt đèn vàng sẽ bị phạt như vượt đèn đỏ. Vậy thì sinh
ra tín hiệu đèn vàng để làm gì?
Một điều khá thú vị là cách đây
không lâu, Bộ Công an đề xuất cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp trong dự
án xây dựng căn cước công dân mới. Đề xuất hiện giữa lúc chương trình đổi từ chứng
minh Nhân dân sang căn cước công dân có mã vạch, vừa được triển khai và thực hiện
ở một số địa phương. Chưa biết loại giấy tờ mới này hiện đại và tiện ích bao
nhiêu nhưng nếu đề xuất này được triển khai, sẽ có 16 triệu thẻ căn cước công
dân vừa cấp cho công dân ở 16 tỉnh, TP đã thành lạc hậu và đương nhiên sẽ phải
đổi. Và người dân sẽ mất thêm thời gian và tiên bạc và bao nhiêu là phiền toái
cho việc thay đổi này. Qua đó cho thấy pháp luật tại Việt Nam cứ thay xoành xoạch
như thay áo, thích thì dùng không thích thì thay, mặc cho nó gây nên phiền phức
và tốn kém cho nhân dân thì họ chẳng cần biết.
Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh từng
nói: “Thu thế phải như người vặt lông vịt, phải biết làm sao không để cho vịt
kêu toáng lên”.
Nhưng trong trường hợp này thì các bộ đã
làm cho những con vịt sắp bị vặt lông kêu toáng lên. Vì vậy mà Bộ Công an
phải có thay đổi, rằng bằng lái xe giữ nguyên thời hạn 10 năm, không rút xuống
5 năm(2).
Đó là chuyện rút ngắn thời hạn GPLX.
Chưa biết “tính mạng” của các GPLX hạng A1 cho những người sử dụng xe phân khối
lớn, từ 125cc đến 175cc rồi sẽ ra sao, hạ hồi phân giải.
Việc xây dựng các văn bản luật sao cho
phù hợp với điều kiện thực tiễn luôn là điều tốt. Tuy nhiên, dù quy định gì,
trong văn bản luật nào đi chăng nữa cũng đều phải đặt lợi ích của Nhà nước và
người dân lên hàng đầu. Trong đó, tối giản thủ tục hành chính, bớt phiền hà tốn
kém cho người dân.
Bởi xét cho cùng, luật pháp sinh ra cũng
để phục vụ nhân dân, chứ không phải để tìm cách “vặt lông vịt” một cách hợp
pháp mà không để vịt kêu.
Chú thích: