Thảo Ngọc
Cú “ngã ngựa” của Chủ tịch Hà Nội
Nguyễn Đức Chung đã làm cho nhiều người choáng váng. Vẫn biết rằng không
có thứ quyền lực nào trên trần thế này là tuyệt đối, là vĩnh viễn. Nhưng việc
Chung con bị hạ bệ lần này y hệt như một cú đột quỵ, hay như dân gian gọi là
“chết không kịp ngáp”.
Cái làm cho nhiều người ngạc nhiên
là anh đang đứng trên đỉnh cao quyền lực và danh vọng, cùng với khối tài sản
tích cóp được mấy chục năm nay “nhiều như quân Nguyên”. Hơn nữa tại Hội nghị
Trung ương 9 khóa 12 diễn ra giữa tháng 5/2020 vừa qua, khi bỏ phiếu tín nhiệm
để tìm ứng viên quy hoạch cho Ban chấp hành TƯ khóa 13, mặc dù kết quả bỏ phiếu
được đảng dấu kín như “mèo dấu của bẩn”, nhưng tin tức lọt ra ngoài, cho
thấy Nguyễn Đức Chung có số phiếu tín nhiệm cao nhất.
Lúc đó ai cũng nghĩ con đường danh
vọng của Chung con đang rộng mở, và khóa tới Chung con sẽ được vào BCT, và là ứng
viên sáng giá cho chức Bộ trưởng Bộ Công an. Chính Nguyễn Đức Chung cũng không
giấu giếm tham vọng này.
Nhưng trên đời này, nhiều khi cái
may lại thành cái rủi. Một lần nữa, quy luật nghiệt ngã của cuộc chiến “giành
ghế” trước thềm mỗi đại hội lại diễn ra đúng với quy trình của nó. Dù tài sản
Chung con có khủng như thế nào thì lúc này cũng không thể che chắn được
cho anh ấy.
Vậy những thế lực nào muốn hạ bệ
Nguyễn Đức Chung?
Những gì đã và đang diễn ra trên
chính trường cho thấy rằng, ít nhất có 3 thế lực muốn triệt hạ Chung con trước
thềm đại hội 13.
Thứ nhất: Chính cái kết quả bỏ phiếu
tín nhiệm mà Chung con được phiếu cao, và tham vọng vào BCT thay Tô Lâm
đã làm hại anh ta.
Nên biết rằng, thế lực phe Nghệ
Tĩnh tại TƯ lần này đang rất mạnh( Hà Tĩnh có 16 vị, Nghệ An 13 vị), lại
được sự hậu thuẫn của “Thái Thượng Hoàng” Tư “sâu” vốn gốc Đức Thọ-Hà Tĩnh,
chưa nói đến “thầy dùi” Hồ Mẫu Ngoạt luôn cặp kè bên Tổng BT với vai trò trợ
lý, và Nguyễn Đắc Vinh mới về làm Phó Chánh văn phòng TƯ.v.v. muốn đưa Phan
Đình Trạc, đương kim Trưởng Ban Nội chính TƯ, vào BCT thay Tô Lâm.
Thứ 2: “Ân oán giang hồ” giữa
Chung con và Thứ trưởng BCA, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc. Khi ông Ngọc
còn làm phó cho Chung con tại CA Hà Nội, 2 người này đã không ưa nhau.
Khi ông Ngọc về Bộ CA, và có
tin sẽ được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công an, đã có đơn tố cáo, quy trách
nhiệm Nguyễn Duy Ngọc trong vụ Trần Bắc Hà chết tại trại giam 771-Bộ Quốc
Phòng. Trớ trêu là Tướng Ngọc lại được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục
Cảnh sát, kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham
nhũng, phụ trách điều tra vụ Nhật Cường, thì “trận chiến”giữa 2 người đạt đỉnh
điểm.
Đầu năm 2020, một đơn tố cáo Chung
con với khối tài sản “khủng” của gia đình, do vợ đứng sổ đỏ làm chủ 10 căn hộ
cao cấp ở Riverside do Vingroup xây.
- Chuỗi hệ thống siêu thị Minh Hoa
cung cấp cây xanh cho Hà Nội, móc nối làm ăn với công ty Nhật Cường;
- Gia đình Nguyễn Đức Chung đầu tư
258 tỷ đồng xây cao ốc 16 tầng trên khu đất 966 m2;
- Chung con mua nhà cho con du học
ở Mỹ;
- Chung con nhờ VPBank chuyển 150
triệu đô la ra nước ngoài tháng 7 và tháng 8/2018.v.v.
Không nói thì ai cũng biết nguồn gốc
tố cáo này từ đâu ra. Nếu Chung con vào BCT và thay Tô Lâm là điều không hay
cho tướng Ngọc. Lúc này thì Tô Lâm buộc phải đứng về phe tướng Ngọc, vì Tô Lâm
muốn lên thay Phạm Minh Chính làm Trưởng ban TCTƯ, để Chính làm Thường trực
BBT thay Trần Quốc Vượng, sẽ lên TBT.
Thứ 3 là ghế Chủ tịch Hà Nội.
Ngoài 2 thế lực là Bộ CA(tướng Ngọc)
và phe Nghệ Tĩnh ra, thì còn một số kẻ đang rất thèm chức Chủ tịch Hà Nội. Đó
là những Ủy viên TƯ, đang là cấp phó và trong độ tuổi cơ cấu của các ban thế lực,
vì lý do nào đó phải về đây, chủ yếu là “ngồi chơi xơi nước” và điếu đóm cho xếp.
Nay đang dài cổ như tằm chờ dâu, chờ cơ hội được thoát cảnh lòn lụy,
như: Ủy ban Kiểm tra TƯ có Mai Trực và Nguyễn Thanh Sơn. Ban Tổ chức
TƯ có Nguyễn Quang Dương. Ban Tuyên giáo TƯ giáo có Nguyễn Hồng Diên. Ban
Nội chính TƯ có Trần Quốc Cường, hàm Thiếu tướng. Ban Kinh tế TƯ có Trần Sỹ
Thanh(Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam(PVN), rất
nhiều tiền).
Trong những nhân vật trên, Nguyễn
Hồng Diên là đáng chú ý nhất. Từ Bí thư Thái Bình (bảo kê cho Đường Nhuệ)
mới lên, Diên được đánh giá là kẻ nịnh thối nhất trong các kẻ nịnh thối.
Diên đã phun ra những câu sặc mùi cống rãnh như sau: “ Đặc biệt là người đứng đầu,
đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Có thể nói trường hợp đặc biệt này là hạnh
phúc của Đảng, dân tộc. Đồng chí là trung tâm đoàn kết của Ban chấp hành TƯ để
lãnh đạo tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quyết định nhiều vấn đề chỉ đạo điều
hành của đất nước nên chúng ta đã gặt hái được những thành quả như vậy”(1).
Những đối tượng này “thèm rỏ dãi”
chức Chủ tịch Hà Nội, tuy họ không có những cú đánh trực tiếp với Chung con,
nhưng là “góp gió,” góp phần thổi bùng ngọn lửa đánh Chung con rớt đài để hy vọng
ngồi vào ghế thay Chung con.
Tóm lại, “ghế thì ít đít thì nhiều,
cho nên đấu đá là điều tất nhiên”.
Một điểm nữa là: Bệ đỡ của Chung
con leo lên những nấc thang danh vọng là Lê Hồng Anh mà Chung con nhận
làm con nuôi thì “hết thiêng”. Người thứ 2 là Trần Đại Quang thì đã thành người
thiên cổ. Do đó khi bị đánh hội đồng thì Chung con chới với, chẳng biết dựa vào
đâu nữa.
Việc Chung con bị lột sạch hết mọi
chức vụ trong đảng và chính quyền, chứng tỏ họ muốn “đánh rắn phải đánh dập đầu”
để trừ hậu họa. Chứng tỏ mối thâm thù đối với Chung con sâu sắc như thế nào.
Ngay cái Quyết định
1223/QĐ-TTg của TT Nguyễn Xuân Phúc “tạm đình chỉ công tác 90 ngày”
cũng không đúng luật.
“Ngày 11/8, Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định 1223/QĐ-TTg, tạm đình chỉ công tác đối với ông
Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Thời hạn tạm đình chỉ công tác là
90 ngày, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ công tác(2).
Nhưng tại Khoản 1 Điều 81 Luật Cán
bộ, công chức 2008 quy định: cán bộ, công chức bị tạm đình chỉ công tác phục vụ
việc xem xét, xử lý kỷ luật khi có 02 căn cứ sau:
- Đang trong thời gian xem xét, xử
lý kỷ luật.
- Nếu để cán bộ, công chức đó tiếp
tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.
- Thời hạn tạm đình chỉ công tác
không quá 15 ngày.
- Trường hợp cần thiết có thể kéo
dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày”(3).
Cho thấy Chung con đã bị ép và bị
đối xử tàn tệ như thế nào.
Nguyễn Đức Chung có tội không? Có.
Tội của Chung con chẳng những đáng
bị lột sạch mọi chức vụ, đồng thời lẽ ra phải tịch thu những tài sản bất minh mới
đúng.
Nhưng so với tội của Lê Thanh Hải
và Tất Thành Cang thì tội của Chung con chỉ như cái móng tay.
Tài sản của Hải heo và Cang là do
ăn cướp mà có. Còn tài sản của Chung con thì do bảo kê và buôn lậu mà có.
Nếu Hải heo và Cang đã đẩy
hàng chục ngàn người dân Thủ Thiêm phải điêu đứng, thì Chung con chưa thấy bị tố
cáo cướp của ai. Về bảo kê thì nhà nước thiệt chứ người dân không thiệt. Còn
buôn lậu cũng chẳng chết thằng Tây nào. Có khi hàng buôn lậu người dân lại được
mua rẻ hơn vì trốn thuế.
Nhưng Hải và Cang giờ không
còn khả năng đe dọa vị trí của ai nữa. Hơn nữa chắc là Hải và Cang cũng đã nôn
ra rất nhiều rồi, nên được cho qua.
Tóm lại: Câu ngạn ngữ cha ông truyền
lại: “Ba đánh một không chột cũng què”, rất đúng trong trường hợp này.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị
hạ bệ là rất…đúng quy trình.