16 janvier 2017

Nguyên Thứ trưởng Trần Nhơn kiến nghị với Chính phủ

Trần Nhơn: "Trao quyền lớn cho địa phương cơ sở, gắn liền với TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ, RÕ RÀNG. Không để tiếp diễn kiểu "phân cấp" để "trên bảo dưới không nghe", để cấp dưới được tự tung tự tác vô nguyên tắc nhưng vẫn dựa dẫm, ỷ lại vào cấp trên, vào trung ương."


 
KIẾN NGHỊ VIỆC CẦN LÀM NGAY (KIẾN NGHỊ SỐ 1/2017 (06/01/2017):

TÁI CƠ CẤU BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỪ TRUNG ƯƠNG TỚI ĐỊA PHƯƠNG CƠ SỞ THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI SAU:


Ngoài những mục tiêu to lớn và toàn diện khác (vê an ninh, quốc phòng, ngoại giao...) phải nhằm tới phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm về kinh tế, an sinh giữa trung ương và địa phương, cơ sở theo tinh thần sau đây: 


     1/ Huyện, xã lo (và chịu trách nhiệm) XÓA ĐÓI. AN SINH. Không làm tròn nhiệm vụ thì cách chức người đứng đầu..


     2/ Tỉnh (TP trực thuộc trung ương):
        - Lo (và chịu trách nhiệm) GIẢM NGHÈO, XÓA NGHÈO. Không làm tròn nhiệm vụ thì cách chức người đứng đầu.
        - TỰ CÂN ĐỐI VÀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRIỆT ĐỂ (KHÔNG NỬA VỜI, HÌNH THỨC, TIÊU CỰC NHƯ HIỆN NAY) để tự phát triển (trên tinh thần tự lực tự cường), và đóng góp (hoặc tiến tới đóng góp ngày càng nhiều) cho ngân sách trung ương.
Tỉnh nào cũng có diện tích tự nhiên bằng vài đến vài chục lần quốc đảo Singapore, có rừng vàng, biển bạc (một trong hai hoặc cả hai), tài nguyên thiên nhiên (trung bình hoặc phong phú), con người thông minh,cần cù, giỏi giang, sao cứ phải vác rá đi xin trung ương (xin được "càng nhiều càng ít")?


     3/ Trung ương KHÔNG CỨU TRỢ LẶT VẶT, TỦN MỦN. Chỉ tập trung lo 4 việc lớn (ngoài an ninh, quốc phông, ngoại giao) về kính tế, an sinh:

   Một là, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN cho tất cả các vùng miền trong cả nước theo tinh thần 


       - Chấm dứt cơ chế "xin- cho".
       - Kinh tế là phải kê tính, kê đầy đủ và tính sòng phẳng từ A đến Z..
       - Đầu tư từ đâu? từ TÍNH ĐỦ KHẤU HAO CƠ BẢN đối với các dự án công trình đã được đầu tư trước để tái tạo vốn tái đầu tư cho các dự án công trình đầu tư sau.
       - Đổi mới là giảm đòi moi, tiến tới chấm dứt đòi moi và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách trung ương.


   Hai là, Điều tiết (khoa học,công khai, minh bạch) ngân sách các tỉnh giàu, khá để hỗ trợ các tỉnh chậm phát triển, khó khăn.


   Ba là, Chăm lo các giải pháp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tỉnh, vùng, địa phương.


    Bốn là, phân cấp mạnh cho địa phương cơ sở đi liền với KIỂM SOÁT KIỂM TRA CHẶT CHẼ. Trao quyền lớn cho địa phương cơ sở, gắn liền với TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ, RÕ RÀNG. Không để tiếp diễn kiểu "phân cấp" để "trên bảo dưới không nghe", để cấp dưới được tự tung tự tác vô nguyên tắc nhưng vẫn dựa dẫm, ỷ lại vào cấp trên, vào trung ương.