Ts Trần Công Trục
(GDVN) - Campuchia nhắc lại nguyên tắc Uti- Possidetis
lúc này là không cần thiết, làm kéo dài thời gian phân giới cắm mốc một cách vô
lý và dễ bị lợi dụng chống phá.
Trong bài viết trước tôi đã khái lược lại 4 bước quá
trình đàm phán hoạch định biên giới giữa 2 quốc gia theo luật pháp và thực tiễn
quốc tế, áp dụng vào việc hoạch định biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia.
Đồng thời nguyên tắc Uti- Possidetis mà ông Var
Kimhong, Bộ trưởng Cấp cao Campuchia phụ trách công tác biên giới lãnh thổ đề
cập cũng đã được tôi phân tích rõ.
Trong khuôn khổ bài viết này, xin được bình luận về
vai trò của Pháp trong hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia để tránh đi
những lăn tăn cấn cá không cần thiết và không đúng về Uti- Possidetis.
Sở dĩ phải nhắc lại vai trò của Pháp là bởi, The
Cambodia Daily ngày 31/8 dẫn lời ông Var Kimhong nói rằng:
"Lý do chúng
tôi không đồng ý với nguyên tắc này là vì chúng tôi hiểu rõ tầm quan trọng của
Uti- Possidetis khi Campuchia giành được độc lập năm 1953, nhưng những người
bạn của chúng tôi đã không đồng ý."
[1]
Ông Var Kimhong, ảnh: The Phnom Penh Post |
Xin lưu ý là không hiểu lý do tại sao, phát biểu này của ông Var Kimhong trên The Cambodia Daily về nguyên tắc Uti- Possidetis dường như ngược với chính những gì được cho là ông nói về nguyên tắc này trên tờ The Phnom Penh Post cùng ngày, chúng tôi đã phân tích ở bài trước.
Kết thúc bài viết trên The Cambodia Daily, ông Var
Kimhong còn được tờ báo này dẫn lời nói rằng:
"Biên giới
lãnh thổ là vấn đề nhạy cảm
mà chính phủ do Samdech Techo (Hun Sen) lãnh đạo và ông không bao giờ cho phép họ bước vào khu vực chủ quyền lãnh thổ của chúng tôi."
mà chính phủ do Samdech Techo (Hun Sen) lãnh đạo và ông không bao giờ cho phép họ bước vào khu vực chủ quyền lãnh thổ của chúng tôi."
Chính những phát biểu lạ này là nguyên nhân trực tiếp
khiến tôi cần nói rõ vai trò của Pháp trong hoạch định biên giới Việt Nam -
Campuchia.
Bởi không biết ông Var Kimhong muốn nói điều gì thông
qua việc muốn bắt đầu đàm phán từ nguyên tắc Uti- Possidetis? Ông cho rằng phía
Campuchia hiểu rõ nguyên tắc này này kể từ khi giành độc lập từ Pháp năm 1953
là hiểu như thế nào?
Những tin đồn
"thực dân Pháp để mất đất của Campuchia cho Việt Nam"
Nhà nghiên cứu Vannarith Chheang, Viện Nghiên cứu
Chiến lược Campuchia (CISS) ngày 16/10/2015 viết trên East Asia Forum về việc
chủ nghĩa dân tộc Campuchia đang "lái" vấn đề tranh chấp biên giới
với Việt Nam như thế nào. [2]
Theo ông, các nhà lãnh đạo Campuchia nhiều thế hệ đã
cố gắng xây dựng hoặc xây dựng lại "chủ nghĩa dân tộc" xung quanh
tranh chấp biên giới với các nước láng giềng.
Tranh chấp biên giới trở thành chủ đề chính trị trong
nước cũng như chính sách đối ngoại của Campuchia kể từ khi nước này giành độc
lập từ Pháp năm 1953.
Vannarith Chheang cho rằng, các tranh chấp này là kết
quả của việc phân định biên giới không rõ ràng của chính quyền thuộc địa, do đó
dẫn đến xung đột vũ trang giữa Campuchia và các nước láng giềng.
Tuy nhiên một số nhà lãnh đạo chính trị đã đi quá xa
và trở nên cực kỳ dân tộc cực đoan.
Trong cuộc bầu cử dân chủ của Campuchia, một số đảng
phái chính trị đã thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc cực đoan bằng việc kích động tranh
chấp biên giới lãnh thổ với láng giềng để gây ảnh hưởng và tìm kiếm sự ủng hộ.
"Sự thiếu minh
bạch về chính trị, thiếu hiểu biết và tham gia đã làm cho công chúng dễ bị tổn
thương hơn với các chính sách dân túy và chủ nghĩa dân tộc cực đoan",
Vannarith Chheang nhận xét.
Điển hình là năm 2009 Sam Rainsy đã xúi giục một bộ
phận người Campuchia thiếu kiến thức, hiểu biết và thông tin đi nhổ cột mốc
biên giới với Việt Nam ở khu vực tỉnh Svay Rieng.
Dựa vào chủ nghĩa bài Việt và chống phá biên giới,
cộng với những bất mãn nội tại, CNRP của Sam Rainsy giành được khá nhiều ghế
trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2013.
Chiêu bài sử dụng bản đồ của CNRP và Sam Rainsy chống
phá biên giới Việt Nam - Campuchia đã bị Thủ tướng Hun Sen vạch trần và vô hiệu
hóa một cách hợp pháp, đầy thuyết phục.
Nhưng những tin đồn về biên giới lãnh thổ vẫn len lỏi
trong xã hội Campuchia mà các nhà chức trách đất nước Chùa Tháp chưa nói rõ cho
dân chúng. Tin đồn đó đến từ đâu?
Ngày 15/10/2005 từ Bắc Kinh, ông Sihanouk viết một tài
liệu dài 3 trang nói về việc ông không đồng ý quyết định của Pháp trả 6 tỉnh
Nam Kỳ mà ông gọi là "vùng Kampuchea Krom" cho Hoàng đế Bảo Đại của
Việt Nam. [3]
Đây có lẽ chính là nguồn cơn của những căng thẳng âm ý
trong lòng xã hội Campuchia liên quan đến biên giới lãnh thổ và thường được các
thế lực chính trị lợi dụng, kích động chống phá hòng thu hút cử tri, kiếm phiếu
bầu.
Vai trò của Pháp
trong hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia
Khi Pháp sang xâm lược, nhà Nguyễn ký Hiệp ước Giáp
Tuất (1874), nhượng hẳn sáu tỉnh miền Nam để làm thuộc địa, và Pháp thay mặt triều
đình Huế ký kết các văn kiện ngoại giao, kể cả việc phân định biên giới với các
nước láng giềng.
Việc làm đầu tiên của chính quyền thuộc địa Pháp tại
Nam Kỳ là vẽ bản đồ phân chia khu vực hành chính tại đồng bằng sông Cửu Long,
đồng thời cử nhiều phái đoàn đi khắp nơi tìm hiểu ngôn ngữ, phong tục tập quán,
thời gian lưu trú của mỗi nhóm dân cư, để thiết lập bản đồ phân chia khu vực
biên giới giữa Nam Kỳ, Trung Kỳ và Campuchia.
Qua các cuộc hành quân tảo thanh các căn cứ địa kháng
chiến chống Pháp của sĩ phu Việt Nam và kháng chiến quân Khmer trong vùng rừng
núi phía Tây, từ 1862 đến 1867, người Pháp thành lập thêm hai tỉnh mới: Tây
Ninh và Đồng Tháp (1867).
Từ đó nhiều đoàn thám hiểm được cử đi dọc các sông
Mékong và các phụ lưu ở tả ngạn (Prek Chhlong, Prek Tê), sông Vàm Cỏ, sông Bé
và sông Đồng Nai, và thành lập nhiều đồn bốt để mở rộng tầm kiểm soát.
Từ tháng 6 đến tháng 12/1867 Pháp chính thức sáp nhập
toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long vào lãnh thổ Nam Kỳ.
Một vùng biên giới trải dài từ phía Bắc tỉnh Tây Ninh
đến bờ biển Hà Tiên với Vương quốc Campuchia được ấn định.
Trong nội địa, Pháp lần lượt sáp nhập từ 1869 đến
1872 các tỉnh Đồng Nai Thượng, Trảng Bàng, Sông Bé, Tây Ninh, Vàm Cỏ Đông và
Tây, Đồng Tháp Mười, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau vào lãnh thổ Nam Kỳ.
|
Ranh giới phân chia Nam Kỳ và Trung Kỳ được ấn định từ
Bà Rịa, Đồng Nai Thượng, Sông Bé và Tây Ninh.
Di dân người Việt từ các tỉnh miền Nam Trung Kỳ trong
thời kỳ này được khuyến khích vào Nam lập nghiệp rất đông, nhất là tại An
Giang, Kiên Giang và Trà Vinh. Người Hoa gốc Triều Châu cũng nhân cơ hội vào
định cư cạnh những làng Khmer và Việt.
Sau nhiều thương lượng gay go với vua Norodom, thực ra
là giữa người Pháp tại miền Nam và người Pháp cố vấn vua Norodom, một công ước
chung về biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia được ký ngày 15/7/1873.
Theo đó, biên giới phân chia hai nước được xác định
bởi những cột mốc cụ thể và những dấu chấm trên bản đồ một cách rõ ràng.
Cụ thể là thời kỳ Pháp cai trị Đông Dương, chính quyền
thực dân Pháp đã thực hiện các thủ tục pháp lý hoạch định biên giới Việt Nam -
Campuchia như sau:
- Phân định đoạn biên giới phía Bắc (Trung Kì- Cao
Miên) bằng Nghị định của Toàn quyền Đông Dương (1904-1905).
Ngày 22 tháng 11 năm 1904, theo đề nghị của Hội đồng
tối cao Đông Dương, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập Đại lý
hành chính Buôn Ma Thuột, thuộc quyền giám sát và quản trị của Khâm sứ Trung Kỳ
và Buôn Ma Thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh Đarlac (tên gọi tỉnh
Đắk Lắk bây giờ) thay cho Bản Đôn.
- Phân định đoạn biên giới phía Nam (Nam Kì- Cao Miên)
bằng Công ước Pháp-Campuchia (1870 và 1873) sửa đổi bổ sung bằng Nghị định năm
1893 của Thống đốc nam kỳ và Nghị định của Toàn quyên Đông dương năm 1914.
Toàn bộ đường biên giới được thể hiện tương đối đầy đủ
trên 26 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương xuất bản từ
năm 1929 đến năm 1954.
Tuy vậy, dưới thời bảo hộ Pháp (1863-1953), các vị vua
Khmer cũng đã nhiều lần van nài Pháp giao lại lãnh thổ Nam Kỳ cho Hoàng gia
Khmer.
Ví dụ như thư của vua Ang Dong gởi cho hoàng đế
Napoléon III ngày 25/11/1856, cuộc gặp mặt giữa vua Norodom (cha) và Toàn quyền
Đông Dương, 1864.
Nhưng người Pháp từ chối bởi một lý do rất rõ ràng là,
nhà Nguyễn đã giao phần đất này cho Pháp năm 1862 và sau đó năm 1874, chứ không
phải các vua Khmer.
Cuộc gặp mặt giữa vua Norodom (cha) với Toàn quyền Đông Dương năm 1864, ảnh tư liệu do tác giả cung cấp. |
Hơn nữa khi ký Hiệp ước bảo hộ vương quốc Campuchia
năm 1863, hoàng gia Khmer không hề đề cập tới phần lãnh thổ phía nam, mà người
Pháp gọi là Cochinchine ( Nam Kỳ, Việt Nam).
Năm 1949, chính phủ Pháp trao trả vùng đất Nam Bộ cho
Chính quyền Quốc gia Việt Nam của cựu hoàng Bảo Đại và khẳng định Nam Bộ là của
Việt Nam trước những khiếu nại của Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk.
Điều này một lần nữa khẳng định Nam Bộ lục tỉnh là
lãnh thổ của Việt Nam và thêm một lần nữa Pháp đã chính thức bác bỏ đòi hỏi vô
lý của Campuchia.
Năm 1954, Hiệp định Genève được kí kết tại thành phố
Genève, Thụy Sỹ, để khôi phục hòa bình ở Đông Dương.
Chính phủ Hoàng gia Campuchia mong muốn được hoàn toàn
độc lập, chủ quyền được tôn trọng trong phạm vi lãnh thổ giới hạn bởi đường
biên giới hiện có, đồng thời chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ
Campuchia.
Thông qua Hội nghị này, quốc tế đã chính thức thừa
nhận nền độc lập của Campuchia trong phạm vi lãnh thổ mà Pháp buộc phải trao
trả lại cho Campuchia, tất nhiên là trong phạm vi giới hạn bởi đường biên giới
hiện có, tức là đường biên giới được vẽ trên 26 mảnh bản đồ bonnes tỷ lệ
1/100.000 do Pháp xuất bản trước năm 1954.
Như vậy có thể thấy rõ, đường biên giới được vẽ trên
26 mảnh bản đồ bonnes tỷ lệ 1/100.000 do Pháp xuất bản trước năm 1954 thực sự
phù hợp với nguyên tắc Uti- Possidetis mà phía Campuchia đang nhắc đến.
Tuy nhiên, nguyên tắc Uti- Possidetis đã được thể hiện
rất rõ trong Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam -
Campuchia ký ngày 20/7/1983, và sau đó được tiếp tục thể hiện trong hai văn
kiện thay thế, là:
- Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia được ký
ngày 27 tháng 12 năm 1985;
- Hiệp ước giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Vương quốc Campuchia ký ngày 10 tháng 10 năm 2005 tại Hà Nội là
Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985.
Cũng xin nhắc lại rằng, khi đã ký được Hiệp ước hoạch
định biên giới thì đương nhiên Hiệp ước nguyên tắc này không còn hiệu lực nữa.
Việc phía Campuchia nhắc lại nguyên tắc Uti-
Possidetis lúc này là không cần thiết, làm kéo dài thời gian phân giới cắm mốc
một cách vô lý và dễ bị lợi dụng chống phá bởi các thế lực chính trị.
Tài liệu tham khảo:
Ts
Trần Công Trục
Nguồn: Theo GDVN