14 janvier 2017

Trung Quốc phản ứng phát biểu của ứng viên Ngoại trưởng Mỹ về Biển Đông


Hồng Thủy


CCTV ngày 13/1 dẫn lại bài viết tờ China Daily cho biết, theo Zuo Xiying, một nhà nghiên cứu từ Đại học Nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh "nên tiếp tục các hoạt động tích tụ cần thiết, bao gồm các biên pháp hành chính và bảo vệ" ở đảo nhân tạo.

Đồng thời, Trung Quốc cần thông qua mọi kênh có thể để giữ liên hệ với chính phủ mới của ông Donald Trump, nhằm tránh nguy cơ đụng độ bất ngờ.
Theo ông, Trung Quốc sẽ "thắt chặt quan hệ với các nước Đông Nam Á có yêu sách " để giảm bớt sự can thiệp của Mỹ vào khu vực. [3] (BBT Dân Quyền: Thể hiện cụ thể là chuyến đi Bắc Kinh của Nguyễn Phú Trọng nhân dịp năm mới)





The New York Times bản tiếng Trung Quốc ngày 13/1 cho biết, xung quanh phát biểu của ứng viên Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson về Biển Đông trong phiên điều trần trước Thượng viện hôm thứ Tư, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã từ chối trả lời câu hỏi của phóng viên báo này về vụ việc.


Ông Khảng cho biết: "Tôi không thể dự đoán ngài Rex Tillerson suy nghĩ cụ thể như thế nào. Mặt khác, tôi cũng không thể đưa ra giả thiết chính sách phản ứng của Trung Quốc về những vấn đề dựa trên giả định của bạn về phát biểu của ông ấy".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng, ảnh: Asia One.




The New York Times đánh giá, phát biểu của ông Rex Tillerson ám chỉ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể sẵn sàng dùng vũ lực ngăn chặn Trung Quốc ra các đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông. Động thái này thu hút sự chú ý đặc biệt của giới phân tích Trung Quốc.


Dương Thừa Quân, một viên tướng nghỉ hưu và là chuyên gia quân sự bình luận:

"Đây là một tín hiệu được đưa ra trong lúc Donald Trump chuẩn bị nhậm chức, ông ta muốn thể hiện lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không kiếm chuyện, một khi xảy chuyện thì chúng tôi cũng không sợ".


Chu Phong, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Sáng tạo thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông, Đại học Nam Kinh nói với The New York Times: "Đây là đòn cảnh cáo ư? Hay nói cách khác, đây có phải một sự lựa chọn chính sách?

Nếu đây là một sự lựa chọn chính sách, thì nó cũng không ngăn được người Trung Quốc ra các đảo nhân tạo. Vì nó không có căn cứ pháp lý". [1]


Còn theo tường thuật của tờ South China Morning Post, Hồng Kông ngày 12/1, các chuyên gia Trung Quốc được báo này phỏng vấn cho rằng, Bắc Kinh sẽ có thể trả đũa nếu Mỹ cố gắng ngăn chặn họ truy cập các đảo nhân tạo ở Biển Đông.


Yuan Zheng, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nghĩ rằng, Mỹ sẽ không dám thực hiện lời đề nghị của ông Rex Tillerson. Ông ta tuyên bố:

"Trung Quốc không phải là Cu Ba, và Biển Đông không phải biển Caribê. Biển Đông không phải địa bàn Mỹ có ảnh hưởng. Đó là lãnh hải Trung Quốc. Chúng tôi có thể thiết lập vùng nhận diện phòng không nếu Hoa Kỳ cố gắng ngăn chặn Trung Quốc truy cập các đảo nhân tạo".


Xin lưu ý rằng, cái gọi là "lãnh hải" mà ông Yuan Zheng nói ra ở đây cho thấy ông ta không hiểu gì về luật pháp quốc tế. Điều này phản ánh não trạng một bộ phận học giả, tham mưu thiếu kiến thức, những điều họ nói chỉ càng làm mất uy tín cá nhân họ cũng như thể diện quốc gia họ.


Wu Xinbo từ Đại học Phúc Đán, Thượng Hải thì bình luận, chính quyền mới của Mỹ còn "non", thiếu kinh nghiệm ngoại giao. [2]


CCTV ngày 13/1 dẫn lại bài viết tờ China Daily cho biết, theo Zuo Xiying, một nhà nghiên cứu từ Đại học Nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh "nên tiếp tục các hoạt động tích tụ cần thiết, bao gồm các biên pháp hành chính và bảo vệ" ở đảo nhân tạo.

Đồng thời, Trung Quốc cần thông qua mọi kênh có thể để giữ liên hệ với chính phủ mới của ông Donald Trump, nhằm tránh nguy cơ đụng độ bất ngờ.
Theo ông, Trung Quốc sẽ "thắt chặt quan hệ với các nước Đông Nam Á có yêu sách " để giảm bớt sự can thiệp của Mỹ vào khu vực. [3]


Trong một động thái khác có liên quan, ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis khi điều trần trước Thượng viện đã lên tiếng chính thức về vấn đề Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.


Theo ông, tất cả các cơ quan nhà nước Hoa Kỳ và Bộ Tài chính phải cùng chuẩn bị các biện pháp ứng phó, chứ không chỉ ứng phó về mặt quân sự. Vùng biển quốc tế là vùng biển quốc tế, ông khẳng định. [4]


Tài liệu tham khảo:







Hồng Thủy

Nguồn: Theo GDVN