22 mai 2018

Tình hình Biển Đông và thế hệ công dân hôm nay


Thái Văn Cầu

 


Trong gần 20 năm qua, TQ đơn phương ra lệnh cấm đánh cá 3 tháng hàng năm ở ngư trường truyền thống của VN, TQ gia tăng quân sự hoá khu vực Hoàng Sa-Trường Sa (HS-TS), TQ cướp phá, đâm chìm tàu ngư dân VN, và từng bắn chết 9 ngư dân VN rồi vu cáo nạn nhân (từ Hoà Lộc, Thanh Hoá) là cướp biển:



"The Chinese maritime police were forced to take necessary actions, shot several armed robbers dead, captured 1 pirating ship and 8 robbers and confiscated their weapons, ammunitions and tools on the spot. This is a severe case of armed robbery on the sea."




Đối diện với các vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và hành động tội ác của TQ nhắm vào ngư dân VN, là những cam kết, ký kết, giữa lãnh đạo hai nước:

"Trung tướng [nay là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh] nhấn mạnh thêm: “Một thực tế hiển nhiên là Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam, và Việt Nam cũng không bao giờ nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền. Và Việt Nam cũng không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc!.”"




"... giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc là phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực [sic]."





Sự kiện Hoà Lộc-Thanh Hoá năm 2005 thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu về chủ quyền HS-TS và về phương cách giải quyết tranh chấp Biển Đông. Qua nghiên cứu, từ thời điểm 2006-2007, chúng tôi có nhận định sau: 



Vì VN là nước có chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý mạnh hơn TQ, vì VN là nước bị thiệt hại nặng nề nhất trước tham vọng bành trướng của TQ ở Biển Đông, VN cần tích cực sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp với TQ.


Khi trình bày quan điểm với trong nước, chúng tôi nhận đáp ứng đại thể là: kiện ra hệ thống Toà án Quốc tế "cực kỳ khó khăn, tốn kém" nên VN chưa có điều kiện theo đuổi phương cách này!



Đáp ứng trên thúc đẩy chúng tôi công khai nhận định cá nhân, bao gồm bài sau năm 2011:




Đầu năm 2013, the Philippines kiện TQ ra hệ thống Toà án Quốc tế, sử dụng Phụ lục VII (nêu trong bài năm 2011), và thắng kiện năm 2016.



Nhằm giúp hoàn thiện chứng cứ của VN, chúng tôi công bố năm 2013 nghiên cứu về chủ quyền HS, bao gồm bằng chứng cho lập luận "hai quốc gia":





và vừa công bố nghiên cứu về chủ quyền TS, bao gồm bằng chứng từ hai nước Anh và Pháp.



Đúng hai năm trước, "Thư gửi lãnh đạo Việt Nam về Biển Đông" được công bố (đính kèm). Ngoài thể hiện sự hợp tác đặc biệt giữa trí thức, nhân sĩ trong và ngoài nước trước hiểm họa ngoại bang, Thư có đoạn:



"... những người ký tên dưới đây, mạnh mẽ và nghiêm túc yêu cầu lãnh đạo Nhà nước Việt Nam công khai kêu gọi Trung Quốc tiến hành đàm phán hoà bình với các nước có tranh chấp trên Biển Đông, hay đồng ý cùng Việt Nam đưa tranh chấp ở Hoàng Sa – Trường Sa ra hệ thống toà án quốc tế để giải quyết. Nếu kêu gọi này không được Trung Quốc đáp ứng, Việt Nam sẽ tích cực sử dụng các biện pháp hoà bình, theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả chính thức khởi kiện Trung Quốc, trong thời gian sớm nhất."




Nếu VN học bài học lịch sử trong quan hệ với láng giềng phương Bắc, thực hiện một chính sách khác biệt 10-15 năm trước, tình hình Biển Đông không tồi tệ như hiện thời:















Do không có chữ "nếu" trong lịch sử, nhận thức và hành động của thế hệ công dân hôm nay sẽ giúp Việt Nam tránh khỏi chữ "nếu" khác, tránh khỏi mất mát to lớn khác cho đất nước trong 20-30 năm tới.



TVC



"Those who cannot remember the past are condemned to repeat it", George Santayana (1863-1952)