Trần Trường Sa
Gần đây trước
thái độ quay ngược 1800 của Kim Jong Un, nhiều nhà phân tích chính
trị bày tỏ các đánh giá khác nhau về hiện tượng này. Có người nghi ngờ đây là
đòn giả tạo; có người cho là thực nhưng với cả chục giả thuyết khác nhau; có người
còn nghi ngờ đây là Kim Jong Un giả (Kim Jong Un thật bị thủ tiêu rồi!).
Riêng tôi, có
suy nghỉ riêng, chưa thấy ai đề cập, nay xin trình bày thiển ý!
Trường hợp Kim Jong Un tỏ thái độ lần
này cũng tương tự như Gorbachev trước đây, tuy có phần độc đáo hơn hẳn! Xin đưa
ra bảng so sánh sau đây:
Gorbachev
|
Kim Jong Un
|
|
Nhận ra sai lầm của nền kinh tế XHCN
|
Khi đã
tham gia chính trường.
|
Khi còn
nhỏ theo học tại Thụy Sĩ,
chưa nắm quyền bính.
|
Lên kế hoạch cải tổ
|
Khi đã được
bầu làm Tổng bí thư
|
Khi bắt đầu
được cha cho tham chính, chuẩn bị kế
vị cha.
|
Chuẩn bị cho cải tổ
|
Glasnost (công khai)
|
Thoát
Trung, tiêu diệt cánh bảo thủ quân phiệt; đẩy mạnh vũ khí nguyên tử, tên lửa.
|
Phương thức cải tổ
|
Perestroika (tự đổi mới kinh tế lẩn chính trị)
|
Về kinh tế: dựa vào
người anh em Hàn quốc. Về chính trị: tiếp tục nắm quyền lảnh
đạo ít nhất là trên lảnh thổ Bắc Triều tiên.
|
Những nhận định
trái chiều khi làm việc cho Đảng cộng sản Liên Xô, Gorbachev không dám bộc lộ
(theo nguyên tắc tổ chức của các đảng cộng sản). Khi lên nắm quyền Tổng bí thư
rồi, Gorbachev mới nảy ra ý định cải tổ để đưa đất nước Liên xô thoát khỏi khủng
hoảng và đi lên. Có thể nói đây là điều bất ngờ với Gorbachev, bởi vì: Brezhnev mất
tháng 11 năm 1982 - Andropov mất tháng 02 năm 1984 - Chernenco mất tháng 3 năm
1985. Hai năm bốn tháng, hai TBT qua đời. Chắc chắn Gorbachev không kịp thời giờ để mơ đến chức TBT, nói gì đến
việc chuẩn bị cho một kế hoạch cải tổ!
Kim Jong Un thì khác! Anh ta được
cho học hành tại Thụy Sĩ từ nhỏ. Kim Jong Un có đủ thời giờ quan sát và chiêm
nghiệm sự giàu có - văn minh mà người dân Thụy Sỉ được hưởng. Rồi anh ta có cơ
hội so sánh sự giàu có - văn minh đó với đời sống người dân ở quê nhà Bắc Triều
Tiên mỗi lúc về thăm nhà. Kim Jong Un là người có trăn trở, không ham ăn chơi
hưởng lạc như Kim Jong Nam hay yếu đuối như Kim Jong Chol. “Theo Joao Micaelo,
con trai của một nhà ngoại giao Bồ Đào Nha, cùng là bạn của Kim Jong-un ở Trường quốc tế Berne (Thụy
Sĩ) thì Jong-un thích bóng đá và bóng rổ, có một chất giọng mạnh mẽ. Kim học tiếng Đức nhưng tiếng Anh thì có phần khá hơn, khá giỏi toán và cũng không phải là
"mọt sách". Kim không uống rượu và cũng không hứng thú với bạn gái,
anh ít nói về quê nhà nhưng tỏ ra nhớ nhà khi thường nghe những bài hát
của Triều Tiên, đặc biệt là Ái Quốc ca, quốc ca của
Triều Tiên. Trong quá trình học tập, Kim Jong-un rất kín đáo về thân thế của
mình với bạn bè. Một chiều chủ nhật năm 2000, trước khi trở về quê nhà, Kim
Jong-un mới tiết lộ cho người bạn rằng mình không phải là con trai của một đại
sứ mà là con trai của Chủ tịch Triều Tiên. Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên,
ông Lê Quảng Ba cho biết Kim Jong-un là người cư xử
lịch thiệp, thoải mái và không hề có dấu hiệu của vua chúa như một số nguồn tin
thêu dệt.Kim Jong-un đã đi từng bàn chúc rượu các đoàn ngoại giao và cười nói
vui vẻ, hay dịp Quốc khánh cũng rất thân thiện. Ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman, sau chuyến thăm Triều Tiên năm 2014, đã mô tả Kim Jong-un là một
người rất thân thiện và đã làm nhiều việc có ích cho nhân dân của mình.”
Về nước năm 2000 (16 tuổi), giúp việc cho cha là Kim Jong Il;
năm 2009 (25 tuổi) được chính thức thông báo là người kế nghiệp cha. Chín năm,
thời gian đủ để một thanh niên có lý tưởng, nhiều mơ mộng tự hoạch định một kế
hoạch cải tổ theo từng bước cụ thể như thế nào! Năm 2012 (28 tuổi) chính thức
thay cha chấp chính khi Kim Jong Il qua đời. Ba năm, thời gian không ngắn và cũng không dài
cho một sự chờ đợi và chuẩn bị kế vị. Thời gian này giúp Kim Jong Un điểm mặt
những kẻ quân phiệt, bảo thủ cần tiêu trừ, những người có tư tưởng cấp tiến có
thể sử dụng, những mối nguy cần tránh né, những màn kịch chính trường cần phải
diển ….
Nếu Kim Jong Un “ngây thơ, thật thà” như Gorbachev, chắc chắn anh ta đã bị “hốt xác” chứ không chỉ
bị quản thúc 3 ngày (tại Lêningrat) rồi bị tiếm quyền. So với Tào Tháo, Kim
Jong Un có phần hơn. Buồn cho Việt Nam ta, những chính khách cấp tiến phần lớn
thật thà như đếm, hoặc độ “gian hùng” kém cỏi nên phe bảo thủ dể dàng phát hiện
và loại trừ sớm!
Về việc Kim Jong Un tăng cường khiêu khích Hoa Kỳ bằng việc
đẩy mạnh thử nghiệm hạt nhân và tên lửa là một “hư chiêu” mà vừa là “độc
chiêu”. Trong lúc chưa tiêu diệt hết thành phần quân phiệt để nắm chắc sự phục
tùng tuyệt đối của mọi thành phần thì việc mềm dẻo với Hoa Kỳ là một hành động
tự sát (ở Bắc Triều Tiên), vì vậy đó là “hư chiêu”. Đến nay, sau 6 năm cầm quyền, chứng minh được
khả năng bắn tên lửa (có gắn đầu đạn hạt nhân) đến lảnh thổ Hoa kỳ, dừng lại là
đúng lúc! Kim Jong Un sẳn sàng hòa giải với Hoa Kỳ trong thế ngẩng cao đầu! Bắc
Triều Tiên hợp tác (có thể cả thống nhất) với Hàn Quốc trong thế vững mạnh về
chủ quyền.Đấy là “độc chiêu”.
Kịch bản có thể xảy ra là Băc Triều Tiên và Hàn Quốc hợp
nhất thành Cộng đồng quốc gia độc lập
(gồm hai nước) hay Liên bang (gồm hai tiểu bang). Khi đấy, Kim Jong Un là đồng
Chủ tịch (Cộng đồng hay Liên bang) đồng thời là Chủ tịch Nước cộng hòa hoặc
Thống đốc Tiểu bang Miền Bắc. Nếu Kim Jong Un chấp nhận chế độ đa đảng ở Miền
Bắc thì Đảng Lao động Triều Tiên vẫn đủ sức cầm quyền ít nhất là 50 năm nữa! Dĩ
nhiên, với tinh thần cấp tiến, Kim Jong Un sẽ không duy trì cương lỉnh của Đảng
theo chủ nghĩa Mac- Lênin.
Khi tình huống này xảy ra, thế nào các tay tuyên giáo nhà ta
cũng gán cho Kim Jong Un cái tội gián điệp do đế quốc Mỹ cài vào!!! Tội này, dư
luận nước ta cũng đã từng quy chụp cho Gorbachev,
hiện nay vẫn còn nhiều đảng viên tin như vậy!!!
Tháng 5 - 2018