Thiện Tùng
Suốt
9 năm (1979- 1988) dùng bàn tay sắt (xâm lực cứng) không thành, Đảng CS Trung
Quốc thay đổi chiến lược, dùng bàn tay nhung (Xâm lược mềm) đối với Việt Nam – kiểu thực dân mới: “dùng mỡ nó
rán nó” hay “củi đậu nấu đậu”.
Để
mở đường xâm lược mềm, lợi dụng lúc các đảng CS Đông Âu liên tiếp sụp đổ, Đảng
CSVN mất chỗ dựa. Thừa biết Đảng CSVN như cây Chùm Gởi chuyên sống dựa, Đảng
CSTQ đường mật gì đó, Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn văn Linh bí mật dẫn phái đoàn VN sang Thành Đô (thủ phủ tỉnh
Tứ Xuyện TQ) mật đàm với phái đoàn Trung Quốc trong 2 ngày 3 và 4/9/1990. Đã là hội nghị bí mật thì nội dung cuộc hội nghị 2 bên đều giữ kín suốt 28 năm
qua (1990-2018). Sau mật nghị Thành Đô, mỗi khi gặp nhau, lãnh đạo 2 nước đều
không quên hâm nóng bằng 3 từ “Vì đại cục”. Đại cục là đại cuộc, là việc lớn
- người ngoại cuộc chỉ hiểu thế thôi. Nếu lãnh đạo không minh bạch thì nhân dân
có quyền nghi ngờ, đó là tất yếu trong cuộc sống.
Thực
tế không như Hồ Chí Minh ngợi ca:“Mối
tình thắm thiết Việt – Hoa / Vừa là đồng chí vừa là anh em”. Quá khứ cũng như hiện tại, quan hệ Việt – Trung luôn “sớm
nắng chiều mưa”. Sau khi đẩy lùi 600 ngàn quân TQ xâm lược các tỉnh biên giới
phía Bắc năm 1979, Quốc hội VN ghi vào Hiến pháp 1982: “Trung quốc là kẻ thù truyền kiếp”. Sau mật nghị Thành Đô, năm 1992, Quốc hội VN loại câu
“Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp”, thay vào đó bảng 4 tốt: “Láng giềng tốt, bạn
bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” và 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương
lai”.
Không
biết vô tình hay cố ý, 4 năm sau mật nghị Thành Đô, Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời
báo của TQ tiết lộ một trong những nội dung mật nghị Thành Đô: “Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận
làm một khu tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh như
Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây...”, “Phía Trung Quốc đồng
ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam 30 năm (1990-2020) để ĐCSVN giải
quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc
Trung Hoa.” (hết trích).
Khi
biết được hung tin vừa nói, muốn biết thực hư thế nào, ngày 28/7/2014, 61 đảng
viên tâm huyết, trong đó có nhiều vị tướng, đồng ký tên vào bức thư ngõ gởi Ban
Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên, kiến nghị Đảng CSVN thực hiện 2 yêu
cầu:
- ĐCSVN cần thay đổi cương lĩnh, từ bỏ
đường lối sai lầm về xây dựng CNXH, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ,
trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách
kiên quyết nhưng ôn hòa.
- Là
người chủ đất nước, nhân dân có quyền được biết và phải được biết sự thật về
quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc
như Thỏa thuận Thành Đô 1990, các thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất
liền và trên Vịnh Bắc bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v...
Trung
ương Đảng CSVN chẳng những không phúc đáp thư ngõ của 61 vị đảng viên tâm huyết
nầy, mà còn liên tiếp có những chủ trương mờ ám rất khó hiểu, tiếp tục gây tổn
thương cho đất nước, dân tộc:
Mở cửa cho Trung Quốc vào tàn
phá đất nước
Cho Trung Quốc khai thác Bauxite ở Tây Nguyên
không thời hạn / Cho Đài Loan nhưng thực chất là Trung Quốc thuê đất 70 năm lập
khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) / Cho dân Trung Quốc thuê đất rừng đầu nguồn
và nhiều vùng ven biển cùng khắp từ Bắc
chí Nam / Cho những nhà thầu TQ thầu khoảng 90 % những công trình rải khắp trên cà nước..v.v…
Điều
đáng lưu tâm, Trung Quốc “thò tay” vào đâu gây ô nhiễm môi trường ở đó,
khiến dân bản địa không thể sống được phải bỏ xứ tha phương cầu thực. Thò
tay tới đâu, họ dẫn theo hàng đàn hàng đống
dân của mình, lớp làm công nhân, lớp làm dịch vụ. Họ dẫn vợ con theo, mua đất định
cư thành những khu riêng biệt cho người Hoa làm chúa tể. Ai lên án hành động
sai trái của TQ hay đụng chạm đến dân họ, dù là lời nói, cũng bị “Nhà nước ta”
liệt vào tội gây rối, “vi phạm chính sách ngoại giao”, bị xử lý theo pháp luật.
Ức quá, một ai đó ngược nghĩa 16 chữ vàng thành 16 chữ đen, đang được lan truyền
rộng rãi trong xã hội: “Láng giềng
khốn nạn, cướp đất toàn diện, cướp biển lâu dài, thôn tín tương lai”.
Như thế chưa vừa, Bộ Chính trị Đảng CSVN còn định
cho Trung Quốc thuê dài hạn, xem như nhượng địa 3 Đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh),
Bắc Vân Phong (Khánh hòa) và Phú Quốc (kiên Giang) – 3 tử huyệt nằm ở 3 miền Bắc
Trung Nam.
Để
hợp pháp hóa chủ trương của Bộ Chình trị Đảng CSVN, đầu tháng 6/2018, Quốc hội
đưa vào chương trình nghị sự thông qua luật Đặc khu và luật An ninh mạng. Sức
chịu đựng của con người bao giờ cũng có giới hạn, nhượng địa 3 Đặc khu là làm bậy,
luật An ninh mạng là cấm không cho nói – làm bậy mà không cho nói là quá đáng.
Như giọt nước gây tràn ly, các cuộc biểu tình của công chúng hôm 10/6/2018 chống
luật Đặc khu và An ninh mạng mang yếu tố chính trị, với quy mô rộng lớn chưa từng
có từ sau 1975. Đó là một cảnh báo, thậm chí cảnh cáo đối với nhà cầm quyền?.
Cá chết do nhà máy cán thép Formosa thải độc ra biển |
Lũng đoạn về Văn hóa, Giáo dục
Chữ
Việt theo mẫu tự La-tinh, một ký tự phổ thông tân tiến. Nhiều nước còn dùng cỗ
tự như Nhựt, Nam Hàn, Thái Lan..v.v… còn có ý định chuyển sang mẩu tự La-tinh.
Mới đây thôi, Đài Loan còn định dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính cho đảo quốc
nầy. Và được biết:
- Các nước Trung Á dùng ký tự Á Rập, lần lượt
họ chuyển sang hệ ký tự La tinh,
Kazachstan là nước chuyển muộn nhất, sẽ xong năm 2025.
- Ý tưởng ban đầu muốn xóa toàn bộ tiếng Việt (Quốc ngữ) và áp
dụng tiếng Pháp cho toàn Đông Dương như đã áp dụng ở châu Phi, nhưng bị bác bỏ.
- Mặt khác, các trí thức như Trương Vĩnh Ký và Phạm Quỳnh đã
thuyết phục được người Pháp rằng tiếng Việt không phải là một thứ thổ ngữ
(Patois) mà chuyển tải được các tư tưởng văn minh, tiến bộ.
- Để người Việt dùng Quốc ngữ của mình, chính quyền Pháp cũng
đạt mục tiêu là phá bỏ quá khứ Hán hóa và xóa dần ảnh hưởng Trung Hoa ở Việt Nam.
v.v…
Thế
đấy. Bộ hết chuyện làm rồi sao, Việt Nam muốn bỏ cái người ta đang tìm?!
Hán
hóa nền Văn hóa Việt Nam là mưu toan truyền đời của giới cầm quyền Trung Quốc
và bọn người Việt vong nô, điều đó đã rõ như ban ngày, khỏi mất công dẫn giải ở
đây. Điều người viết muốn nói, vì mục đích, động cơ gì mà Bộ Giáo dục - Đào tạo
dùng ngân sách Quốc gia chi cho các ông GS Hồ Ngọc Đại; PGS TS Đặng Ngọc Riệp;
TS Lê văn Hồng; PGS TS Bùi Hiền nghiên cứu các công trình cải cách Giáo dục
không tiến mà lùi.
Được
biết, công trình “Công nghệ Giáo dục tiếng Việt lóp 1” cấp quốc gia của nhóm GS Hồ Ngọc Đại, được áp dụng thí điểm từ
năm 1978 tại Trường Thực nghiệm Hà Nội dưới sự quản lý, giám sát của Viện Khoa
học giáo dục Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo. Đến năm 1985, chương trình
nầy được mở rộng ra các tỉnh có nhu cầu. Đến năm 1990, đề tài của nhóm GS
Đại được nghiệm thu, và cho thành lập “Trung tâm Công nghệ Giáo dục”(CNGD), Chương trình này bắt đầu chuyển sang giai
đoạn đại trà, thực hiện ở 43 tỉnh thành trên cả nước - tính đến năm 2000. Đến
năm 2001, CNGD
phải dừng lại do hậu quả tai hại của nó trên hơn 800.000 học sinh lớp 1 suốt
thời gian dài phải làm “con chuột bạch” cho Bộ Giáo dục - Đào tạo và nhóm GS Hồ
Ngọc Đại thí nghiệm. Không còn cách nào khác, Bộ Giáo dục Đào tạo chủ trương
trở lại thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2000, tức là áp dụng
chương trình tiếng Việt hiện hành.
Cũng
được biết, bộ sách “ Công nghệ Giáo dục tiếng Việt lớp 1” của nhóm GS Đại gồm 3 cuốn, được nhà xuất bản
Giáo dục xuất bản, phí tổn ấn hành 35.500 đồng/bộ. Học sinh lớp 1 phải mua và
sử dụng sách nầy với giá 472.000 đồng/bộ. Cho con số biết nói để hiểu thực chất
sự việc: 472.000đ x 800.000 học sinh lớp 1= 377,3 tỷ mỗi năm. Sách áp dụng từ
năm 1990 đến 2001 là 11 năm x 377,3 tỷ = 4.150.3 tỷ đồng. Số tiền nầy về đâu? –
chuyện ấy các nhà quản lý Giáo dục mới có thể trả lời. Điều cần nói là thương
cho những “con chuột bạch” phải làm nạn nhân cho cuộc thử nghiệm và phụ huynh của lũ trẻ
phải chi số tiền khổng lồ, vô bổ.
Thầy dùi Bùi Hiền |
Lại
chết nữa, PGS TS Bùi Hiền, hiệu trưởng trường đại học Sư phạm Hà Nội vừa đưa ra
đề tài do nhóm của ông thai nghén về “phát âm” (đánh vần) tiếng Việt. Nhờ trời, cấp trên của ông nhỏ chút lòng thương
dân, không thông qua.
Xâm lược về tiền tệ
Ngày 12/8/2018, tại Bắc Kinh, bộ trưởng bộ
Công Thương VN Trần Tuấn Anh và bộ trưởng Thương mại TQ Cao Hồ Thành đã ký hiệp
định về lưu hành, thanh toán, chuyển đổi qua
lại giữa tiền đồng Việt Nam (VND) và Nhân Dân tệ Trung Quốc (CNY). Chính từ đó,
ngày 18/8/2018, ngân hàng nhà nước VN mới ra Thông tư 19/2018 cho phép tiền Việt Nam và tiền Trung Quốc được chuyển
đổi, thanh toán, giao dịch trong mua bán ở 7 tỉnh biên giới Việt – Trung.
Dĩ
nhiên nhà cầm quyền cho rằng mình nghĩ đúng mới chủ trương. Nhưng chủ trương
vừa công bố, như cơn bão nhiệt đới, nhiều học giả, doanh nhân trong ngoài nước
xem đây là “bi kịch cuối cùng” sẽ vùi chôn vận mệnh quốc gia, dân tộc VN. Bằng
những lý lẽ đầy thuyết phục, họ phân tích đủ điều khiến Tùng tôi không còn chỗ
xen vào, chỉ trích dẫn lại và bình luận đôi câu.
Tiến
sỹ Lê Đăng Doanh nói:
“Nếu
mà lợi, thì việc mua bán của một số thương nhân và doanh nhân, cư dân nào đấy của
bảy tỉnh biên giới theo đúng thông tư của Ngân hàng Nhà nước sẽ được thuận lợi
hơn, họ sẽ sử dụng đồng nhân dân tệ, họ sẽ mua bán, hay là họ có thể sử dụng đồng
Việt Nam để họ thanh toán. Và, điều nguy hiểm nhất, nguy cơ lớn nhất đó là ở
trên lãnh thổ Việt Nam lại lưu hành song hành hai đồng tiền, đấy là sự vi phạm
về chủ quyền, về tiền tệ của Việt Nam và tôi hết sức lo ngại về vi cảnh này.”
PGS.
TS. Hoàng Ngọc Giao phát biểu:
“Số
liệu không chính thức, nhập siêu biên là 30 tỷ USD, như vậy lượng tiền VND
tương đương 30 tỷ sẽ nằm trong tay Trung Quốc hàng năm. Dùng khối lượng tiền
này để lũng đoạn kinh tế – quả là tiện lợi với Trung Quốc. Ở chiều ngược lại,
giao dịch bằng nhân dân tệ sẽ luôn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Trung
Quốc – dẫn đến Việt Nam đương nhiên mất chủ quyền về tiền tệ.”
Tiến
sỹ Khoa học Nguyễn Quang A thì nói:
“Với Việt Nam, có thể giúp việc xuất khẩu hàng
hoá qua biên giới dễ dàng hơn trước; đó là cái lợi trước mắt. Nhưng tai hoạ
nhãn tiền là sẽ mất chủ quyền tiền tệ ở mấy tỉnh đó rồi có thể ở nhiều nơi
khác; chắc chắn sẽ dẫn đến Nhân Dân Tệ hoá nền kinh tế Việt Nam”.
Từ
góc nhìn của mình, ông Trương Nhân Tuấn từ Pháp nhận định:
“Lợi
hay hại, về mặt kinh tế và tiền tệ, nhìn gần thì chưa biết. Nhưng nhìn xa, đồng
nhân dân tệ sẽ là “mục tiêu tấn công” của ông Trump, nếu cuộc “chiến tranh”
thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc còn tiếp diễn. Nếu đồng nhân dân tệ suy yếu,
điều này hầu như chắc chắn, Việt Nam đồng sẽ thất điên bát đảo, rớt giá theo.
Việt Nam có thể phá sản vì nợ công (hay nợ quốc dân – dette
souveraine) quá lớn”.
PGS. TS. Phạm Quý Thọ nêu quan điểm:
“Đây
là chính sách lợi bất cập hại đối với Việt Nam. Cứ hình dung Nhân Dân Tệ tự do
lưu thông ở bảy tỉnh biên giới, buôn bán, đầu tư giữa hai nước vốn bất lợi cho
Việt Nam , Việt Nam sẽ bị chèn ép với sản xuất trong nước, các dự án đầu tư kém
hiệu quả và chất lượng sản phẩm tuột dốc sẽ không ngăn chặn được. Nó sẽ lây lan
sẽ tới toàn bộ nền kinh tế chứ không dừng ở bảy tỉnh, nếu Trung Quốc có thể lấy
Việt Nam làm nơi ẩn náu hậu quả từ Mỹ, sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ – Việt, theo
hướng xấu đi nếu Mỹ phản ứng, vì Việt Nam xuất siêu sang Mỹ khá lớn, trong khi
xuất sang EU có thể sẽ khó khăn hơn”.
Một
số nhà quan sát kinh tế - chính trị Việt -Trung cho rằng:
“Trung
Quốc sẽ quyết tâm ủng hộ chế độ cộng sản ở Việt Nam hơn và họ cho rằng Trung Quốc
sẽ có thể làm thay đổi về nhân sự lãnh đạo ở Đại hội 13 của ĐCSVN. Họ cũng cho
rằng cải cách theo hướng dân chủ có thể sẽ khó khăn. Nhìn chung quyết định về
lưu hành tiền tệ nói trên, sẽ tác động nhiều mặt tiêu cực đến sự phát triển của
Việt Nam”.
.v.v…
Về tiền tệ nầy, người viết xin tham kiến:
Có người cho rằng sao không ngại USD vào VN mà chỉ ngại Nhân Dân Tệ của TQ? – Theo Tùng
tôi: USD là loại tiền thông dụng quốc tế. Về mặt pháp lý, USD đến nước nào cũng
chỉ áp dụng trong hạch toán chuyển đổi. Theo thông tư 19/2018 của NHNNVN, Nhân
Dân Tệ của TQ vào VN, ngoài hạch toán
chuyển đổi , nó còn lưu thông trong mua bán trên đất nước VN như đồng tiền Việt
Nam. Thế là vi phạm độc lập về tiền tệ của VN?
NDT
chưa phải là ngoại tệ được tự do chuyển đổi, lâu nay VN giao thương với TQ thông qua ngoại tệ thứ 3 là quy đổi sang USD.
Nếu chỉ thanh toán bằng NDT không có giá trị chuyển đổi thì Việt Nam sẽ không
còn thu USD qua đường giao thương với TQ mỗi năm khoảng 30 tỷ USD. Hơn nữa, ở vị
thế yếu hơn trong cán cân thương mại sẽ dẫn đến Việt Nam buộc phải vay vốn của
TQ. Như vậy, chúng ta không những lệ thuộc vào hàng hóa mà còn lệ thuộc về mặt tài chính. Công và Thương
nghiệp sẽ lụn bại, nền kinh tế khó tránh khỏi sụp đổ. “Đánh vào dạ dày cho cái đầu nó gục xuống”, đó là mưu thâm của nhà cầm quyền Trung Quốc trong chiến
lược “xâm lược mềm” .
Mở
rộng giao thương hàng hóa, lưu thông tiền tệ dễ dàng giữa 2 nước Việt – Trung, trong bối cảnh “chiến tranh”
thương mại Mỹ - Trung, liệu rồi đây công thương có trở thành gian thương hay
không. E rằng Trung Quốc sẽ mượn tay Việt Nam xuất hàng cho họ để né thuế cao rồi
chia chát phần chênh lệch giá với VN. Nếu thực hiện liên minh ma quỷ nầy, người
ta biết được thì VN không còn đường sống chớ chẳng chơi đâu?.
Cho
lưu hành Nhân Dân Tệ trên đất nước VN, có phải đây là mở đầu cho việc thống nhứt
tiền tệ giữa 2 nước Việt – Trung, tạo điều điện thuận lợi cho Việt Nam “nhập
Trung” đúng hạn kỳ vào 2020 theo tinh thần mật nghị thành Đô năm 1990?.
Trên
đây là những bi kịch mà tướng Trương Giang Long, giám đốc Học viện Công an cảnh
báo: “Gián
điệp Trung Quốc cài cấm ở VN không phải chỉ hàng trăm, mà trăm nầy cộng với
trăm kia, không phải chì có ở cấp thấp mà có cả ở cấp cao”. Vậy lớp trẻ cần xác minh cho rõ “Ai là tác giả, ai là đạo
diễn, ai là diễn viên” những vở kịch bi thảm nầy để, nếu họ không chịu sám hối,
khi có điều kiện: “tru di, đào mã nó lên, lật tượng đài nó xuống”.
5/9/2018
T.T