28/04/2020
(GDVN) - Có
hay không chuyện trục lợi từ các vụ mua sắm thiết bị y tế là câu hỏi còn để ngỏ
và hy vọng Bộ Công an sẽ có câu trả lời thỏa đáng tới nhân dân.
Đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới và Việt Nam cũng là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế trong thảm họa này.
Chỉ nói đến ảnh hưởng nặng về kinh tế là chưa đủ bởi niềm tin của người dân vào một số cơ quan chức năng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, nhất là chuyện mua hệ thống thiết bị Realtime PCR dùng cho xét nghiệm bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19, chuyện xuất khẩu gạo, chuyện xuất lậu vật tư y tế ra nước ngoài,...
Sau khi Bộ Công an khởi tố vụ án, bắt tạm giam một số người liên quan đến vụ mua hệ thống Realtime PCR tại Hà Nội thì dư luận thấy xuất hiện những cuộc “chạy thời điểm” theo kiểu nước rút tại một số cơ quan chức năng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong bài viết có tiêu đề “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng” đề cập đến các kiểu chạy: “Chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội”...
“Chạy thời điểm” vì mới xuất hiện nên có lẽ chưa trở thành điển hình để đưa vào danh mục “chạy”.
Hãy “lẳng lặng mà nghe” lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Thái Bình quyết liệt thế nào trong vụ mua bán mà họ đã thực hiện.
Hệ thống máy RT-PCR tự động xét nghiệm Covid-19. (Ảnh: Sggp.org.vn) |
Đến ngày 15/04/2020 Sở Y tế Thái Bình có văn bản đề nghị nhà thầu giảm giá thiết bị. Sau khi đàm phán, giá được giảm còn 5,8 tỉ đồng.
“Nhưng chúng tôi vẫn chưa chấp nhận, mà yêu cầu nhà thầu cung cấp thêm 1.300 bộ xét nghiệm trị giá 600 triệu đồng, ngoài ra còn quyền lợi bảo hành, bình thường bảo hành 1 năm, nhưng chúng tôi đã đàm phán được bảo hành 5 năm, mà chi phí bảo hành mỗi năm, theo nhà thầu thông tin, là trị giá 5% hợp đồng”. [1]
Với giá mua 5,8 tỷ đồng, phí bảo hành 5% (trên giá mua) thì phí bảo hành quy ra tiền sẽ vào khoảng 290 triệu đồng mỗi năm và 05 năm sẽ là 1,45 tỷ đồng.
Với sự quyết liệt của lãnh đạo sở Y tế tỉnh Thái Bình, nếu doanh nghiệp bán hàng chấp nhận thì họ sẽ bị thiệt tổng cộng gần 2,3 tỷ đồng bao gồm hơn 200 triệu đồng giảm giá, 600 triệu đồng cho 1.300 bộ xét nghiệm, 1.450 triệu đồng phí bảo hành.
Nếu chỉ tính phần “chúng tôi vẫn chưa chấp nhận, mà yêu cầu nhà thầu cung cấp thêm” thì nhà thầu phải “nhả ra” hơn 2 tỷ và giá thành hệ thống Realtime PCR mà doanh nghiệp thu về sẽ còn lại vào khoảng 3,8 tỷ đồng.
Vấn đề là vì sao Sở Y tế tỉnh Thái Bình lại giỏi đàm phán đến thế, mua xong rồi, đưa vào sử dụng rồi mới đàm phán, mà lại đàm phán giảm được đến những gần 40% giá thỏa thuận ban đầu?
Trả lời câu hỏi này có lẽ nên nhìn vào vài con số mang tính “thời điểm”.
Bọn hại nước, hại dân là ai? |
Sáng 17/04/2020, tại hội nghị của Ban Chỉ đạo phòng dịch Covid -19 Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết “Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an đã triệu tập một số cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội để làm rõ việc mua sắm máy xét nghiệm;…”. [2]
Thời điểm ông Chung thông báo trong cuộc họp là buổi sáng ngày 17/04/2020 cho thấy ông Chung đã biết việc Bộ Công an làm việc với một số cán bộ, nhân viên CDC Hà Nội trước khi buổi họp diễn ra.
Liệu các địa phương khác có nhận được thông tin này như ông Chung?
Trước ngày 17/04/2020, cụ thể là ngày 15/04/2020, Sở Y tế Thái Bình đã đàm phán để giảm giá thành mua máy.
Tại Hải Phòng, theo thông tin đăng trên Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng (Haiphong.gov.vn), từ ngày 22/03/2020, Hải Phòng chính thức triển khai vận hành máy sinh học phân tử Realtime PCR tự động phục vụ xét nghiệm xác định vi rút gây bệnh Covid-19…
Phó Giáo sư, Bác sĩ Đỗ Mạnh Cường - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hải Phòng cho biết: “Được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng đã được nhận máy cách đây 10 ngày”. [3]
Trước 10 ngày tức là từ ngày 12/03/2020 Sở Y tế Hải Phòng đã nhận máy.
Tuy nhiên, một văn bản được công bố cho thấy ngày 30/03/2020 Sở Y tế thành phố Hải Phòng có công văn gửi Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiết bị y tế Phương Đông đàm phán về việc “mượn” máy?
Công văn mượn máy của Sở Y tế Hải Phòng ký ngày 30/03/2020 |
Xin điểm vài thông tin báo chí đăng tải:
“Theo Sở Y tế Hải Phòng, hệ thống thiết bị Real-time PCR tự động đặt tại Trung tâm Y tế dự phòng thành phố được mượn từ một đơn vị cung cấp thiết bị y tế”. [4]
“Thông tin từ Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng nêu, từ 22/3, Hải Phòng chính thức triển khai vận hành máy sinh học phân tử Realtime PCR tự động phục vụ xét nghiệm xác định virus gây bệnh COVID-19”. [5]
“Tại Hải Phòng, Sở Y tế trả lời trên báo chí hồi cuối tháng 3 là thành phố trang bị máy này với giá gần 10 tỷ đồng. Hôm qua, Giám đốc Sở Phạm Thu Xanh phủ nhận thông tin này và nói máy đang dùng là thành phố đang "đi mượn"”. [6]
Có vài điều khó hiểu không biết Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng có nên giải thích để dư luận khỏi nửa tin, nửa ngờ:
Thứ nhất, ngày 20/04/2020 Sở Y tế Hải Phòng gửi Công văn số 1108 đến Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Y tế khẳng định đơn vị này chưa mua máy xét nghiệm Covid - 19, công văn này cũng khẳng định từ ngày 06/03/2020 Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng đã phê duyệt kinh phí mua sắm hệ thống xét nghiệm virus tự động.
Sau gần 2 tháng được duyệt kinh phí, khi cả nước từng bước ngừng cách ly xã hội (từ 0 giờ ngày 23/04/2020) Hải Phòng vẫn chưa mua hệ thống xét nghiệm, vậy bao giờ thì thành phố quyết định mua?
Thứ hai: Theo Công văn số 896 nêu trên thì “Hiện tại Trung tâm Y tế dự phòng – Sở Y tế Hải Phòng chỉ có 01 hệ thống”, vậy hệ thống này được cấp phát hay Hải Phòng tự mua, nếu tự mua thì mua từ bao giờ, giá mua là bao nhiêu? Nếu có 02 hệ thống thì hệ thống thứ hai có phải là do doanh nghiệp “cho mượn”?
Thứ ba: Phần đầu công văn này ghi: “Về việc hỗ trợ lắp đặt máy tách chiết tự động phục vụ phòng chống dịch Covid – 19”.
Sở y tế Hải Phòng chỉ đề nghị doanh nghiệp “hỗ trợ lắp đặt máy…”, điều này có nghĩa là Sở Y tế đã có máy, vậy đây có phải là chiếc máy đã có tại Trung tâm Y tế dự phòng mà công văn nêu trên ghi nhận và Sở Y tế chỉ cần đối tác “hỗ trợ lắp đặt”!
Như vậy việc báo chí chạy tít “Máy xét nghiệm Covid-19 Hải Phòng đang dùng là đi mượn” có phải là đưa tin sai sự thật?
Sau công văn hỏi mượn, nếu quả thật “Hệ thống thiết bị Real-time PCR tự động đặt tại Trung tâm Y tế dự phòng thành phố được mượn từ một đơn vị cung cấp thiết bị y tế” [4] thì hệ thống đã có tại đây (được nêu trong Công văn 896) đã “biến” đi đâu?
Có hay không chuyện trục lợi từ các vụ mua sắm thiết bị y tế là câu hỏi còn để ngỏ và hy vọng Bộ Công an sẽ có câu trả lời thỏa đáng tới nhân dân.
Tài liệu tham khảo:
[1] //tuoitre.vn/den-luot-thai-binh-dam-phan-giam-gia-may-xet-nghiem-20200425081435483.htm
[2] //mattran.org.vn/tin-tuc/bo-cong-an-trieu-tap-mot-so-can-bo-cdc-ha-noi-lam-ro-vu-mua-may-xet-nghiem-covid19-33388.html
[3] //nongnghiep.vn/hai-phong-cham-tre-tham-dinh-du-toan-mua-may-xet-nghiem-covid-19-d263328.html
[4] //www.tienphong.vn/xa-hoi/may-xet-nghiem-covid19-gan-10-ty-cua-hai-phong-la-do-di-muon-1648431.tpo
[5] //vtc.vn/tin-nhanh-24h/hai-phong-bac-tin-mua-may-xet-nghiem-covid-19-gan-10-ty-dong-ar542151.html
Xuân Dương
Tinh …. tướng lại xảo ngôn!
Đồng Phụng Việt
2020-04-28
2020-04-28
Hình minh hoạ. Thứ trưởng Quốc phòng - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tại Đại hội Đảng Cộng sản VN ở Hà Nội hôm 28/1/2016 |
Ông
Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng
Việt Nam, vừa xuất đầu lộ diện để đấu hót về chủ quyền quốc gia ở biển Đông.
Tuy nhiên lần này, qua kênh “Truyền hình Quốc phòng”, giọng điệu của ông đã
khác trước khi ông bảo: Những lúc như thế này chúng ta sẽ biết ai
là bạn, ai là bạn thân thiết, ai chỉ là đối tác. Những lúc như thế này mới thấy
rằng khi đất nước mình gặp khó khăn, thì những ai sẽ đến với chúng ta (1)...
Tuy
ông Vịnh chỉ nói chung chung như thế nhưng vẫn có một số người… phấn khích, thậm
chí… cảm kích và hy vọng! Tâm trạng ấy phát xuất từ chỗ, dường như nhận thức của
ông Vịnh – nhân vật trước nay thường thay mặt đảng ta, nhà nước ta, quốc hội
ta, chính phủ ta công bố định hướng về… đối ngoại trong… quốc phòng – đã… đổi!
Dường như “ta” sẽ không xem “sự tương đồng về ý thức hệ” với Trung Quốc
là “di sản quý báu” nữa và có thể “ta” sẽ bớt tha thiết “tạo ra
mối quan hệ đặc biệt” với Trung Quốc?
Ông
Vịnh từng là người nhân danh “nghiên cứu chiến lược” quảng bá “chính
sách ba không” (Không liên minh quân sự. Không cho bất kỳ quốc gia nào đặt
căn cứ quân sự tại Việt Nam. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào một quốc
gia khác), đề cao chính sách này không phải vì… hiếu hòa mà chỉ vì khát khao “có
được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có
lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”
(2)!..
Trên
thực tế, từ đầu thập niên 1990 đến nay, “ta” chưa bao giờ bỏ qua bất kỳ cơ hội
nào để bày tỏ khát khao ấy với Trung Quốc!
Cách
nay ba tháng, bất chấp sự kiện bãi Tư Chính còn nóng như nung, “nhân dịp
Tết cổ truyền Canh Tý và kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt –
Trung”, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch Nhà nước
vẫn trực tiếp gọi điện thoại cho ông Tập Cận Bình: “Chúc nhân dân Trung
Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục giành được những thắng
lợi mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” (3).
Hình minh hoạ. Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội hôm 12/11/2017 Reuters |
Giống
như từ đầu thập niên 1990 đến nay, đáp lại khát khao cháy bỏng ấy của “ta”,
ngay sau đó, Tân Hoa Xã long trọng loan báo: “Đảng Cộng sản Trung
Quốc sẵn sàng chung tay nỗ lực với Đảng Cộng sản Việt Nam, nâng sự
nghiệp xã hội chủ nghĩa hai nước và quan hệ song phương trong thời đại
mới lên tầm cao mới” (4). Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở “ta”,
giúp “đảng ta” tiếp tục duy trì “quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối” tiếp tục
được người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh cam kết… ủng
hộ!
***
Tranh
chấp chủ quyền tại biển Đông vừa được Trung Quốc… nâng lên tầm cao mới.
Yếu tố mới không nằm ở chỗ các loại tàu Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam, ngăn chặn - đuổi – bắt – đâm chìm các tàu đánh cá của
Việt Nam. Yếu tố mới cũng không nằm ở chỗ Trung Quốc khăng khăng khẳng định chủ
quyền tại biển Đông thông qua việc thành lập các đơn vị hành chính, đặt lại tên
cho các thực thể địa lý ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa,…
Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc năm 1958 về chủ quyền các đảo ở Biển Đông Photo: RFA |
Yếu
tố mới nằm ở chỗ Trung Quốc chính thức trưng bày đủ loại… “chứng cứ” để
chứng tỏ yêu sách về chủ quyền tại biển Đông là… có lý, những tuyên bố về chủ
quyền của Việt Nam ở biển Đông là… “bất hợp pháp”! Không chỉ có Việt Nam
tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền tại biển Đông. Ngoài Việt Nam còn có
Philippines, Malaysia, Brunei,… song chỉ có Việt Nam tạo ra và trao cho Trung
Quốc nhiều… “chứng cứ”!
Đâu
chỉ có Công hàm mà ông Phạm Văn Đồng thay mặt Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa gửi Trung Quốc ngày 14 tháng 9 năm 1958, trong Công hàm vừa gửi Liên Hiệp
Quốc ngày 17/4/2020, Trung Quốc còn trưng dẫn nhiều… “chứng cứ” khác như
“các bản đồ, sách giáo khoa và thông tin trên báo chí chính thức” của “ta”,
công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc từ những năm
1960 (5)!
Hóa
ra để được tiếp sức “giải phóng miền Nam”, Trung Quốc muốn gì “ta”
cũng… gật, miễn là có thể mở rộng khả năng “lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối”
của “đảng ta” trên toàn Việt Nam! Với “ta”, chủ quyền quốc gia, vận mệnh
dân tộc không quan trọng bằng… “sự nghiệp của đảng” nên sau đó, “ta” tìm
đủ mọi cách gạt bỏ những bất đồng với Trung Quốc để tìm sự hậu thuẫn từ người
bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh, kể cả thẳng tay đàn áp đồng chí, đồng
bào cảnh báo về dã tâm, phản đối Trung Quốc.
***
Năm
2012, khi một số quốc gia xác định cần ngăn chặn Trung Quốc quân sự hóa, độc
chiếm biển Đông, ông Vịnh từng cảnh báo đó là “một cuộc chạy đua vũ trang mới,
một cuộc chiến tranh lạnh mới và một chiến lược ‘ngoại giao pháo hạm’ mới của
các cường quốc” và đó là “nguy cơ lớn nhất” đối với an ninh khu vực
châu Á - Thái Bình Dương nói chung, Đông Nam Á nói riêng và chúng
ta phản đối, không đồng tình với xu hướng phát triển như vậy, đồng thời tuyệt đối
không cuốn theo chiều hướng đó!
Lúc ấy,
đề nghị “quốc tế hóa vấn đề biển Đông” để giúp Việt Nam cân bằng cả về
thế lẫn lực trong giải quyết tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc đã bị ông
tướng ba sao – đại diện cho đối ngoại trong quốc phòng của “ta” – thẳng thừng
bác bỏ: Một vấn đề nào đó giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn gắn với bàn
cờ chung của thế giới nhưng trong những vấn đề của hai nước thì Việt Nam và
Trung Quốc là hai người chơi chủ yếu, sao cho không để bên khác chen vào trục lợi
(6).
Năm
sau – 2013 – trước một Trung Quốc càng ngày càng hung hãn, càn rỡ, tuy vẫn xuất
đầu lộ diện như… Thứ trưởng Quốc phòng, song ông Vịnh tiếp tục cho thấy ông
không giống như các ông tướng đúng nghĩa mà chỉ là… tinh tướng – khi tiếp tục
khuyến dụ đồng bào, rằng trong quan hệ giữa Việt Nam với người bạn xã hội
chủ nghĩa rất lớn bên cạnh, họ phải tin vào đảng, nhà nước. Đồng
thời có nghĩa vụ phải duy trì sự thống nhất giữa nhân dân với đảng, nhà
nước!..
Cho
dù tình thế khiến ông Vịnh vừa phải đổi giọng nhưng vì chỉ là… tinh tướng nên
ông tiếp tục ỡm ờ về định nghĩa bạn bè. Bối cảnh như hiện tại mà vẫn chưa biết ai
là bạn, ai là bạn thân thiết, ai chỉ là đối tác? Làm sao có thể đặt vận mệnh
quốc gia, tương lai dân tộc vào tay những… tinh tướng như ông Vịnh và các đồng
chí đồng đảng với ông. Thế nào là: Dự báo đúng tình hình và hạ quyết
tâm sớm?
Nếu dự
báo đúng tình hình và hạ quyết tâm sớm là bài học quan trọng nhất
thì còn nghĩ và hành xử theo tâm thế: Đã là người cộng sản với
nhau, để giải quyết bất cứ vấn đề nào đó mà gọi nhau là đồng chí, còn hơn là
quay lưng không nhìn nhau hoặc đập bàn đập ghế “ngài” và “tôi” không? Còn cổ
xúy “tinh thần quốc tế trong sáng” còn “biết ơn” và còn khát khao
được Trung Quốc giúp đỡ để xây dựng chủ nghĩa xã hội không?
Chú
thích