21 avril 2020

CHINA GỬI CÔNG HÀM SỐ CML/42/2020 VỀ BIỂN ĐÔNG LÊN LIÊN HIỆP QUỐC PHẢN ĐỐI VIỆT NAM - NGÀY 17/4/2020


(Bản dịch)

(trang 1)

CML/42/2020

(Chuyển ngữ: Ngô S. Đồng Toản)

Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc kính chào ngài Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Tham chiếu các Công hàm trước của chúng tôi số CML/17/2009 và số CML/18/2009 gửi tới Ngài Ban Ki-moon, là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lúc ấy, bởi Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc năm 2009, Phái đoàn Trung Hoa (China) xin được tuyên bố quan điểm của China, liên quan đến Công hàm số 22/HC-2020 ngày 30/3/2020, và các Công hàm số 24/HC-2020 và số 25/HC-2020 ngày 10/4/2020 gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc bởi Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, như sau:


China có chủ quyền đối với Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Nam Sa và các vùng nước liền kề. China có các quyền chủ quyền và tài phán đối với các vùng biển liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. China có các quyền lịch sử trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Chủ quyền của China đối với Chư đảo Nam Hải cũng như các quyền và lợi ích hàng hải của China ở Biển Đông là đã được thiết lập trong một giai đoạn dài của thực tế lịch sử. Các quyền ấy đã được gìn giữ bởi các Chính phủ China kế tiếp nhau và là nhất quán với luật quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Chính phủ China bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với nội dung trong các Công hàm của Việt Nam số 22/HC-2020, số 24/HC-2020 và số 25/HC-2020.

Chủ quyền của China đối với Quần đảo Tây Sa và Quần đảo Nam Sa là được công nhận rộng rãi bởi cộng đồng quốc tế. Chính phủ Việt Nam cũng đã công nhận điều ấy một cách rõ ràng. Ngày 4 tháng Chín năm 1958, Chính phủ China ban hành bản Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải của Trung Quốc, công bố bề rộng lãnh hải mười-hai-hải-lý, và quy định rằng, “Điều khoản này áp dụng cho mọi lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,  


(trang 2)

bao gồm […] Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa, Quần đảo Nam Sa và mọi đảo khác thuộc China”. Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam đã gửi một công hàm ngoại giao tới Tổng lý Quốc vụ viện China Chu Ân Lai, long trọng tuyên bố rằng “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”, và rằng “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy”. Trước những năm đầu 1970, Việt Nam đã chính thức công nhận rằng Quần đảo Tây Sa và Quần đảo Nam Sa đã luôn là những phần không thể tách rời của lãnh thổ China từ thời cổ đại. Lập trường này đã được phản ánh trong các tuyên bố và công hàm của chính phủ Việt Nam, cũng như các bản đồ, sách giáo khoa và báo chí chính thống của nước này. 

Sau năm 1975, Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc không phủ nhận (estoppel - "trước sau như một") và có các tuyên bố lãnh thổ bất hợp pháp về Quần đảo Tây Sa và Quần đảo Nam Sa của China. Trong khi vi phạm các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã đưa quân đội xâm phạm và chiếm đóng trái phép một số đảo và bãi đá của Quần đảo Nam Sa của China bằng vũ lực, cố tình gây ra tình trạng tranh chấp. China luôn phản đối sự xâm phạm và chiếm đóng của Việt Nam tại một số đảo và bãi đá của Quần đảo Nam Sa của China, và những hành động xâm phạm quyền và lợi ích của China ở những vùng biển thuộc quyền tài phán của China. China kiên quyết đòi Việt Nam phải rút mọi lực lượng và phương tiện khỏi các đảo và đá mà nước này đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp.

Đệ trình phối hợp của Việt Nam và Malaysia vào ngày 6 tháng Năm 2009 cũng như đệ trình của Việt Nam vào ngày 7 tháng Năm 2009 lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) về ranh giới thềm lục địa mở rộng vượt quá 200 hải lý ở một số vùng của Biển Nam China đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của China ở Biển Nam China. China cương quyết phản đối điều này. Lập trường của China về vấn đề này đã được tuyên bố trong các Công hàm số CML/17/2009 và số CML/18/2009 gửi tới Ngài Ban Ki-moon, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc thời kỳ ấy, bởi Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc năm 2009.

 (trang 3)

Lập trường của China về vấn đề Biển Nam China là rõ ràng và nhất quán, và đã được nêu lên lặp đi lặp lại trong các tuyên bố đưa ra bởi Chính phủ China cũng như các Công hàm tương ứng trình lên Liên Hợp Quốc.

Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc yêu cầu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc gửi Công hàm này tới tất cả các Quốc gia Thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cũng như mọi Thành viên của Liên hiệp quốc.



Nhân dịp này, Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc một lần nữa xin gửi đến ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lời chào trân trọng nhất. 

New York, 17/4/2020


Người nhận:

Ngài Antonio Guterres
Tổng thư ký

Liên Hợp Quốc

New York, Mỹ



Người dịch: Nguyễn Đức Toản, 20/4/2020

 * Ghi chú của người dịch (NSĐT):

Tôi cố tình không dùng từ “Trung Quốc”, mà dùng từ China. Ước nguyện rằng, cả nước Việt Nam từ nay sẽ chỉ dùng từ China!





Nguồn:






CHINA’S NOTE VERBALE NO. CML/42/2020

TO UNITED NATIONS

 (Translation)

CML/42/2020

The Permanent Mission of the People’s Republic of China to the
United Nations presents its compliments to the Secretary-General of the
United Nations. Recalling its Notes Verbales No. CML/17/2009 and No.
CML/18/2009 addressed to His Excellency Ban Ki-moon, the then
Secretary-General of the United Nations, by the Permanent Mission of
the People’s Republic of China to the United Nations in 2009, the
Chinese Mission, with regard to the Note Verbale No. 22/HC-2020 dated
30 March 2020 and the Notes Verbales No. 24/HC-2020 and No.
25/HC-2020 dated 10 April 2020 addressed to the Secretary-General of
the United Nations by the Permanent Mission of the Socialist Republic of
Viet Nam to the United Nations, has the honor to state China’s position as
follows:


China has sovereignty over Xisha Qundao, Nansha Qundao and their
adjacent waters. China has sovereign rights and jurisdiction over the
relevant waters as well as the seabed and subsoil thereof. China has
historic rights in the South China Sea. China’s sovereignty over Nanhai
Zhudao and its maritime rights and interests in the South China Sea are
established in the long course of historical practice. They have been
upheld by successive Chinese Governments and are consistent with international law, including the Charter of the United Nations and the
United Nations Convention on the Law of the Sea. The Chinese
Government expresses its firm opposition to the contents of Viet Nam’s
Notes Verbales No. 22/HC-2020, No. 24/HC-2020 and No. 25/HC-2020.


China’s sovereignty over Xishan Qundan and Nansha Qundao is
widely recognized by the international community. The Government of
Viet Nam had also explicitly recognized it. On 4 September 1958, the
Chinese Government promulgated the Declaration of the Government of
the People’s Republic of China on China’s Territorial Sea
, proclaiming a
twelve-nautical-mile territorial sea breadth, and stipulating that, “This
provision applies to all territories of the People’s Republic of China,



including [...] Dongsha Qundao, Xisha Qundao, Zhongsha Qundao,
Nansha Qundao and all other islands belonging to China.” On 14
September 1958, Prime Minister Pham Van Dong of Viet Nam sent a
diplomat note to Zhou Enlai, Premier of the State Council of China,
solemnly stating that “the Government of the Democratic Republic of
Viet Nam recognizes and supports the declaration of the Government of
the People’s Republic of China on its decision concerning China’s
territorial sea made on 4 September 1958” and that “the Government of
the Democratic Republic of Viet Nam respects this decision”. Prior to the
early 1970s, Viet Nam had officially recognized that Xisha Qundao and
Nansha Qundao have always been inherent parts of China’s territory since
ancient times. This position was reflected in its government statements
and notes, as well as its official maps, textbooks and newspapers.


After 1975, Viet Nam violated estoppel and made illegal territorial
claims to China’s Xisha Qundao and Nansha Qundao. In violation of the
purposes and principles of the Charter of the United Nations, Viet Nam sent troops to invade and illegally occupy some islands and reefs of
China’s Nansha Qundao by force, attempting to provoke disputes. China always opposes the invasion and illegal occupation by Viet Nam of some
islands and reefs of China’s Nansha Qundao, and the activities infringing
upon China’s rights and interests in the waters under China’s jurisdiction.
China resolutely demands that Viet Nam withdraw all the crews and
facilities from the islands and reefs it has invaded and illegally occupied.


The joint submission by Viet Nam and Malaysia dated 6 May 2009
and the submission by Viet Nam dated 7 May 2009 to the Commission on the Limits of the Continental Shelf concerning the outer limits of the
continental shelf beyond 200 nautical miles in some areas of the South
China Sea have seriously infringed upon China’s sovereignty, sovereign
rights and jurisdiction in the South China Sea. China is firmly opposed to
this. China’s position on this issue has been stated in the Notes Verbales
No. CML/1 7/2009 and No. CML/18/2009 addressed to His Excellency
Ban Ki-moon, the then Secretary-General of the United Nations, by the
Permanent Mission of the People’s Republic of China to the United
Nations in 2009.



China’s position concerning the South China Sea issue is clear and
consistent, and has been repeatedly elaborated in the statements issued by
the Chinese Government and the relevant Notes Verbales submitted to the
United Nations.


The Permanent Mission of the People’s Republic of China to the
United Nations requests the Secretary-General of the United Nations to
circulate this Note Verbale to all States Parties to the United Nations
Convention on the Law of the Sea and all Members of the United
Nations.


The Permanent Mission of the People’s Republic of China to the
United Nations avails itself of this opportunity to renew to the Secretary-General of the United Nations the assurances of its highest
consideration.


New York, 17 April 2020


H.E. Mr. Antonio Guterres
Secretary-General

United Nations
New York



Source: