29 avril 2020

Việt Nam coi chừng sụp bẫy Trung Quốc !


Thiện Tùng

28/04/2020



Chỉ trong 11 ngày từ ngày 30/3 đến 10/4/2020, Việt Nam (VN) gởi cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc (LHQ) 3 Công hàm mang số 22/HC-2020, số 24/HC-2020 và số 25/HC-2020 phản đối Trung Quốc (TQ) xâm phạm biển,đảo của VN. Ngày 17/4/2020, TQ gởi cho Tổng thư ký LHQ Công hàm số CML/42/2020, phản đối những công hàm của VN và khẳng định chủ quyền biển, đảo của mình trên biển Đông.


Sau những Công hàm nầy của 2 phía VN và TQ được công bố, từ nhiều góc độ khác nhau, các nhà “tai mắt mũi họng” thi nhau tham kiến trên mạng Xã hội  và bàn tròn của đài BBC. Người thì đào sâu lút cổ, người thì moi lỗ như Mèo… Người ta ví cái đầu như cái kho Bảo tồn (giữ cho còn), còn trái tim là kho Bảo tàng (tàng trữ báu vật). Tôi có thói quen: nghe/thấy ai nói/viết gì cứ cất vào kho Bảo tồn, sau đó lựa thứ qúi cất vào Bảo tàng, số còn lại xóa để tróng chỗ thu cái mới. 



 Những Công hàm của VN gởi cho LHQ, dầu muốn, tôi vẫn chưa được  đọc! Nhưng tôi chắc rằng nó tấn công vào tử huyệt cùa TQ. Việc TQ hộc tốc ra Công hàm phản ứng đã nói lên phần nào điều đó?.



Bị cú tát bất ngờ của VN, TQ chỉ còn, bổn cũ soạn lại, lấy Công hàm (đúng hơn là Công thư) của cố Thủ tướng Phạm văn Đồng làm bửu bối đáp trả. Âm mưu, thủ đoạn về chính trị không đơn giản chút nào, không khéo coi chừng sa bẫy con cáo già TQ:



-  Ngày 4/9/1958, TQ ra tuyên bố: “…Bề rộng lãnh hải của TQ mười-hai-hải-lý, và quy định rằng,  Điều khoản này áp dụng cho mọi lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm […] Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa (HS), Quần đảo Trung Sa, Quần đảo Nam Sa(TS) và mọi đảo khác thuộc China”.



 -  Ngày 14/9/1958, Thủ tường VNDCCH Phạm văn Đồng ra Công thư với nội dung ngắn gọn: “…Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước cộng hòa Nhân dân Trung hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ VNDCCH tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước CHND Trung Hoa trên mặt biển”.(xem văn bản đính kèm).







Hiện tại,TQ cố quan trọng hóa hóa Công thư 14/9/1958 của Phạm văn Đồng để hợp pháp hóa chủ quyền biển+đảo trên cả biển Đông (đúng hơn là biển Đông Nam Á) . Còn VN thì cố vô hiệu hóa Công thư của Phạm văn Đồng để giữ biển+đảo của mình trên biển Đông VN.



1/ Do lịch sử để lại, việc nầy không đơn giản:  



-  Có ý kiến cho rằng, ông Đồng chỉ nói tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc” chớ đâu có nói gì đến biển cả và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?.



 Phần trên của Công thư, ông Đồng có nói: “Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ CHND Trung Hoa quyết định về hải phậnTrung Quốc”. Vậy thì kẹt rồi, VN công nhận tuyên bố 4/9/1958 của TQ có nghĩa là công nhận TQ có quyền biển, đảo trên cả biển Đông, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa trong đó?



-  Trong chiến tranh chống Pháp, TQ viện trợ cho VN cũng khá nhiều, nhất là trận chiến Điện Biên Phủ. Vì tình nghĩa, ông Đồng ra Công thư cho vui lòng bạn vậy thôi?.



Nếu TQ nói VN ký giao biển+đảo VN cho TQ để trừ nợ rồi trả lời sao?



- Theo Hiệp định Genève 1954, Việt Nam chia làm 2 miền: miền Bắc danh xưng VNDCCH, quản lý từ vị tuyến 17 trở ra bắc; còn miền Nam danh xưng VNCH, quản lý từ vị tuyến 17 trở vào nam. Vùng biển và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc VNCH thì ông Đồng lấy tư cách gì giao biển+đảo do VNCH quản lý cho TQ ?.



Trong khi nước VN chưa thống nhứt, VNDCCH không công nhận VNCH là một thực thể chính trị. Năm 1974, TQ quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH. Năm 1976, khi đất nước VN thống nhứt, đổi danh xưng từ VNDCCH thành CHXHCNVN rồi đòi kế thừa quần đảo Hoàng Sa do VNCH quản lý trước đây. Kỳ vậy, TQ chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 của VNCH, một chế độ VNDCCH không thừa nhận, thì giờ đây CHXHCNVN chỉ được kế thừa những gì còn lại khi VNCH sụp đổ? 



2/ Cũng do lịch sử để lại, VN cần khai thác để tạo lợi thế



- Luật pháp Quốc tế qui định: Một tuyên bố đơn phương mâu thuẩn với một nguyên tắc bắt buộc của luật quốc tế thì nó không có giá trị.Tuyên bố về hải phận của TQ là một tuyên bố đơn phương. Tuyên bố này của TQ mâu thuẩn với luật Quốc tế thì nó không có giá trị pháp lý. Dĩ nhiên công hàm 1958 cũng không có giá trị. - Philippine kiện TQ về tranh chấp biển đảo, ngày 12/7/2016,Tòa Trọng tài quốc tế xữ TQ thua kiện là bắt nguồn từ nguyên tắc nầy.



 - «Thẳng mực tàu đau lòng gỗ ».  Anh chị em thân/thuộc VNCH thân mến, Tôi và đông đảo người khác, cũng như các anh chị, đều là nạn nhân của cuộc chiến nồi da xáo thịt, không hề muốn bươi lại đóng tro tàn. Nhưng vì việc quốc gia đại sự, bài viết nầy, tôi buộc  phải kể lại đôi điều không ngoài sự thật,  nhm góp phần vô hiệu hóa Công thư 1958 của Phạm văn Đồng mà TQ đang lợi dụng nó để chiếm biển+đảo của VN.



 Hiệp định Genève 1954 ký kết giữa một bên là lực lượng Kháng chiến (Việt Minh) do Hồ Chí Minh lãnh đạo với một bên là Pháp và Bảo Đại. Ủy ban Giám sát thi hành Hiệp định gồm Ba Lan (Cộng sản), Canada (Tư bản), Ấn Độ (trung lập). Nội dung chính yếu của Hiệp định nầy: “Việt Nam (VN) tạm thời chia làm 2 miền Nam và Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh, 2 năm sau (1956), hai miền hiệp thương, tổng tuyển cử thống nhứt nước VN. Pháp rút quân khỏi Đông Dương nói chung, VN nói riêng; Việt Minh tập kết lực lượng của mình ra Bắc VN, Bảo Đại tập kết lực lượng của mình vào Nam VN. Dân hai miền được tự do đi lại và tự chọn định cư một trong hai miền, chờ hiệp thương, tổng tuyển cử thống nhứt nước Việt Nam”. Còn VNCH do Mỹ dựng lên sau khi có Hiệp định Genève (1955) - không hợp pháp do không thể đại diện cho Pháp và Bảo Đại trong việc thi hành Hiệp định Genève.Tôi còn nhớ, lúc bấy giờ VNCH dõng dạc tuyên bố đại ý: Chúng tôi không có ký nên không có trách nhiệm thi hành hiệp định Genève. Người ta nói về việc nầy chớ không phải tôi phịa:



Sau 5 năm đàm phán, “Hiệp định Ba Lê về Chấm dứt Chiến tranh và lập lại Hòa bình tại Việt Nam” đã được 4 bên ký kết vào ngày 27-2-1973 tại Hội trường Kleber ở Paris, Pháp.    Ảnh BBC

Nhà báo Anh nổi tiếng Nick Davies viết về VNCH do Trần văn Minh chuyển ngữ có đoạn :“...Khi người pháp bị đánh bại vào năm 1954, quân đội Mỹ khởi sự tham gia bảo vệ quốc gia của miền Nam VN khỏi mối đe dọa của Cộng sản từ Bắc VN xâm chiếm. Thực tế là người Pháp đã đánh mất cảm tình của người dân trên khắp VN, đẩy họ vào vòng tay Đảng CS của Hồ Chí Minh. Và, quan trọng hơn, [thời đó] không có hai quốc gia riêng biệt. Năm 1954, mặc dù với chiến thắng của quân đội VN, Pháp và các đồng minh phương Tây cố bám lấy quyền lực tại cứ điểm phía Nam. Tại Hội nghị quốc tế Genèva, tất cả các bên sau đó đã đồng ý rằng đất nước nên được chia cắt tạm thời - thành miền Nam và miền Bắc Việt Nam, cho đến tháng 7/1956, một cuộc bầu cử sẽ đưa tới một chính phủ mới trên toàn quốc”.

Dwight Eisenhover, Tổng thống Mỹ khi đó và sau nầy thừa nhận rằng : «Nếu cuộc bầu cử đó được phép xảy ra, khoảng 80% người dân VN sẽ bầu cho Hồ Chí Minh và xã hội xã hội chủ nghĩa  mới - và những người Việt mà chúng tôi tiếp xúc đều đồng ý. Tuy nhiên, Mỹ không cho phép chuyện ấy xảy ra. Thay vào đó, Mỹ quay sang một nhân viên CIA khét tiếng Edward Lansdale, người đã tiến hành sử dụng một sự kết hợp khéo léo giữa sự hối lộ và bạo lực để dựng nên một chính phủ mới ở Sài Gòn, do chính trị gia Công giáo Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Ông là người chuyên quyền, gia đình trị, nhưng chống Cộng sản và ủng hộ Mỹ. Vào tháng 10/1955, Lansdale gian lận trong cuộc bầu cử ở miền Nam để cho ông Diệm làm Tổng thống. Cuộc bầu cử toàn quốc bị hủy bỏ. sự phân chia “tạm thời” bây giờ trở thành một giả dụ kéo dài rằng Việt Nam thực sự là hai quốc gia khác nhau”.



 Giữa ông Diệm và Bảo Đại có gian lận gì trong bỏ phiếu “Trưng cầu Dân Ý” hay không chẳng cần biết, người ta, trong đó có tôi, ủng hộ  ông Diệm vì ông nhơn danh đảng “Cần lao Nhân vị” và sẽ thiết lập thể chế chính trị “VNCH” (Dân chủ) thay cho thể chế Quân chủ của vua Bảo Đại đã lỗi thời, hơn 80% cử tri bỏ phiếu cho ông Diệm. Khi lên làm Tổng thống VNCH, ngoài gia đình trị, ông Diệm làm cuộc “chiến tranh đơn phương” gây nhiều tội ác đối với nhân dân nói chung. Nói miệng không nghe thì dùng bạo lực, năm 1960, nhân dân miền Nam nổi dậy làm cuộc “Đồng khởi”, chuyển cuộc chiến tranh “đơn phương” của ông Diệm thành cuộc chiến tranh “song phương” giữa VNCH và Chính phủ Cách mạng miền Nam. Vậy là riêng Nam Việt Nam đã có cuộc nội chiến.

Năm 1963-1964, sau những trận chiến lớn, phần thắng nghiêng về phía Quân Giải phóng Miền Nam như Ấp Bắc, Bình Giả, Ba Gia, Dương Liễu, Đèo Nhông…, quân đội VNCH thúc thủ, Mỹ định đổ quân vào Nam VN, Ngô Đình Diệm không đồng ý, định thương thuyết với đối phương lập lại hòa bình. Được Mỹ đỡ đầu, Quân đội VNCH, do tướng Dương văn Minh cầm đầu, làm cuộc đảo chánh khử anh em Diệm và Nhu, dựng lên đệ nhị VNCH, một chính quyền Quân đội.

Năm 1965, Mỹ và một số nước đồng minh đổ quân vào Nam VN. Cũng chính từ đó, Bắc VN mới  công khai can thiệp vào vào Nam VN . Cụm từ: miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn cũng ra đời từ đây.

Dùng chiến tranh hiện đại mà đối đầu với chiến tranh du kích như chó nhai giẻ rách, hơn nữa phải bao cấp cho hơn nửa triu quân đội VNCH. Tướng lĩnh tranh giành quyền lợi đảo chánh liên miên và tham nhũng. Mỹ xuống thang bằng cách Việt Nam hóa chiến tranh (báo giới gọi là thay màu da trên xác chết).

Qua “ông mai” TQ, Mỹ chấp nhận và ép VNCH ngồi vào đàm phán 4 bên ở Paris. Vô hình trung: VNCH và Chính phủ Cách mạng Miền Nam là 2 lực lượng đối đầu, còn Mỹ và VNDCCH là 2 lực lương can thiệp (hồi ký của Nixon, Kisinger, Trần văn Đôn, Nguyễn Cao Kỳ và báo giới Phương Tây cũng nói rất chi tiết về việc nầy).

Năm 1974, trong cuộc họp đại diện 4 bên về thi hành Hiệp định Paris tại trại David ở Tân Sơn Nhứt Sàigòn, trưởng phái đoàn VNCH Dư Quốc Đống thông tin nóng: “Trung Quốc đang dùng nhiều tàu chiến tấn công Hải quân VNCH để chiếm quần đảo Hoàng Sa”. Hoàng Anh Tuấn, trưởng phái đoàn Bắc Việt nói: “Chuyện trên đất liền mới đại sự, đáng quan tâm, còn đảo chỉ là chuyện nhỏ. Trường phái đoàn của Chính phủ Cách mạng miền Nam thì lo lắng, đồng cảm với phái đoàn VNCH. Sau đó, họ tuyên bố trên Đài phát thanh Giải phóng phản đối hành động ngang ngược nầy của Trung Quốc.

Sau Hiệp định Paris, Mỹ và đồng minh rút quân, miền Bắc ngưng can thiệp vào miền Nam, cuộc ngưng chiến “da beo” bị phía VNCH phá vỡ bằng những cuộc hành quân với quy mô lớn lấn chiếm vùng Giải phóng. Thế là cuộc nội chiến giữa 2 phe ở miền Nam tiếp tục - phía quân Giải phóng được miền Bắc bí mật chi viện, còn VNCH bị Mỹ bỏ rơi. Cuộc chiến sắp tàn, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đưa ra chủ trương 12 điểm “Hòa giải hòa hợp dân tộc” được 2 bên tham  chiến nhứt trí, kết thúc êm đẹp, cờ Chính phủ Các mạng (nửa đỏ, nưa xanh, có ngôi sao vàng ỡ giữa) thay cờ vàng 3 sọc đỏ của VNCH. Nhưng Bắc VN không chịu, cho rằng phía Chính phủ Cách mang miền Nam hữu khuynh, họ dùng áp lực buộc Tổng thống Dương văn Minh đến đài phat thanh Sàigòn tuyên bố đầu hàng. Chưa đầy một năm sau, những tổ chức Cách mạng vang danh một thời ở miền Nam bị miền Bắc xóa tên bằng một cuộc hiệp thương thống nhứt đất c mang tính chất tượng trưng. Những trí thức tên tuổi đứng đầu các tổ chức Cách mạng miền Nam coi như hết hạn sử dụng, giao cho chức việc tạm thời gì đó, chờ sắp xếp nghỉ hưu.

Hai bên miền Nam đấu đá với nhau, cuối cùng: phía VNCH bị Mỹ bỏ rơi, phía Cách mạng miền Nam bị miền Bắc VN đá đít.

  *

Xin trở lại “đấu trường” với TQ xung quanh Công thư Phạm văn Đồng:

Nói gì thì nói, nhưng phải thừa nhận một thực tế là Chính phủ Cách mạng Miền Nam thắng VNCH. Từ đó, CP Cách mạng MN và VNDCCH hiệp thương thống nhứt đất nước, với danh xưng mới CHXHCNVN. Vậy là CHXHCNVN có quyền thừa kế biển+đảo do VNCH quản lý trước kia, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa do TQ đánh cướp từ tay VNCH năm 1974.

Ngoài phải trả biển+đảo, Trung Quốc phải bồi thường sinh mạng 74 liêt sĩ VNCH tử chiến chống TQ cướp quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và bồi thường sinh mạng cho 64 liệt sĩ Quân đội Nhân dân VN bị TQ sát hại ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988. 



Lời Kết


Việt Nam muốn đấu lý thắng con cáo già Trung Quốc, ngoài phải sưu tập cứ liệu chủ quyền lịch sử lâu đời về biển+đảo của mình, còn phải gở kỳ được cái phao “Công thư” của cố Thủ tướng Phạm văn Đồng mà TQ đang quyết tâm bám lấy.

Qua 3 Công hàm Việt Nam gởi cho LHQ, TQ  thịnh căm tức VN, muốn cho VN thêm bài học nữa có thể ở Trường Sa. Mặc dầu các cường quốc bận đối phó với dịch COVID 19, nhưng hầu như ai cũng đứng về phía VN. Đây là cơ hội “thoát Trung”. Nếu VN còn quen thói đu dây giữa Mỹ và TQ thì phía Mỹ giận sẽ cắt dây, VN sẽ va vào TQ. Khi ấy, TQ sẽ nhai VN không nhả xương.  -/-