31 mai 2020

Tài năng, đạo đức đồng chí Chánh án Nguyễn Hòa Bình


Kinh qua nhiều chức vụ cao cấp ngành tư pháp

 


Trong nước, đồng chí Nguyễn Hòa Bình học nghề ở trường An Ninh (thuộc Bộ Công an). Sau 7 năm công tác, đồng chí được sang Liên Xô 4 năm, lấy bằng tiến sĩ (nghề nghiên cứu) ở Học viện Cảnh sát (Bộ Nội vụ). Về nước, đồng chí không nghiên cứu, mà trở về nghề cảnh sát điều tra. Chức vụ cao nhất là thiếu tướng, nói lên sự thành công trong nghề. Rồi, đồng chí thôi nghề cảnh sát để chuyển sang nghề công tác Đảng, chức Phó bí thư, rồi Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (2010). 
Lời bình: Đổi nghề là bình thường, nếu nghề mới được ưu đãi và nhiều triển vọng hơn. Trái lại, đổi nghề xoành xoạch thường là do thất bại.


Sau 2010, là giai đoạn thăng tiến vèo vèo…


- Ngay tháng 1-2011, đồng chí vào Trung ương ĐCSVN. Ngay sau đó, vào Quốc hội, để được bầu làm Viện trưởng Viện KS Tối cao (nhiệm kỳ 5 năm).

- Cũng năm 2011, mọi người biết đồng chí còn có bằng luật sư, bằng Lý luận chính trị cao cấp. Và có cả học hàm PGS (nghề đào tạo)…

Ở cương vị PGS.TS. đồng chí viết 2 cuốn sách, không phải sách khoa học (do TS viết) cũng không phải sách đào tạo (do PGS viết), vì tên sách tựa những khẩu hiệu chính trị. Dù vậy, tác giả vẫn trưng cái nhãn PGS.TS. ở bìa sách.



Nhờ hoàn thành tốt công việc ở VKS (nhiệm kỳ 2011-2015), trong đó có việc “không phản kháng vụ Hồ Duy Hải”, đồng chí được bầu vào Ban Bí Thư để ngay sau đó lại được QH bầu làm Chánh án Tòa Tối cao (nhiệm kỳ 2016-2021)…

Cứ tốc độ này, tới Đại hội 14 (2021) hẳn là đồng chí sẽ vào BCT, làm Phó thủ tướng phụ trách Nội chính - thay đồng chí Trương Hòa Bình.

Khi lòng dân nổi sóng, ngành Nội chính phải được tăng quyền. Do vậy tương lai của đồng chí rất rộng mở. Đảng không quên vì sao Liên Xô sụp đổ.



Quý hiếm: Ba trong một


Đồng chí từng lãnh đạo Tổng cục công an điều tra (Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng). Rồi đồng chí chuyển sang nghề kiểm sát (2011). Nay làm nghề tòa án. Đó là ba cơ quan phối hợp làm ra một bản án. Thoạt đầu, CA điều tra, thu thập chứng cứ để tạo ra hồ sơ. Tiếp sau, Viện KS xem xét, nếu đủ điều kiện thì đưa hồ sơ sang tòa án xét xử. Cả ba bước này đ/c đều không lạ. Hiếm ai được như vậy để đủ điều kiện lãnh đạo toàn diện ngành tư pháp.



Chưa từng có: Ba chập một


Tam quyền có phân lập hay không… là tiêu chuẩn cứng để phân biệt XHCN và TBCN. Ba nhánh quyền lực dưới chế độ XHCN không tách biệt, mà “chụm lại như kiềng ba chân” tạo thành cái ngai bền vững dành cho Đảng lãnh đạo. Đó là nói một cách hình tượng. Thế thì đồng chí Nguyễn Hòa Bình chính là hiện thân của hình tượng này. Đ/c đã kinh qua công tác ở cả ba nhánh quyền lực: Từng là Thiếu tướng công an (thuộc hành pháp), vào Quốc hội nhiều khóa (lập pháp) và từng đứng đầu cả kiểm sát + tòa án (tư pháp).

Ở Việt Nam chưa có ai được như vậy. Trên thế giới càng hiếm, vì quy định: đang ở nhánh quyền lực này, bị cấm có mặt trong hai nhánh khác.



Chưa học thẩm phán, vẫn làm được chánh tòa


Trên mạng, đang có bài phàn nàn về Đ/c NHB với nội dung như trên.

Thẩm phán là một nghề được đào tạo bài bản. Từ xa xưa, việc của thẩm phán là xử án, cũng như việc của thầy thuốc là chữa bệnh. Đây là hai nghề có “lời thề nghề nghiệp”, một nghề đề cao công lý, nghề kia lấy nhân đạo làm gốc. Do vậy, nội dung lời thề không liên quan giai cấp, ý thức hệ và chế độ chính trị.

Đố (trả lời: đek) ai biết thẩm phán Việt Nam có thề không (?) và thề cái (đek) gì (?)… Chả lẽ thề trung thành với Tổ quốc XHCN? Thế giới không ngửi nổi, nhưng ở Việt Nam ai được thề như vậy, lại thấy… thơm?

Ở nước ta, chức thẩm phán Tòa Tối cao phải được Quốc hội bỏ phiếu, Chủ tịch nước phong chức. Phải là thẩm phán cấp cao mới có thể làm chánh Tòa Tối cao. Đó là con đường chung. Nhưng… trừ trường hợp Nguyễn Hòa Bình.

Nguyễn Hòa Bình vừa là đại biểu QH, vừa là đảng viên cao cấp. Nếu QH không bầu thành viên Nguyễn Hòa Bình làm thẩm phán, thì ĐCS trao chức đó cho đảng viên Nguyễn Hòa Bình của mình. Chứ sao?!


Đồng chí thích hô: “Không để lọt tội, không làm oan sai”


- Các nền tư pháp tiến bộ đã từ lâu chia tay vĩnh viễn cái nguyên tắc “không để lọt tội, không làm oan sai”. Tuy về lý thuyết, nó rất hay, rất đẹp, rất lý tưởng, nhưng nó hoang tưởng, khi áp dụng thực hành. Bởi vì, giữa hai vùng Đen-Trắng là ranh giới mờ nhạt, pha trộn, khiến không một con người (bằng xương thịt) nào - kể cả đồng chí Nguyễn Hòa Bình - có thể phân biệt rạch ròi.

Ở nước ta, nguyên tắc này vẫn đang được nói ra rả như khẩu hiệu. Nhất là từ miệng các yếu nhân thuộc ngành tư pháp. Mục đích răn dạy nhau thì ít, mà chủ yếu để dân tin. Nhưng người dân đã hết tin và đến nay càng hết tin mỗi khi các vị hô lên. Ví dụ, đồng chí Chánh án Nguyễn Hòa Bình, trước khi điều khiển phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải, cũng hét toáng lên cái khẩu hiệu trên.

Trên thực tế 3-4 thập niên gần đây, vì sợ bỏ lọt tội, hoặc vì phải tìm kỳ được thủ phạm (các vụ trọng án) do vậy tư pháp Việt Nam đã gây nhiều oan sai (vụ Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén…).

Do vậy, nguyên tắc suy đoán vô tội chính là cách khắc phục oan sai.



Chưa tiêu hóa nổi nguyên tắc “suy đoán vô tội”


Nguyên tắc “suy đoán vô tội” cho rằng, thà bỏ sót tội còn hơn gây oan sai, dù chỉ là oan sai nhỏ. Một phạm nhân xứng đáng tù 3 năm, nhưng có một vài chứng cứ chưa đủ thuyết phục; quan tòa chỉ tuyên 2,5 năm. Có thể lọt tội (6 tháng), nhưng thà như vậy, còn hơn khiên cưỡng bỏ tù đủ 3 năm. Nói khác, nếu chứng cứ chưa đủ chắc nịch để buộc tội thì phải suy đoán có lợi cho bị cáo (vô tội).

Đây là nguyên tắc giúp hạn chế tối đa các vụ án oan. Nhưng đồng chí Nguyễn Hòa Bình lại chưa tiêu hóa nổi.

Ngay từ năm 2015, trong dịp Quốc hội thảo luận về Luật Hình sự mới, đồng chí đã giải thích cho 500 đại biểu “thế nào là suy đoán vô tội”, như sau: 



Nếu không có đủ căn cứ chứng minh là tội nặng thì (vẫn) phải quyết có tội, nhưng tội nhẹ. Nếu không đủ ở khoản cao thì phải xử ở khoản thấp” 


Nếu áp dụng cách hiểu trên vào phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải gần đây, hẳn là Hải càng “bỏ mẹ”? Và… quả nhiên (!).



Ở nước ta, liệu có nguyên tắc “Suy đoán CÓ tội” (!)


Trong đấu tranh chính trị, nền tư pháp ở các nước “Tam quyền nhất trụ” lại nhất nhất sử dụng nguyên tắc “suy đoán CÓ tội”. Oan khiên thấu trời.

Oan sai chính trị ở Liên Xô mới kinh khủng. Dưới cái quốc huy có hình búa-liềm (tính giai cấp) các quan tòa Liên Xô (100% đảng viên CS, thề trung thành với chế độ XHCN) đã phán những bản án rất nặng cho người khác chính kiến. Vì đó là kẻ thù, phải áp dụng triệt để “tư duy có tội” với chúng. Chúng nguy hiểm ở chỗ dùng cách ôn hòa (phản biện) để chống nhà nước Xô Viết. Chính do vậy, những phản biện của chúng rất dễ hiếu đối với dân chúng.


Về phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải 

Rất, rất nhiều ý kiến đã phân tích những sai trái, lệch lạc, bất cập.

Ví dụ, ngay cách dùng từ đã có vấn đề. Vi phạm rành rành thì gọi là “sai sót”. Trong Bản Quyết định của tòa (đồng chí Nguyễn Hòa Bình ký) có tới 16 lần dùng chữ “lời khai”, trong đó “lời khai của Hải” được dùng tới 8 lần. Chứng cứ đek gì mà rặt những “lời khai”? Bạt mạng hơn cả, khi cả 17/17 vị thẩm phán quốc gia cứ khẳng định (như thật) “Hải không bị bức cung”.



Về cách thức tiến hành: Nó giống như buổi thảo luận chính trị của tổ công đoàn thời xưa, về đề tài “Sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa tư bản”. Kết luận số 1 cần phải đạt là: Tuy CNTB có một số tốt đẹp bề ngoài, nhưng bản chất xấu xa không thay đổi. Đây là lối văn chính trị. Văn tư pháp phải khác.

- Chỉ xin nói rằng: Phiên tòa này đã lệch chuẩn quá xa, nếu đối chiếu với những quy định trong Luật 2015.



Phiên giám đốc thẩm không xử người, mà “xử” các bản án đã tuyên (ở đây là các bản sơ thẩm, phúc thẩm vụ Hồ Duy Hải).

Câu hỏi là… Việc tạo ra các bản án này CÓ vi phạm những quy định của luật pháp hay KHÔNG. Câu trả lời chỉ đơn giản là: CÓ (vi phạm) hoặc KHÔNG (vi phạm). Sao cứ dây dưa tới “bản chất” vụ án?

- Nếu CÓ (vi phạm), bản án phải bị hủy, xử lại, để ra bản án mới.

- Nếu KHÔNG (vi phạm) bản án vẫn có giá trị thi hành.

Cả 4 câu hỏi mà đ/c Nguyễn Hòa Bình nêu lên để Hội Đồng thẩm phán bỏ phiếu đều trật lất. Dư luận đã bình quá đủ.

Nhưng “bản án” là thứ vô tri, vô giác. Khi bị xét xử, nó không biết cãi, không thèm cãi, cũng “đek cần cãi”. Chỉ có những con người tạo ra bản án mới liên lụy. Bởi vậy, họ phải có mặt ở phiên tòa giám đốc thẩm để trình bày cách thức họ tạo ra bản án.

Đã là phiên tòa, phải có bên buộc tội (cho rằng cách tạo ra bản án CÓ vi phạm luật) và bên gỡ tội (cố chứng minh rằng bản án đó được tạo ra đúng luật). Do vậy tham gia phiên tòa là những con người đã tạo ra bản án. Người quan trọng nhất khiến hai bản án (sơ thẩm, phúc thẩm) ra đời chính là Hồ Duy Hải. Người tạo ra bản án là nhưng ai điều tra, lập hồ sơ, duyệt hồ sơ… Sau đó, tại phiên tòa là các thẩm phán, công tố và các luật sư.



Phiên giám đốc thẩm càng phải là một phiên tranh tụng mẫu mực. Luật 2015 đòi hỏi như vậy (từ xét xử bằng thẩm vấn (thẩm phán hạch hỏi) chuyển sang xét xử bằng tranh tụng (thẩm phán trở thành trọng tài) quyết định thắng-thua giữa hai bên: buộc tội và gỡ tội.

Lẽ ra phải như vậy. Nhưng đồng chí Nguyễn Hòa Bình (do tài hay do đức) đã không làm như vậy (!).

- Tranh tụng, phải có 2 bên, mỗi bên phải có đầy đủ các nhân vật đủ khả năng tranh cãi về mọi nhẽ, mọi khía cạnh, mọi chứng cứ, cho đến khi “đen-trắng” rõ ràng, với kết luận: “CÓ” hoặc “KHÔNG”.

Ví dụ, tại tòa giám đốc thẩm, có ý kiến cho rằng Hồ Duy Hải bị bức cung. Ai có thể trả lời và làm sáng tỏ “CÓ” hoặc “KHÔNG”? Chỉ biết, đồng chí Nguyễn Hòa Bình cấm Hải có mặt để bị can được mở miệng tại tòa.

- Các luật sư từng tham gia trong quá trình xử án chính là thành phần tạo ra nội dung vụ án, vì vai trò tương đương công tố. Ấy vậy mà luật sư Trần Hồng Phong phải làm đơn “xin tiếp tục có mặt” và chỉ được phép “trình bày” (không tranh tụng) thì sự vi phạm đã xảy ra ngay ở cái phiên tòa mẫu mực này.

- Vân vân…

Bố trí chỗ ngồi trong phiên tòa: Để có thể tranh tụng, phiên tòa phải bố trí sao cho bên buộc tội và bên gỡ tội được ngồi ngang nhau và đối diện nhau, nghe rõ lời nhau. Còn Hội đồng xét xử ngồi cao hơn, vừa điều khiển, vừa lắng nghe lập luận của mỗi bên để quyết định Thắng-Thua… trong từng chứng cứ, từng lập luận…

Sắp đặt chỗ ngồi là việc dễ ợt. Đã có khuôn mẫu. Nhưng đ/c Bí thư TƯ, Chánh Tòa Tối cao… không làm nổi, không làm theo. Do Tài (tồi) hay Đức (đểu, đốn)?

Xin so sánh hai hình ảnh:

Hình một phiên tòa sơ thẩm phục vụ tranh tụng

5 vị thẩm phán có vai trò trọng tài ngồi ở vị trí điều khiển, 

quan sát, lắng nghe hai bên tranh tụng ngồi đối diện.
Phiên tòa Giám đốc thẩm: Thủ tiêu tranh tụng. 

17 vị thẩm phán đối diện với cả hai bên.

 https://boxitvn.blogspot.com/2020/05/tai-nang-ao-uc-ong-chi-chanh-nguyen-hoa.html#more