15 mai 2020

NGHUYỄN VĂN NGHỊ LÀ AI?


Thảo Ngọc : "Trong khi mọi con mắt đang đổ dồn về mọi hướng để cố truy tìm cho ra Nguyễn Văn Nghị là ai, thì một thông tin rò rỉ trên mạng chưa được kiểm chứng, rằng Nguyễn Văn Nghị là con ông Nguyễn Văn Nhựt, đương kim Giám đốc công an tỉnh Tiền Giang, trước đây từng là Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra tỉnh Long An. Ông Nhựt là con tướng CA Nguyễn Việt Thành?"


Theo dõi vụ án tại bưu điện Cầu Voi xảy ra vào tối 13/1/2008 tại xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, hai nữ nhân viên bưu điện là Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân bị giết, chúng ta thấy vụ án hình sự này với những tình tiết ban đầu cho thấy là khá đơn giản.
 Cơ quan chức năng tỉnh Long An chắc chắn chỉ trong một thời gian ngắn đã có thể xác định được thủ phạm gây án. Vì những dấu vết tại hiện trường như dấu vân tay trên các cửa và trên người 2 nạn nhân, những vệt máu tại hiện trường. Nhất là tinh dịch trên người  nạn nhân Hồng, và 2  vật chứng gây án vô cùng quan trọng là con dao và cái thớt dính đầy máu, chưa nói đến lời làm chứng của những người trong vùng.
 Cùng với đó là báo chí đã vào cuộc và đồng loạt viết bài về vụ án này.
Báo Công an Nhân dân ra ngày 16/1/2008 có bài: “Vụ 2 nhân viên bưu điện bị giết: Nghi can là bạn trai của nạn nhân”.
Theo đó: “Nghi can chính là Nguyễn Văn Nghị, ngụ tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang), có dấu hiệu nghiện ma túy. Nghị là một trong hai bạn trai của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng. Vào đêm xảy ra vụ án, người dân địa phương thấy Nghị đi xe máy đến Bưu điện Cầu Voi gặp Hồng và Vân.
Ngày 15/1, cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An tiến hành lấy lời khai ba thanh niên quê ở tỉnh Vĩnh Long, tạm trú tại ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa (Long An) do có mối quan hệ với hai nạn nhân bị giết.
Đối tượng đang bị câu lưu là Nguyễn Văn Nghị, ngụ tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang), là bạn của ba thợ bạc tiệm vàng K.L., có dấu hiệu nghiện ma túy. Nghị là một trong hai bạn trai của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng.
Vào đêm xảy ra vụ án, người dân địa phương thấy Nghị đi xe máy đến Bưu điện Cầu Voi gặp Hồng và Vân. Người dân địa phương còn miêu tả Nghị mặc quần Jean, khoác bên ngoài chiếc áo gió rộng.
Ngay trong ngày 14/1, cơ quan điều tra đã cử trinh sát đến tất cả những địa chỉ mà Nghị thường xuyên lui tới nhưng không gặp anh ta. Sau đó, cơ quan điều tra cử trinh sát mai phục tại nhà cha mẹ của Nghị ở Cai Lậy (Tiền Giang) đến nửa đêm thì nghi can xuất hiện, các trinh sát thực hiện biện pháp áp giải về cơ quan điều tra lấy lời khai.
Theo tin ban đầu, Nghị cố tình đưa ra chứng cứ ngoại phạm nhưng không có cơ sở thuyết phục nên cơ quan điều tra quyết định câu lưu để làm rõ.
Chị Nguyễn Thị Phượng, người bán trái cây ở Cầu Voi  cho biết, đêm đó Vân có nói là tiền mua trái cây là do bồ của Hồng tài trợ. Người này đến từ Tiền Giang.
Các nhận định đều tập trung vào nghi can Nguyễn Văn Nghị, vì anh này nổi ghen do thấy Sol  có mặt ở Cầu Voi, hơn nữa Hồng không nghe lời anh ta mà đoạn tuyệt với Sol(1).
Chúng ta đều biết, với những vụ án như vụ bưu điện Cầu Voi, cơ quan điều tra đã cung cấp thông tin cho báo chí và nhất là báo ngành  Công an, chỉ rõ tên họ nghi can như vậy là  cơ bản họ đã phá án xong vụ án.
Thế mà vụ án bỗng bị bế tắc. Và một kịch bản khác  đã được các vị đạo diễn lừng danh dựng lên theo đúng trình tự khớp với hiện trường đã được nghi phạm giết người khai ra, để rồi bất ngờ,  ngày 21 tháng 3 năm 2008, hơn 2 tháng sau khi vụ án xảy ra,  Hồ Duy Hải bị bắt và được cho là nghi phạm chính đã giết 2 cô gái này.
Việc Hồ Duy Hải khai rất khớp với hồ sơ  và hiện trường vụ án là điều quá đơn giàn, mà ngành công an hay gọi là “bằng các nghiệp vụ”.

 Còn nghi can Nguyễn Văn Nghị như có phép tàng hình, như có phép thần thông quảng đại của Tôn Ngộ Không khi xưa, tất cả những hồ sơ chứng cứ và những lời khai của Nguyễn Văn Nghị trong những ngày bị thẩm vấn tại công an đều bỗng dưng biến mất một cách rất tài tình khỏi hồ sơ vụ án. Kể cả những tinh dịch trên người nạn nhân Hồng, dấu vân tay tại hiện trường cũng không được công an  giám định để xác định thủ phạm gây án, và mẫu máu cũng không được giám định ngay từ đầu, mà phải đợi sau 4 tháng, khi mà máu đã bị phân hủy thì đưa đi giám định nên  không có kết quả.
Nhất là việc tiêu hủy chứng cứ là con dao và cái thớt thì phải có lệnh của  người có quyền lực cao nhất của công an tỉnh Long An  thì công an xã Nhị Thành mới dám thực hiện. 
Đã có 2 người liên quan đến vụ án này chết  đầy bí ẩn, là Nguyễn Thanh Hải (trong bản án sơ thẩm 2008 ghi Nguyễn Văn Hải, và Huỳnh Văn Minh, cả 2 đều là công an viên xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.    
Dư luận rất nghi ngờ và cho rằng phải chăng 2 người này có nguy cơ “làm lộ bí mật vụ án” nên phải chết để bịt đầu mối?
Vậy Nguyễn Văn Nghị là ai mà làm cho một vụ án tưởng chừng đơn giản, nay sau 12 năm với 3 phiên tòa vẫn còn gây nhiều tranh cãi và gây chú ý nhất trong công luận, trên các phương tiện truyền thông và trên cộng đồng mạng. Nguyễn Văn Nghị có phải là một “thái tử đảng” nào đó  hay không mà được những “bàn tay lông lá” xòe ra che chở.Thế lực bao che cho Nguyễn Văn Nghị chắc  phải có tầm cỡ nào  để có thể  “phủ bóng” lên các bộ ngành công an và nội chính từ trung ương đến địa phương. v.v.
Chắc chắn những dấu vân tay của Nguyễn Văn Nghị phải được lưu trữ trong tàng thư của CA Tiền Giang và Bộ Công an. Và còn được lưu giữ nơi một số giấy tờ khác trong những lúc Nghị thực hiện các giao dịch. Nếu ngành công an muốn tìm sự  thật xác định hung thủ gây án thì quá đơn giản đối với họ.
Cái tên Nguyễn Văn Nghị đã làm sốt xình xịch trên cộng đồng mạng mấy năm nay, nhất là sau phiên tòa Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải kết thúc ngày 8/5/2020. Các chuyên gia hàng đầu về ngành luật đã dày công phân tích, mổ xẻ và chỉ ra những điều bất cập của phiên tòa Giám đốc thẩm và Quyết định bác kháng nghị của VKSNDTC.
 Cùng với đó là vụ án Hồ Duy Hải đã làm nóng Nghị trường QH, khi mà nhiều ĐBQH lên tiếng đòi điều tra lại vụ án, gửi Kiến nghị đến Chủ tịch QH, cho rằng quyết định của Hội đồng Thẩm phán vụ Hồ Duy Hải thiếu thuyết phục, đề nghị QH giám sát tối cao vụ tử tù Hồ Duy Hải..v.v.
Và Cử tri  TP.HCM đã kiến nghị Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào cuộc để vụ án Hồ Duy Hải được xem xét lại một cách thấu đáo.
Trong lúc tình hình đang nóng bỏng như vậy thì ông Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ (1 trong 17 thành viên trong Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao) cho biết, sau phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, nhiều thành viên trong Hội đồng thẩm phán nhận được những tin nhắn đe dọa khủng bố, xúc phạm. “Nguy hiểm hơn, có một vài đại biểu Quốc hội, chính thức là có 3 đại biểu Quốc hội phát biểu không đúng với nội dung của vụ án, đưa ra nhận xét chủ quan, dựa vào thông tin trên mạng xã hội, vấn đề này làm thêm phức tạp tình hình”. Và ông đã trình với Bộ Công an để xem xét những hành vi này cần xử lý như nào.
Ngay lập tức ba đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Trương Trọng Nghĩa và Lưu Bình Nhưỡng đã lên tiếng về phát biểu của Phó Chánh TAND tối cao Nguyễn Trí Tuệ.
Đại biểu Lê Thanh Vân cho biết, đã tìm mãi trong Hiến pháp cùng các đạo luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, nhưng không thấy quy định nào cho phép Phó Chánh án TAND tối cao được "kết tội" đại biểu Quốc hội là phát ngôn "nguy hiểm".(2).
Có người cho rằng đây là tin bịa nhăm hù dọa và trấn áp dư luận trước làn sóng phẫn nộ của công luận sau phiên tòa Giám đốc thẩm đầy tai tiếng.

Trong khi mọi con mắt đang đổ dồn về mọi hướng để cố truy tìm cho ra Nguyễn Văn Nghị là ai, thì một thông tin rò rỉ trên mạng chưa được kiểm chứng, rằng Nguyễn Văn Nghị là con ông Nguyễn Văn Nhựt, đương kim Giám đốc công an tỉnh Tiền Giang, trước đây từng là Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra tỉnh Long An. Ông Nhựt là con tướng CA Nguyễn Việt Thành?
Nếu nguồn tin này là đúng thì nó giải đáp được mọi thắc mắc nghi vấn về nhân vật Nguyễn Văn Nghị này.
Điều này giải thích tại sao 2 phiên tòa Sơ thẩm và Phúc thẩm đều quyết tâm  kết án tử hình Hồ Duy Hải cho bằng được.
 Điều này giải thích tại sao  VKSNDTC thời ông Nguyễn Hòa Bình, vốn là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra BCA, bác đơn đề nghị Giám đốc thẩm vụ án này.
Điều này giải thích tại sao, với một bản án rất nhiều sai sót nghiêm trọng trong quá trình tố tụng, như cố tình tiêu hủy vật chứng quan trọng và ngụy tạo chứng cứ, như các chuyên gia đã chỉ ra, mà từ ông Chánh àn cùng 17 vị trong HĐTP vẫn bảo thủ cho rằng “không thay đổi bản chất vụ án”?
Phải là con “ông nọ bà kia” thì mới được nhiều ưu ái và và được những bàn tay “sáng suốt và tài tình” dàn dựng một kịch bản chạy tội và tìm người thế mạng có vẻ hoàn hảo như vậy.
Nhưng “lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát”. Vì cái kim dù dấu kín trong bọc bao nhiêu thì cũng có ngày lòi mũi ra.
Nếu Nguyễn Văn Nghị chính là thủ phạm gây ra 2 cái chết đầy oan nghiệt cho 2 cô gái tại bưu điện Cầu Voi thì trước sau gì y cũng phải đền tội.
Công lý không phải của những kẻ cường quyền dùng bạo lực bắt người vô tội nhận cái chết oan khiên, mà công lý mãi mãi mãi luôn thuộc về nhân dân.
Bởi bàn tay của những tên đao phủ dù có nhuốm đầy nợ máu, ắt chúng không che nổi được mặt trời.

Chú thích: