Anh kêu gọi Trung Quốc "không bước tới bờ vực" và thực hiện trách
nhiệm của một thành viên hàng đầu trong cộng đồng quốc tế.
Ngoại
trưởng Anh cho biết người dân Hồng Kông có hộ chiếu hải ngoại có thể được chính
quyền London cấp quyền công dân nếu Trung Quốc không rút luật an ninh.
"Nếu
Trung Quốc tiếp tục đi theo con đường này và thực thi luật an ninh quốc gia,
chúng tôi sẽ thay đổi tình trạng. Chúng tôi sẽ xóa giới hạn 6 tháng như trước và
cho phép những người sở hữu hộ chiếu hải ngoại (BNO) kéo dài thời gian làm việc
và học tập tại Anh lên 12 tháng, mở đường cho cấp quyền công dân sau này",
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab ra tuyên bố ngày 28/5.
Ông
Raab đồng thời kêu gọi Trung Quốc "không bước tới bờ vực" và thực
hiện trách nhiệm của một thành viên hàng đầu trong cộng đồng quốc tế.
Ngay
sau đó, Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel cũng lên tiếng ủng hộ quan điểm của
ông Raab và khẳng định rằng London sẽ tìm cách cấp quyền công dân cho người
Hồng Kông sở hữu hộ chiếu BNO nếu Trung Quốc không rút luật an ninh.
"Quan
tâm sâu sắc đến các đề xuất của Trung Quốc về các vấn đề pháp luật liên quan
tới an ninh quốc gia ở Hồng Kông. Nếu điều này được áp đặt, tôi và ông Raab sẽ
tìm hiểu những phương án cho quá trình cấp quyền công dân với những người sở
hữu BNO", Bộ trưởng Nội vụ Anh Patel nói.
Ông
Johnny Patterson, người đứng đầu một tổ chức theo dõi Hồng Kông, có trụ sở tại
Anh, được thành lập để giám sát các điều kiện về nhân quyền, quyền tự do và
luật pháp ở đặc khu, cho biết chính phủ Anh nên chuẩn bị hành động nhiều hơn
cho người dân Hồng Kông.
"Nếu
mọi thứ tiếp tục xấu đi, Anh cần xem xét gia hạn thời gian sau 12 tháng cũng
như quyền cư trú, và khuyến khích các đối tác quốc tế khác xây dựng kế hoạch để
đảm bảo cho người Hồng Kông, kể cả những người sinh sau năm 1997", - ông
Patterson nói.
Người dân Hồng Kông tham gia các cuộc biểu tình. |
Hộ
chiếu quốc gia Anh ở hải ngoại được cấp cho người Hồng Kông sinh trước năm
1997, thời điểm nước này trao trả thành phố này cho Trung Quốc, và dựa theo quy
định hiện hành.
Người
sở hữu hộ chiếu dạng này có thể đến Anh tối đa 6 tháng, nhưng không thể làm
việc hay nộp đơn xin quốc tịch. Tính đến tháng 12/2019, đã có khoảng 300.000
người Hồng Kông sở hữu hộ chiếu này.
Động
thái của chính quyền London được công bố sau khi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn
quốc, tức quốc hội Trung Quốc, bỏ phiếu thông qua nghị quyết xây dựng luật an
ninh Hồng Kông. Anh, Mỹ, Canada, Australia đã ra tuyên bố chung bày tỏ quan
ngại về việc Trung Quốc đại lục quyết định áp luật an ninh mới đối với Hồng
Kông.
Động
thái mới nhất này của Trung Quốc gây chú ý hơn kế hoạch phục hồi nền kinh tế bị
tác động mạnh bởi đại dịch, đồng thời làm dấy lên làn sóng biểu tình mới ở Hồng
Kông và chỉ trích từ quốc tế, đặc biệt là Mỹ và các đồng minh.
Theo
giới chức Trung Quốc, dự luật này cho phép Bắc Kinh dẫn dắt việc đưa ra các đạo
luật để bảo vệ an ninh của Hồng Kông. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan
tình báo ở Trung Quốc đại lục sẽ lập văn phòng tại Hồng Kông. Tuy nhiên, còn
nhiều chi tiết cụ thể chưa được nêu rõ.
Chính
phủ Anh nhiều lần bày tỏ quan ngại sâu sắc về dự luật an ninh Hồng Kông, cho
biết điều này có nguy cơ làm suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế
độ".
Trong
khi đó, về phần mình, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định luật an
ninh Hồng Kông được xây dựng để duy trì vững chắc nguyên tắc "một quốc
gia, hai chế độ" cũng như sự ổn định lâu dài và thịnh vượng của đặc khu.
29/05/2020