15 mai 2020

Làm ẩu “dính chấu”


Thiện Tùng

14/05/2020



Vụ án Đồng Tâm và vụ án Hồ Duy Hải khiến cho ngành Công an và Tư pháp “dính chấu”. Đã “dính chấu” thì phải gở không thì nó nhiễm độc. Dường như ngành Công anTư pháp đang “tấn thối lưỡng nan”.



Ngành Công an và Tư pháp là 2 cơ quan cầm luật mà phạm luật thì tội 1 bằng 10. Người đứng đầu (cầm lái) thời điểm xảy ra 2 vụ án nầy không ai khác hơn là Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình và Bộ trưởng Công an Tô Lâm.


 Đã “dính chấu” gở không phải dễ:



1/ Vụ án Hồ Duy Hải.

Vụ án 2 nữ Bưu điện Cầu Voi Nguyễn thị Ánh HồngNguyễn thị Thu Vân bị sát hại năm 2008. Lin sau đó Cảnh sát Điểu tra vào cuộc khám nghiệm hiện trường, kết quả bước đầu: “Nghi can chính là Nguyễn văn Nghị, ngụ tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. Nghị là một trong hai bạn trai của nạn nhân Nguyễn thị Ánh Hồng. Vào đêm xảy ra vụ án, người dân địa phương thấy Nghị đi xe máy đến Bưu điện Cầu Voi gặp Hồng và Vân – Báo Công an Nhân dân online ngày 16/01/2008 cũng đăng về việc nầy (xem ảnh đính kèm). 



Theo Báo Giao Thông 16 giờ13 phút ngày 13/5/2020,  luật sư  Trần Hồng Phong ngay sau khi phiên “Giám đốc thẩm”, ông cùng cộng sự đã rà soát lại hồ sơ,  phát hiện ra thêm một tình tiết ngọai phạm của Hồ Duy Hải . “Đó là thông qua cơ chế hướng vết cắt trên cổ 2 nạn nhân cho thấy hung thủ sát hại 2 nữ nhân viên chắc chắn phải là người thuận tay trái . Trong khi đó, gia đình tử tù Hồ Duy Hải khẳng định Hải thuận tay phải” - ông Phong cho biết.



Nghị hiện giờ đang ở đâu và vì sao liệt anh ta vào nhóm người ngoại phạm, ít ra anh ta cũng phải là một nhân chứng?. Sao lại ngụy tạo chứng cứ bắt Dân quân Hồ Duy Hải rồi kết án tử hình anh ta?. Do hồ sơ, tố tụng vụ án gán ghép không hợp lý, giấu đầu lòi đuôi, dẫn đến, ngoài gia đình và Hải kêu oan, dư luận xã hội dậy sóng phê phán vụ án không minh bạch nầy. Từ khi Hải bị bắt đến nay đã 12 năm, qua 2 phiên tòa Sơ thẩm và Phúc thẩm đểu kết án tử hình Hải mà không giết được anh ta, có phải do nhiều sai sót trong tố tụng?.



Chánh án TAND Tối cao  Nguễn Hòa Bình
Người ta thường nói: “Mũi dại lái chịu đòn”. Năm 2008, khi vụ án Cầu Voi xảy ra, ông Nguyễn Hòa Bình là thiếu tướng, phó Tổng cục trưởng và phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Bộ Công an, tất nhiên ít nhiều ông có tham gia chỉ đạo hoặc biết đến vụ án lớn nầy. Năm 2011, ông Bình giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Ông phản đối mở phiên tòa “Giám đốc thẩm” và tuyên bố y án tử hình Hồ Duy Hải. Năm 2016 cho đến nay, ông Bình giữ chức Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao. Trước áp lực đòi hủy án Sơ và Phúc thẩm về vụ án Hồ Duy Hải, để xử tử được Hải, 3 ngày từ 6 đến 8/5/2020, ông Bình mở phiên tòa “Giám đốc thẩm” theo kiểu“vừa đá bóng vừa thổi còi”, Ông thủ cả 3 vai: viết kịch bản, đạo diễn kiêm diễn viên chính. Vở diễn vừa kết thúc chưa kịp hạ màn thì dư luận nhao lên phản đối, trong đó có 2 cơ quan quyền lực là Tư pháp Quốc hội Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Vậy thì việc thi hành án tử Hồ Duy Hải càng khó hơn, con đường  hủy án Sơ và Phúc thẩm để điều tra lại từ đầu vụ án giết người nầy càng  rộng mở hơn?.   



Sau phiên tòa “Giám đốc thẩm”, luật sư Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Quốc hội, trả lời phỏng vấn của báo Pháp Luật ngày 12/5/2020. Ông nghĩa nói”: 



<<Theo tôi, trong một vụ án, nhất là vụ án phức tạp, phải có chứng cứ đầy đủ (gián tiếp và trực tiếp) không tranh cãi được thì mới kết luận được bản chất vụ án. Bản chất của vụ án không thể có trước chứng cứ, tồn tại ngoài chứng cứ. 



 Nếu chứng cứ vừa thiếu, vừa yếu, vừa sai (thể hiện qua quyết định kháng nghị của VKSND Tối cao và ý kiến của Ủy ban Tư pháp Quốc hội) thì phải tìm hiểu để làm rõ bản chất vụ án là thế nào. Nếu tuân thủ theo nguyên tắc “suy đoán vô tội” mà cơ quan tố tụng chuyển thành “suy đoán có tội” là vi hiến. 



Chứng cứ gián tiếp thực ra không tồn tại trong BLTTHS. Điều 86 BLTTHS 2015 quy định: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.



Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử, có những khi không có được những nguồn chứng cứ trực tiếp, cơ quan điều tra và công tố phải tìm hiểu và tái hiện sự thật từ những nguồn chứng cứ gián tiếp liên quan đến hành vi tội phạm. Từ những nguồn chứng cứ gián tiếp ấy, điều tra viên, công tố viên phải đúc kết được những chứng cứ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn về chứng cứ quy định tại BLTTHS. Nếu chứng cứ của công tố viên bảo vệ cáo trạng không đáp ứng được những tiêu chí, tiêu chuẩn quy định thì không thể buộc tội. 



Đó là chưa kể đối với án tử hình, dựa vào chứng cứ gián tiếp rất nguy hiểm, vì nếu sai thì không sửa được nữa. Các vụ án oan điển hình như vụ Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, bảy thanh niên ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng)… đều thiếu và yếu về chứng cứ nên buộc tội dựa vào lời nhận tội của bị cáo, sau đó đều xác định là oan >>.



 2/ Vụ án Đồng Tâm”

Trận chiến mở màn đầu năm 2020 không cân sức giữa Quân và Dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Đêm 8 rạng 9/1/2020, hàng ngàn Cảnh sát Cơ động bất thần tập kích vào xã Đồng Tâm ven đô Hà Nội trong khi nhân dân còn đang say ngủ. Hậu quả: Phía bị tấn công chết 1 đảng viên Lê Đình Kình 84 tuổi đời, 58 tuổi đảng, khoảng 20 người bị bắt. Phía tấn công “hy sinh” 3 sĩ quan Công an.



Sau khi đụng độ, phía nào cũng tìm mọi chứng cứ để giành phần phải về mình. Dư luận xã hội đặt ra những câu hỏi đến nay chưa được giải đáp để biết đâu là sự thật vụ án:



-  Phía nào chủ động tấn công trước và phía nào tự vệ?



-  Phía nào cướp đất và phía nào bị cướp đất?



-  Điểm xây tường rào của Quân đội cách điểm xung đột bao xa?



-  Già Kình luôn ngồi xe lăn do bị Quân đội và Công an  đánh gãy chân năm 2017 sao có khả năng ban đêm ban hôm dẫn đầu dân ra hiện trường chống người thi hành công vụ?



-  Ai  bắn vào nhà và người ông Kình nhiều phát đạn, mỗ phanh thây ông để làm gì? – để lấy  đầu đạn phi tang hay để cho đã nư giận?.



-  Sao lại đập phá nhà ông Kình và lấy toàn bộ hồ sơ đất cánh đồng Sênh để làm gì? – để xóa chứng cứ, biến đất Nông nghiệp Đồng Sênh thành đất Quốc phòng?.



-  Ai đánh bầm dập những người bị bắt và ai chủ trương đưa số người vị đánh nầy lên truyền hình để công khai nhận tội? – để hợp pháp hóa cuộc tấn công?.



-  Cũng thời chết trong trận xung đột, phía Dân bị nhà cầm quyền lên án, chưi rủa thậm tệ; Còn phía Công an thì nào là Thủ tướng tặng bàng Tổ quốc ghi công, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương chiến công, Bộ công an đề nghị và được thăng hàm cho 3 sĩ quan Cảnh sát “tử trận”?. Làm như thế với dụng ý gì và liệu có công bằng không?.

..v.v…

Bộ trưởng CA Tô Lâm

 Có câu “Mũi dại lái chịu đòn”, Ông Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông  Bộ trưởng Công an Tô Lâm còn thiếu nhân dân Đồng Tâm nói riêng, nhân dân cả nước nói chung về những câu phải trả lời nầy?.



Nói đến 2 từ “dính chấu”, tôi lại liên tưởng đến câu: “Cá cắn câu biết đâu mà gở, chim vào lồng biết thuở nào ra”. Vụ án Hồ Duy Hải ngâm dấm 12 năm mà chưa tìm được lối ra, không biết vụ án Đồng Tâm ngâm bao nhiêu năm nữa!. Dầu cho vô tình hay cố ý, hễ để “dính chấu” thì khó gở, dầu có gở được cũng sứt môi sứt mép?.  -/-