Quyền Tự do Ngôn luận và Quyền được Biết bị thắt chặt thêm
với sự phê chuẩn của Quốc hội về Luật Báo chí sửa đổi và Luật được Thông tin
Luật Báo chí sửa đổi và Luật mới cho phép tiếp cận thông tin, được
Quốc hội thông qua trong khoá họp ngày 5 và 6-4-2016 với đa số đại biểu (89,5%
và 97,5% cho 2 luật), tăng cường vũ khí pháp luật để giết chết tự do tại Việt
Nam, cùng với thời gian nhà cầm quyền gia tăng các cuộc đàn áp chống quyền tự
do ngôn luận.
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vậ Quyền Làm
Người Việt Nam (VCHR, Vietnam Committee on Human Rights) cho biết : “Trên
hai tuần lễ qua, 7 nhà hoạt động nhân quyền đã bị kết án tuỳ tiện 22 năm tù
giam vì họ sử dụng chính đáng quyền tự do ngôn luận và quyền biểu tình, cùng
thời với việc đưa Bộ trưởng Công an lên làm Chủ tịch nước. Hai luật nói trên
khẳng định cuộc tiến công loạn xạ chống lại Nhân quyền tại Việt Nam. Với hai
sác luật này, Nhà nước độc đảng khoá chặt mọi cuộc thảo luận chính trị, lịch
sử, tôn giáo, xã hội, v.v… và cho phép Nhà nước che giấu những chi không muốn
cho nhân dân được biết”.
Luật Báo Chí Sửa đổi trở thành tấm chắn bảo vệ chế độ chống lại mọi
hình thức biểu tỏ tự do. Luật này gia tăng các điều cấm đoán (từ 4 lên 13
điều), điều nào cũng mơ hồ và hạn chế. Ví dụ như cấm phát hành “những
thông tin méo mó về Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam “, “vu khống chính
quyền”, những bài báo chống lại “chính sách đoàn kết quốc tế”, những
tin tức “báo động” để “gieo chia rẽ giữa nhân dân với
nhà nước”. Luật Báo Chí Sửa đổi cũng nhằm bảo vệ “bí
mật quốc gia” nhưng lại không đưa ra định nghĩa thế nào là bí mật, cốt
bao che cho bất cứ tài liệu nào theo ý thích của nhà cầm quyền. Luật Báo Chí
Sửa đổi trái chống với những điều khuyến cáo của LHQ và các tổ chức Phi Chính
phủ. Luật đưa ra một lô thái độ hay hành động mà chỉ có chính quyền mới được
quyền xác định như “kiểu sống đồi bại”, “vi phạm giá trị và truyền
thống đất nước”, hay “bóp méo lịch sử, chối bỏ sự thành công
của cách mạng hay xúc phạm quốc gia và các vị anh hùng”.
Về tự do tôn giáo, “mê tín dị đoan” bị cấm đoán mà chẳng
cho biết thế nào là mê tín dị đoan, y hệt như điều luật “gieo chia rẽ
giữa các tín đồ tôn giáo và người không tôn giáo, giữa những người có tôn giáo
khác nhau, giữa tín đồ tôn giáo với Nhà nước”.Những điều như thế được lấy
lại từ điều 87 trong bộ Luật Hình sự quy chiếu theo các vi phạm “an
ninh quốc gia” mà nhà cần quyền sử dụng để đàn áp các hành xử chính
đáng và ôn hoà thuộc quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Điều đáng lo ngại, là
kể từ nay điều luật này cấm đoán các biểu tỏ “xúc phạm các niềm tin tôn
giáo”, trong khi LHQ và toàn thể các Xã hội dân sự trong thế giới xem
vấn đề vu khống các tôn giáo còn đặc biệt khả nghi trên phương diện tự do ngôn
luận.
Mặt khác, Luật Báo Chí Sửa đổi giữ nguyên sự kiện Nhà nước kiểm soát các
nhà báo và mỗi 5 năm họ phải xin gia hạn thẻ báo chí. Luật Báo chí sẽ có hiệu
lực từ ngày 1-1-2017.
Về Luật Tiếp Cận Thông Tin sẽ có hiệu lực kể từ ngày
1-7-2018, cũng là điều quan tâm cho việc đánh giá tự do ngôn luận và quyền được
biết mà cũng là quyền tìm kiếm thông tin. Dự thảo luật này bị Trung tâm Nghiên cứu Luật và Dân
chủ chỉ trích nặng nề và đã đặt Việt Nam vào vị trí người
học trò hư hỏng trong lĩnh vực tiếp cận thông tin. Trước hết, quyền tiếp cận
thông tin của người công dân tại Việt Nam không được xem như quyền cố hữu của
con người mà là luật do nhà nước ban phát.
Lại nữa, Luật này không có quyền đứng trên các luật hạn chế khác về tự do
ngôn luận (những điều luật trong bộ Luật Hình sự về chương “an ninh
quốc gia” hay “lợi dụng quyền tự do để làm hại quyền lợi Nhà
nước”, hoặc Luật báo chí, v.v…) và, cũng như các luật này né tránh vào
các từ ngữ mơ hồ như “trật tự xã hội và đạo đức”, các “bí
mật quốc gia”, “quốc phòng và an ninh”, các “quyền lợi của
quốc gia và Nhà nước”, “tuyên truyền” nhằm thắt chặt quyền tiếp cận
thông tin. Cần chú ý rằng, chỉ những tài liệu được chính quyền giải mật và
những sản phẩm xuất hiện sau khi luật có hiệu lực mới được quyền tiếp cận,
không có một thời hạn nào cho biết lúc nào các thông tin được loan tải cho công
chúng.
Thêm nữa, Luật Tiếp Cận Thông Tin rất mơ hồ và hạn chế,
bắt buộc những ai đi tìm kiếm tin tức phải khai rõ lai lịch (trưng Chứng minh
thư hay thông hành), địa chỉ, cùng các lý do xin tiếp cận thông tin. Luật cũng
không bó buộc cơ quan hành chính phải ghi danh đơn xin tiếp cận thông tin,
người công dân sẽ không có trong tay chứng cớ trưng dẫn khi có chuyện khiếu
nại. “Sử dụng thông tin bất chính” bị trừng phạt. Nếu nhà cầm
quyền ngăn chặn thông tin là điều đáng chê trách, thì chẳng có một cơ cấu phản
chống độc lập nào để khiếu nại.
Luật Tiếp Cận Thông Tin không nhắc chuyện những ai tung tin báo động,
nhưng trong thực tế lại thẳng tay đàn áp như trường hợp hai ông Nguyễn Mạnh Hà
và Trần Anh Hùng đã bị xử án 5 và 6 năm tù giam hồi tháng 10 năm 2013 vì tiết
lộ cho báo chí Báo cáo của chính quyền về dự án chỉnh trang gây tranh luận tại
thành phố Nhatrang.