Ông Chu Xuân Pham, Formosa: "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi! Nếu chọn cả hai thì làm thủ
tướng cũng không giải quyết được…”
| ||
Trong cuộc
trao đổi này, khi được hỏi về việc từ khi nhà máy hoạt động thì vùng biển quanh
đường ống xả ngầm ra biển không còn tôm cá hay sinh vật biển, ông Chu Xuân Phàm
- trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội - đã có những phát biểu “gây
sốc”.
Tuổi Trẻ xin trích đăng nguyên văn:
“Tôi công
nhận việc xả thải là ít nhiều có ảnh hưởng đến môi trường, nước xả thải là nước
ngọt khi xả thải ra hòa lẫn với nước biển chắc chắn làm thay đổi môi trường, cá
tôm ít đi là điều đương nhiên.
Trước khi
xây dựng dự án này thì công ty phải xin phép Nhà nước VN. Nhiều khi được
cái nọ mất cái kia, đây là tôi nói thật lòng. Hôm nay nhà nước mình muốn cho
ngư dân đánh bắt ở đây hay là chọn cái nhà máy thép ở đây, đương nhiên Nhà nước
phải có sự cân nhắc.
Nếu xả thải
thì đương nhiên sẽ thay đổi sinh học ở đây, ở vùng biển quanh đây. Nhưng bây
giờ mà nói tôi không thể xây dựng nhà máy thép ở đây mà không ảnh hưởng
đến con cá, con tôm. Đương nhiên mình cố gắng làm một nhà máy đạt được tiêu
chuẩn quy định của nhà nước. Có khi được cái này thì phải mất cái kia chứ.
Cũng như
việc vùng đất này lấy làm nhà máy thì không thể trồng lúa gì được. Hai cái này
mình phải lựa chọn một, tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay tôi muốn xây dựng một
ngành thép hiện đại? Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ
ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng
biển này.
Công ty khi
xây dựng nhà máy ở đây có hậu quả ô nhiễm nghiêm trọng đến con cháu mình hay
không là vấn đề cần quan tâm. Trách nhiệm của công ty, của tập đoàn mình cố
gắng làm theo quy định của VN.
Muốn bắt cá,
bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không
giải quyết được…”
Ở một diễn
biến khác, cách đây ít phút, quyền Chánh Văn phòng Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn Trần Quốc Tuấn đã có thông báo về ý kiến kết luận của
thứ trưởng Vũ Văn Tám xung quanh vụ cá chết bất thường tại miền Trung từ đầu
tháng 4 tới nay.
Theo thông
báo này, hiện tượng cá chết bất thường xuất hiện từ ngày 6-4 tại vùng nuôi
lồng xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, sau đó xuất hiện tình trạng cá tự nhiên
chết hàng loạt tại ven biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Kết quả
phân tích ban đầu của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 và Cục Thú y cho
thấy cá chết bất thường không có biểu hiện bệnh lý, không tìm thấy tác nhân
gây bệnh dịch thông thường, các thông số môi trường đều nằm trong giới hạn
cho phép.
“Nguyên
nhân cá chết nhanh bất thường trên diện rộng có thể do độc tố có độc lực mạnh
như sinh học, hóa học hoặc các yếu tố khác” - thông báo của Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn cho biết. Thông báo này cũng cho hay hiện không còn hiện
tượng cá chết bất thường. (LAN ANH)
|
H.VĂN -
V.ĐỊNH - Q.NAM ghi