Văn Quang
Các cơ quan công
quyền ở VN vào dịp cuối năm thường tổ chức những cuộc vui, những cuộc “thi đua”
này nọ cũng chỉ để mua vui cho các quan sau một năm làm việc và ăn uống vất vả
đến mụ cả người. Việc vui chơi gọi là “Đón Tết Đến Xuân Về” chỉ là cái cớ cho
các quan gặp nhau, gặp chung hay gặp riêng tùy trường hợp. Gặp chung thường
được tổ chức tại “hội trường,” gặp riêng là để có dịp quan nhỏ đến nhà quan lớn
chúc Tết theo truyền thộng của dân tộc từ ngàn xưa.
Năm nay,
chính phủ lại một lần nữa chỉ đạo các địa phương không về Hà Nội chúc Tết lãnh
đạo. Đó là một chỉ đạo cũ một lần nữa được đưa ra.
Nói như Bộ
trưởng Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng, thì “thậm chí là những
người tới chúc Tết lãnh đạo còn phải băn khoăn đến thì xếp hàng đến bao giờ.
“Mỗi dịp Tết
đến, những con phố nhỏ đi ngang qua nhà nhiều vị lãnh đạo lại có nguy cơ tắc
cứng. Đến thì xếp hàng không biết tới lúc nào.”
Văn hóa quà
biếu
Hàng xóm của
một vị quan nhỏ, cũng có thể hiểu được điều này. Những chiếc xe đỗ chật phố,
những ấm chè được pha mới liên miên, và những cuộc “chúc Tết,” ở sự tận cùng vô
lý, lại phải diễn ra thật chóng vánh” đó là “đặc thù” của thời đại ngày nay.
Những cuộc
đưa và nhận hối lộ, hay là “văn hóa quà biếu” sinh ra một dịp mà mọi người có
thể công khai đến nhà, đôi khi công khai đến văn phòng nhau, mang theo quà biếu
trên tay, nó trở thành một cái cớ tốt cho những cái bắt tay hứa hẹn, không cần
lén lút dưới gầm bàn, cứ việc đưa công khai, mọi người đều như nhau cả mà. Làm
quan lương thiện lấy đâu ra quà mang biếu các quan trên. Vợ con lo sốt vó chẳng
ra tiền, đành cơm nắm muối vừng cả mấy tháng trước Tết sao? Thế thì đành kiếm
chút hối lộ cho vợ con đỡ lo. Cho nên mới có ông kêu lên “Ai cho tao làm người
lương thiện?” Muốn lương thiện ở VN khó lắm, các cụ đừng tưởng dễ đâu. Lương
thiện trở thành người “vô văn hóa” đấy, thứ “văn hóa quà biếu” ấy mà. Ông Phan
Văn Giáo đã phải thanh minh Thanh Nga rằng:
- Khổ lắm.
Thủ Tướng cấm, nhưng tôi thương yêu lãnh đạo của tôi lắm, tôi phải chúc Tết để
lãnh đạo thương yêu lại tôi. Nếu không, tôi có khả năng mất việc, vợ con chết
đói!
Muốn làm
người lương thiện ở VN khó thật!
Nhớ lại cụ
Tú Xương xưa đã có một bài thơ rất tuyệt, tôi xin chép lại toàn bài này để bạn
đọc trong ngày Tết, đối ẩm với bạn bè cho vui:
Chúc Tết thơ Trần Tế Xương
“Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu ?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước; đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non.
Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết ở trong đời
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người.”
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu ?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước; đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non.
Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết ở trong đời
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người.”
Câu chúc của
ông Dũng và nỗi lo
Câu kết của
cụ Tú Xương “làm sao cho ra cái giống người” quá hay. Ông cựu thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng cũng học được câu này trước khi về vườn, giơ tay chào trước Quốc Hội
VN nói lớn: “Chúc các vị trong Quốc Hội làm người tử tế”.
Ông chửi
khéo hay chúc thật, cả nước ai cũng biết điều này, không cần trả lời. Còn ông
cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có phải là “người tử tế” không, các cụ cứ tìm
hiểu qua các trang mạng là biết ngay. Chỉ vài câu vắn tắt thôi.
Ông Nguyễn
Tấn Dũng: “Tao bắt đầu làm người tử tế đây. Ôm một mớ rồi chuồn qua Mỹ là êm.
Qua đó tao hoàn toàn là người tử tế. Chúng mày ở lại nhé. Gút bai.”
Đó là người
tử tế của thời đại này đấy các cụ ạ.
Nhưng ông
Dũng hãy coi chừng. Trong những tuần cuối năm vừa qua, Quốc Hội Hoa Kỳ lần lượt
thông qua hai đạo luật về nhân quyền. Trong đó điều thứ nhất quy định rằng: Cấm
nhập cảnh và đóng băng tài sản của thủ phạm đàn áp nghiêm trọng các nhân quyền
được quốc tế công nhận, hay can dự vào việc cưỡng đoạt tài sản của dân, hay
dính líu đến các vụ tham nhũng lớn.
Ông Dũng có
dính líu tới những vụ tham nhũng lớn không? Mấy tay FBI Mỹ nó biết hết ông ở
đâu làm gì, có bao nhiêu con, có bao nhiêu tiền gửi ở đâu… Có thể ông sẽ bị cấm
nhập cảnh vào Mỹ đấy, phải tìm đường khác thôi.
Chuyện Thi
đua cuối năm
Trong các
câu chuyện cuối năm họp hành liên miên nào là “tổng kết, đánh giá thi đua,”
tổng kết “những việc làm được và chưa làm được” và vô số những buổi tổng kết,
kiểm điểm, báo cáo khác rất xôm tụ. Nhưng thực chất là làm qua loa chiếu lệ
thôi. Một thí dụ điển hình như:
Bản kiểm
điểm cuối năm thì đã có mẫu sẵn, thậm chí phần lớn mọi người chép lại hoàn toàn
bản kiểm điểm những năm trước. Có lần, lãnh đạo phải thốt lên: “Bản kiểm điểm
năm 2015 mà sao lại ghi năm 2013 thế này?”
Tại người
nộp quên sửa ngày tháng năm thôi chứ nội dung y nguyên si như mọi năm. Thế thì
bình bầu làm gì cho phí ngày giờ của anh em lao động đang kiếm cơm. Thi đua
bình bầu cuối năm thì kết quả ra sao đã biết trước rồi. Một vị trưởng phòng với
một ông nhân viên cùng có tên thì không cần chờ đến bình bầu. Ông trưởng phòng
thắng là chắc rồi, anh nhân viên chỉ có tên ra cái điều “bầu dân chủ công khai”
làm lá chắn cho cuộc bình bầu này thôi.
Trò hề này
diễn ra hết năm này đến năm khác. Để tạm dừng bài này, mời bạn đọc vài lời bình
của người dân trên các báo ở VN:
- Bạn Đỗ
Long viết: Chiến sĩ thi đua; nhưng không thấy chiến sĩ đâu toàn thấy lãnh đạo đoạt
giải; Nhiều bác còn tranh của chiến sĩ và khoe mấy cái giấy khen thi đua hàng
năm mới sợ; Thật là một bộ phim hài giữa cuộc sống đời thực.
Và hai bài
thơ tả cảnh tả tình
- Thơ của
bạn Thanh Trần
Thi đua thì phải bình bầu
Chỉ tiêu đưa xuống còn đâu lượt mình
Cuối năm từ lúc bình minh
Họp hành liên tục hoàng hôn phát rầu
Danh hiệu có sống được lâu?
Chi bằng phấn đấu chẳng mong hão huyền
Bao người danh hiệu liên miên
Mà sao hiệu quả buồn riêng tháng ngày
Mong rằng tự giác làm hay
Còn hơn danh hiệu từ nay chẳng màng...
Chỉ tiêu đưa xuống còn đâu lượt mình
Cuối năm từ lúc bình minh
Họp hành liên tục hoàng hôn phát rầu
Danh hiệu có sống được lâu?
Chi bằng phấn đấu chẳng mong hão huyền
Bao người danh hiệu liên miên
Mà sao hiệu quả buồn riêng tháng ngày
Mong rằng tự giác làm hay
Còn hơn danh hiệu từ nay chẳng màng...
- Thơ của
bạn có biệt danh là ZuZi
Cuối năm cứ phải bình bầu
Để công cho sếp, nhận sầu về ta
Đều đặn cứ thế diễn ra
Năm này cho đến tháng qua... đều đều
Lương thì từ thuế, ai kêu?
Tự ca, tự sướng, tự thêu, tự thùa
Nói ra cứ tưởng như đùa
Nhưng là sự thật, tiền chùa ai ơi...
Để công cho sếp, nhận sầu về ta
Đều đặn cứ thế diễn ra
Năm này cho đến tháng qua... đều đều
Lương thì từ thuế, ai kêu?
Tự ca, tự sướng, tự thêu, tự thùa
Nói ra cứ tưởng như đùa
Nhưng là sự thật, tiền chùa ai ơi...
Nhân dịp
cuối năm tôi kể lại vài chuyện vui ở VN thôi, chuyện cay đắng đau lòng của
người dân lúc này nhiều hơn bao giờ hết. Nhưng sợ bạn đọc mất vui, uống trà mất
ngon trong dịp đón Tết truyền thống này nên để những kỳ khác tôi sẽ tường thuật
tiếp.
Văn Quang
Sài Gòn
tháng chạp Âm Lịch năm Bính thân
Nguồn: Theo Khai Dân Trí