Kính Hòa - RFA
Báo Việt Nam đưa tìn ông Trần Bắc Hà bị bắt.
|
Ông Trần Bắc Hà, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV)
bị bắt và bị khởi tố về tội danh vi phạm các qui định về hoạt động ngân hàng.
Có nhiều nguồn tin nói ông bị bắt tại nước ngoài, sau khi có tin từ đầu năm nay
ông đi chữa bệnh ở nước ngoài và không về nước.
Ông Trần Bắc Hà từng bị đồn đoán nhiều lần là sẽ bị bắt, và cũng đã bị khai
trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Người theo dõi sát sự việc này là nhà báo Phạm Chí Dũng cho Kính Hòa đài
RFA cuộc trao đổi về nhiều tình tiết xung quanh nhân vật Trần Bắc Hà và vụ bắt
giữ này.
Kính Hòa: Thưa ông Phạm Chí Dũng, Trần Bắc Hà là ai?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Trần Bắc Hà từng là Tổng giám đốc ngân hàng BIDV,
một trong năm ngân hàng nhà nước hàng đầu của Việt Nam. Trước đây 100% vốn nhà
nước, sau đó cổ phần hóa một phần.
Vấn đề là BIVD nhận được một chính sách rất ưu đãi, hàng đầu trong số các
ngân hàng thương mại cổ phần. Trong suốt thời gian làm việc của ông ta, ông ta
nổi tiếng về hai việc.
Trần Bắc Hà chỉ
dưới một anh Ba X mà trên vạn người.
-Nhà báo Phạm Chí Dũng.
-Nhà báo Phạm Chí Dũng.
Thứ nhất, ông ta là một đại gia ngân hàng, nhưng mà nhiều người cho rằng
không phải Nguyễn Văn Bình là thống đốc ngân hàng thời đó mà Trần Bắc Hà mới là
thống đốc ngân hàng.
Người ta đồn rằng trong một buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
một bộ trưởng đến xin ý kiến ông Dũng thì Trần Bắc Hà chửi là mày đến xin ý
kiến anh Dũng lúc này hay sao? Cút đi.
Đó là cái cách cho thấy rằng Trần Bắc Hà chỉ dưới một anh Ba X mà trên vạn
người.
Thứ hai, Trần Bắc Hà được xem là tay hòm chìa khóa của nhà anh Ba X, tức là
ông Nguyễn Tấn Dũng.
Trước Đại hội 12 người ta đã nói về một cái trục là Trần Bắc Hà – Nguyễn
Văn Bình, nhưng cần phải nói thêm là cái trục đó kéo dài thêm hai cái tên nữa
là Nguyễn Tấn Dũng và Trầm Bê.
Tháng 8/2017 Trầm Bê bị bắt, thì xôn xao tin đồn Trần Bắc Hà cũng sẽ bị
bắt. Nhưng sau đó lại không thấy gì cả. Đến tháng 5/2018, lần đầu tiên cơ quan
kiểm tra trung ương đảng họp, công bố chính thức rằng sai phạm của đồng chí
Trần Bắc Hà là rất nghiêm trọng.
Khi nói rất nghiêm trọng có thể là sẽ bị cách chức, bị khai trừ đảng, hoặc
có thể bị bắt.
Hình minh họa. Người dân đi qua một cơ sở của Ngân hàng BIDV ở Hà Nội hôm 10/5/2013 AFP |
Sau đó mọi chuyện tự nhiên lại lắng hẳn đi. Trong phiên tòa xử ông Phạm
Công Danh của Ngân hàng xây dựng thì không có mặt ông Trần Bắc Hà, mặc dù hội
đồng xét xử có triệu tập ông ta, nhưng ông ta lấy lý do bị bệnh phải đi điều
trị ở Singapore.
Nhưng lại có một nguồn tin của báo Tuổi Trẻ, vào thời điểm đó cho biết
không thấy có sự xuất cảnh của Trần Bắc Hà. Như vậy ông ta vẫn ở Việt Nam.
Cho đến ngày hôm qua mới có một tin hoàn toàn ngoài lề, của một Facebook có
nick là Phạm Việt Thắng cho biết rằng Trần Bắc Hà và Trần Lục Lang, cựu Phó
Tổng Giám đốc của BIDV, cùng bị bắt ở Cam Pu Chia.
Vụ này gợi chúng ta nhớ vụ bắt Dương Chí Dũng, cựu Tổng Giám đốc Vinalines,
Công ty hàng hải Việt Nam, cũng ở Cam Pu Chia, vào năm 2012 khi mà Dương Chí
Dũng được một “ông anh” trong ngành công an đưa trốn sang đó.
Kính Hòa: Tội danh người ta dùng để bắt Trần Bắc Hà là gì?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Vi phạm qui định về hoạt động ngân hàng và hoạt
động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, theo điều 206 Bộ luật hình sự.
Theo tôi thì tội danh này chỉ là danh nghĩa thôi. Bắt giam cái đã, rồi sau
đó trong quá trình điều tra sẽ mổ xẻ, phân tích, những tội danh khác.
Kính Hòa: Ông ấy có làm thất thoát, gây ảnh hưởng đến vốn nhà nước không?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Chuyện thất thoát thì cơ quan điều tra của Bộ
Công an chưa chứng minh được điều đó.
Có một điều khá lạ lùng là thế này. Theo tôi biết thì vụ Trần Bắc Hà đã
được điều tra từ năm 2016.
Từ đó cho đến giữa năm 2018, khi Ủy ban kiểm tra Trung ương của ông Trần
Quốc Vượng, và sau này là ông Trần Cẩm Tú, kết luận mức độ rất nghiêm trọng, cơ
quan điều tra lại đưa ra quan điểm là trong vụ Ngân hàng xây dựng, ông Trần Bắc
Hà không có tội, chỉ vi phạm hành chính.
Ví dụ như là vào tháng 10/2017, cơ quan điều tra Bộ Công an có kiến nghị chỉ kiểm điểm và xử lý kỷ
luật ông Trần Bắc Hà, cho rằng ông Trần Bắc Hà có sai phạm trong việc cho Phạm
Công Danh vay tiền, nhưng BIDV không có thiệt hại, nên các cá nhân ở BIDV không
vi phạm qui định cho vay.
Đó là một hiện tượng khá lạ. Và dựa vào kết luận của cơ quan điều tra Bộ
Công an lúc đó, thì không có lý do gì để bắt Trần Bắc Hà.
Vậy sao bây giờ lại bắt? Đánh giá của cơ quan điều tra vào tháng 10/2017 là
đúng hay sai?
Tôi nghĩ rằng bây giờ ông ta bị bắt thì chắc là có tội, hay nói chính xác
là sau khi điều ra thì có tội. Mà con số thất thoát từ ngân hàng của Phạm Công
Danh là đến 4700 tỉ chứ không ít.
Vậy cơ quan điều tra của công an lúc đó làm ăn như thế nào? Liệu có “vấn
đề” gì đó giữa một số nhân vật cơ quan điều tra với ông Trần Bắc Hà hay không?
Mà lại đưa ra một đánh giá gần như phủi tội cho Trần Bắc Hà như vậy?
Kính Hòa: Như vậy có nghĩa là ông Trần Bắc Hà đang lọt vào chiến dịch chống tham
nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Chúng ta nên có một đánh giá thời sự, cập nhật
hơn. Tức là một nhân vật nữa bị hồi tố từ thời ông Trần Đại Quang.
Chúng ta đặt câu hỏi thế này: Tại sao Trần Bắc Hà không bị bắt trước khi
Trần Đại Quang chết?
Tại sao Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
không bị bắt trước khi Trần Đại Quang chết?
Tại sao vụ tra xét đường dây đưa Trịnh Xuân Thanh ra nước ngoài không có ai
bị bắt cả trước khi Trần Đại Quang chết?
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được xem là đối thủ chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng, và là người đỡ đầu của ông Trần Bắc Hà. AFP |
Kính Hòa: Anh có đề cập Trần Bắc Hà có liên quan mật thiết với Nguyễn Văn Bình,
vậy liệu nhân vật này sẽ bị gì không?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Đây là điều hết sức khó hiểu. Ông Nguyễn Văn Bình
từ trước đại hội 12, cuối năm 2015, đã có những thông tin rằng sẽ bị loại ra
khỏi Trung ương đảng.
Điều kỳ lạ là đến đại hội 12 thì Nguyễn Văn Bình nhảy thẳng đường hoàng vào
Bộ chính trị, nắm Ban kinh tế trung ương và trụ đến ngày nay khá là vững chắc.
Ngay cả khi Đinh La Thăng bị đưa về đó như kiểu bị nhốt quyền lực, rồi sau đó
bị bắt, mà Nguyễn Văn Bình vẫn không sao cả.
Có nhiều người đặt dấu hỏi phải chăng là Nguyễn Văn Bình đã có những thành
tích đặc biệt để giúp Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng?
Hay nói chính xác hơn là ông Bình có những thành tích đặc biệt, những hồ sơ
đặc biệt của nhóm anh Ba X, cung cấp cho Nguyễn Phú Trọng để ông Trọng “đả hổ
diệt ruồi” đối với phe cánh chính trị của Nguyễn Tấn Dũng?
Kính Hòa: Lúc đầu anh có nói ngoài mối quan hệ Trần Bắc Hà - Nguyễn Văn Bình,
còn mối quan hệ Trần Bắc Hà - Nguyễn Tấn Dũng nữa, vậy liệu việc này có làm cho
chiến dịch chống tham nhũng lan tới dinh cơ ông Nguyễn Tấn Dũng không?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Đây là vấn đề cốt tử, vì nói cho cùng Trần Bắc Hà
cũng chỉ là một chướng ngại trên con đường của Nguyễn Phú Trọng dẫn tới trước
của nhà Nguyễn Tấn Dũng mà thôi.
Tới giờ này chúng ta thấy có những tay chân đắc lực của Nguyễn Tấn Dũng như
là Đinh La Thăng, như là Trầm Bê, và bây giờ là Trần Bắc Hà bị bắt. Điều đó cho
thấy vòng vây đang siết chặt dần xung quanh nhà của Nguyễn Tấn Dũng.
Tôi nghĩ là Nguyễn Phú Trọng đang đi những nước đi khôn khéo, tỉa dần tay
chân, tỉa cành rồi mới tới gốc.
Việc bắt Trần Bắc Hà có thể nói là nghiêm trọng không kém vụ bắt Trầm Bê.
Vì có hai nhân vật được cho là kinh tài ghê gớm của Nguyễn Tấn Dũng, chưa kể
Nguyễn Thanh Phượng con gái ông ấy, đó là Trầm Bê và Trần Bắc Hà.
Nhưng Trầm Bê coi như kinh tài thuần túy chứ không làm chính trị, còn Trần
Bắc Hà theo nhiều đánh giá vừa là doanh nhân vừa làm chính trị.
Ông Bình có
những thành tích đặc biệt, những hồ sơ đặc biệt của nhóm anh Ba X, cung cấp cho
Nguyễn Phú Trọng để ông Trọng “đả hổ diệt ruồi” đối với phe cánh chính trị của
Nguyễn Tấn Dũng?
-Nhà báo Phạm Chí Dũng.
-Nhà báo Phạm Chí Dũng.
Trần Bắc Hà có mối quan hệ rộng khắp và có ảnh hưởng chính trị rộng lớn.
Như tôi kể lúc đầu, không phải tự nhiên mà Trần Bắc Hà có thể chửi một bộ
trưởng và dùng từ mày tao. Thậm chí người ta còn kể Trần Bắc Hà đi làm việc ở
tỉnh, tát tai Phó chủ tịch tỉnh đó mà không ai dám làm gì. Điều đó cho thấy
Trần Bắc Hà có quyền thế chính trị lớn đến mức nào.
Thành ra theo tôi việc bắt Trần Bắc Hà đưa ra một tín hiệu sống động và
kinh khủng hơn việc bắt Trầm Bê.
Nó mang một thông điệp là đừng nghĩ Nguyễn Tấn Dũng an toàn.
Đừng nghĩ rằng những chuyện từ đầu năm đến nay như là Bí thư thành ủy
Nguyễn Thiện Nhân đến thăm Nguyễn Tấn Dũng, hay là Nguyễn Tấn Dũng được mời dự
hội thảo này hội thảo kia, tất cả những cái đó có thể chỉ là một màn diễn thuần
túy mà thôi. Trong thực chất là Nguyễn Tấn Dũng không an toàn.
Việc bắt một tay thủ hạ có thể nói là kinh tài thân tín, am hiểu thâm sâu
nhất về gia tộc Nguyễn Tấn Dũng, là Trần Bắc Hà, chính là một thông điệp cho
thấy rằng “lò” đã tiến đến sát cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng lắm rồi.
Kính Hòa: Nếu chúng ta bỏ qua những chuyện phe phái nội bộ đấu đá nhau của Đảng
Cộng sản Việt Nam, thì liệu việc bắt Trần Bắc Hà, và trước đó là nhiều nhân vật
trong ngành ngân hàng, thì liệu có phải đây là nhân vật cuối cùng bị bắt để có
thể chỉnh đốn lại ngành ngân hàng mà bị cho là có quá nhiều bê bối không?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Không có nhân vật cuối cùng của ngành ngân hàng
Việt Nam.
Cho tới nay chưa có ngân hàng nào phá sản, mà chỉ có những vụ bắt bớ lẻ tẻ
bắt đầu từ năm 2016 mà thôi. Và anh hình hình dung là chuyện đó chỉ mới bắt
đầu.
Trong những năm tới chuyện ngân hàng làm ăn lụn bại bao nhiêu thì chuyện
bắt bớ sẽ dữ dội bấy nhiêu.
Đối với ngân hàng, tất cả chỉ mới bắt đầu mà thôi.
Kính Hòa: Xin cám ơn ông.