Thiện
Tùng
"Giả sử độ một nửa cán bộ phải thay thì lấy ai làm, thay kịp không"? |
Những kỳ họp Quốc hội trước đây, ông Nguyễn Phú Trọng tham
dự với tư cách đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị cầu cử Hà Nội, kỳ họp Quốc hội lần
nầy ông tham dự ngoài tư cách đại biểu đơn vị Hà Nội, ngay những ngày đầu, Ông
còn tự nguyện một mình đứng ra “tranh cử” - đúng hơn là “lấy phiếu tín nhiệm”
trong Quốc hội về chức danh Chủ tịch nước. Kính lão đắc tràng, gần 500 Dân biểu
Quốc hội cả nước dồn phiếu cho Ông - chỉ có một hay nửa người nào đó không đồng
ý hay bỏ phiếu trắng mà thôi.
Rời nghị trường Quốc hội lần nầy, không như những lần trước, Ông
mang sứ mệnh “Nguyên thủ Quốc gia” như một “Tổng
thống” hay “Cha già dân tộc”.
Được biết, chiều ngày 24/11/2018, ông Trọng tiếp xúc cử trị Hà
nội như thường lệ. Do cử tri chưa “thông suốt”, không hài lòng cách lấy phiếu
tín nhiệm 3 mức: “tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp”- nói
chung đều là tín nhiệm. Cử tri đề xuất nên lấy phiếu 2 mức “tín
nhiệm và không tín nhiệm”- nếu những ai không còn được
tín nhiệm thì loại bỏ, cử người khác.
Cử tri đề xuất như thế gẫm cũng có lý? Thế mà, với tư cách Chủ
tịch nước, ông Trọng biện minh: “Giả sử độ một nửa cán bộ
phải thay thì lấy ai làm, thay kịp không"? – Nghe
câu nầy, người viết nhớ lại:Trần văn Hương, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa trước
đây cũng nói na ná như vậy: “Loại hết tham nhũng lấy ai làm việc”. Để
rồi kết cuộc như thế nào lịch sử đã ghi.
Qua biện minh của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với cử tri Hà
nội, người viết xin có đôi lời bình:
- Trước đây, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ là lãnh tụ của
hơn 4 triệu đảng viên, còn nay Ông là lãnh tụ hơn 95 triệu dân (gồm cả hơn 4
triệu đảng viên trong đó), tiếng nói của Ông phải thoát ra khỏi cục bộ
mà phải cho toàn bộ. Bằng không, Ông không xứng đáng làm chủ tịch nước,
dầu cho Ông được cơ quan đại diện dân (Quốc hội) cử ra?.
- Ông Trọng nói: “Giả sử một nửa cán bộ phải
thay thì lấy ai làm việc, thay kịp không?” – Thế là Ông vẫn đứng
góc độ cục bộ (Đảng) mà kén chọn cán bộ? Ông còn cố tình dung dưỡng cho
số đảng viên “mọt nước, sâu dân” trong bộ máy cầm
quyền, chưa chịu nhận ra trong dân cũng có lắm người tài đức đủ sức thay chỗ
cho bọn “trời ơi đất hởi” nầy. Thử hỏi, trước kia Tổ
tiên ta cũng có lắm người tài đức đứng ra an dân, giữ nước, ngày nay Đảng CSVN
tự cho mình là anh minh sao lại để “nội, ngoại xâm” lan
tràn như thế, khiến cho lòng dân ly tán, nhiều nơi bất tuân dân sự nổi loạn lên
như thế?! – Đồng Tâm, Thủ Thiêm… là những dẫn dụ.
- Tuy đã nhậm thêm chức Chủ tịch nước, Ông vẫn theo
lập trường gọi là “giai cấp” - đặt lợi ích Đảng trên lợi ích Dân tộc.
Hiến pháp 1992 ghi: Lực lượng vũ trang (Quân đội và Công an) “Trung
với Đảng, hiếu với Dân”. Hiến pháp 2013 chỉnh lại: Lực
lượng vũ trang “Trung với Nước, với Dân, với Đảng” (lẽ
ra không ghi Đảng vì trong Dân đã có Đảng). Thế mà ông Trọng vẫn bổn cũ soạn
lại, lờ đi “với Nước, với Dân” mà cố tô đậm “Trung
với Đảng” để rồi sử dụng tối đa công cụ bảo vệ “Chuyên
chính vô sản” nầy trấn áp không nương tay đối với bất cứ những ai nói
trái, làm ngược ý mình.
- Có một điều quan trọng mà Đảng CSVN nói chung, ông
Trọng nói riêng quên rằng: “ngoài lực lượng vũ trang, cả bộ máy Đảng, Nhà nước…
(từ con người và tiền bạc) đều do nhân dân cung cấp. Nếu những lực lượng nầy
hành động ngược lại lợi ích nhân dân thì được xem là họ “phản bội” nhân dân vẫn
không oan?.
- Độc tài muốn giả dạng Dân chủ thì cũng phải khéo một chút,
đàng nầy những ông bà lớn như ông Trọng, ông Mạnh, ông Hùng, ông Dũng, bà
Ngân..., tại nghị trường Quốc hội mà không ngần ngại xưng hô với nhau là “đồng
chí” – lộ mẹ hết ráo. Gẫm lại, xưng hô như vậy cũng phải thôi, bởi
vì, theo số liệu thống kê, trong gần 500 đại biểu Quốc hội hiện nay có đến 96%
là đảng viên, trong đó có 100 ủy viên TW Đảng, hơn nửa ủy viên Bộ Chính trị, 3
phó thủ tướng, 13 bộ trưởng và nhiều đảng viên khác – đỏ lòm hết ráo.
..v.v…
Nói thật đôi điều để gợi nhớ, gợi suy với nhau thôi chớ ai mà
không biết: “Ngày nào còn áp dụng thể chế chính trị độc tài toàn
trị là phải như thế hoặc hơn như thế”?.
“Nước mất, nhà tan, thân tàn ma dại” là
bài học lịch sử cho bất kỳ dân tộc nào trên hành tinh nầy. Một đất nước phụ
thuộc hay lệ thuộc ngoại bang thì bộ máy cầm quyền chỉ là những tên thái thú
cho ngoại bang. Ngoại bang sẽ áp dụng thuyết: “Con chó và người đi săn”, với
ngụ ý: khi chó hết khả năng săn thì người đi săn phải biết ăn thịt chó. Bởi
vậy triết gia La Fhotaine mới đưa ra ngụ ngôn có tựa đề “Sói đàm thoại
với Săn”:
Chó Sói gạn hỏi chó săn:
Ở không sung sướng có ăn mập ù,
Hỏi sao đâu đó trơn tru,
Mà lông cổ bậu lù xù thế ni?
Săn rằng: chủ cột sợi dây,
Xây qua xây lại nên trầy cổ tôi.
Sói nghe dây cột hỡi ôi,
Sướng mà làm mọi, làm tôi ai thèm! .
Thế là Sói trở lại rừng làm chúa tể Sơn Lâm.
28/11/2018
T.T