10 juin 2019

ĐB Lưu Bình Nhưỡng: "Nhảy vào lấy không đất của dân, trả chưa đầy 1 bát phở/m2 là quá bất công!"


Ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chia sẻ với phóng viên về vấn đề quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai bên lề hành lang Quốc hội.

Pháp luật không được phép tạo ra bất công giữa người dân. Nhà nước là của dân, có trách nhiệm thực thi các chính sách bảo vệ người dân. Phải đặt mình vào các trường hợp để biết được sự đau khổ, bức xúc của người dân, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ trên VTC News.


- Theo báo cáo giám sát trình Quốc hội trong phiên làm việc sáng 27/5, từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay, tình hình đơn thư khiếu nại về đất đai có xu hướng giảm so với giai đoạn trước nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số đơn thư khiếu nại (trên 60%). Nội dung chủ yếu khiếu nại về giá đất, phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; khiếu nại đòi lại đất cũ, thưa ông?


Việc thu hồi đất của người dân hiện còn rất nhiều bất cập. Có những người có hàng nghìn m2, thậm chí nhiều hec-ta. Đất đó chưa được cấp sổ đỏ, nhưng người ta sử dụng từ rất lâu, làm ăn sinh sống trên đất đó, giữ đất đó, đổ mồ hôi xương máu trên đất đó như trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng).

Vì sao lại căn cứ vào việc không có sổ đỏ thì thu hồi với giá rẻ mạt. Có những nơi còn nói là lấn chiếm. Cần phải định nghĩa lại đất lấn chiếm trong trường hợp này: Lấn chiếm của ai? Thế nào là đất lấn chiếm?

Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra hàng loạt sai phạm trong công tác quản lý sử dụng đất đai và tài chính của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV© Ảnh: T.C.A/Lao Động




Người ta canh tác khi Nhà nước bỏ hoang. Không thể cho đó là lấn chiếm của Nhà nước. Khi đã lấn chiếm là phải có ranh, có giới, đất phải có đai. Đất chưa có đai sao gọi là lấn chiếm.

© Fotolia / Hryhorii




Đó là tư duy áp đặt. Về nguyên tắc, Nhà nước không được quyền cướp của người dân bởi người dân là chủ của Nhà nước. 

Trong luật đất đai có một vấn đề rất nhân văn đó là nếu đất đai được sử dụng ổn định, lâu dài không có tranh chấp trong các thời kỳ thì được xem xét để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Vậy mà mấy chục năm sau lại đem ra quy hoạch rồi lấy không của người dân, tính ra 1m2 còn chưa đầy 1 bát phở, như thế là rất bất công.


- Như vậy, đất khai hoang là miếng mồi béo bở của các chủ dự án?

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng



Nó không chỉ là miếng mồi của chủ dự án mà còn là miếng mồi của chính cán bộ tham nhũng cấu kết với các chủ dự án để lấy đất của người dân. 

Chúng ta đưa vào đối xử 2 loại đất, thu hồi đất cho mục đích quốc phòng an ninh và các lý do công cộng, phân biệt với đất làm thương mại là tư duy sai lầm.

© Sputnik / Taras Ivanov

Đất làm đường cho cả nước đi nhưng lại thu hồi với cái giá thấp hơn là không đúng. Cả nước được hưởng, các nước làm kinh tế nhưng một người chịu thiệt là sai lầm.
Đừng vì khái niệm mục đích sử dụng để hạ giá đất. Tôi sẽ đấu tranh cho vấn đề phải thu hồi đất trên cùng một mặt bằng chứ không thể để người dân thiệt. 
Pháp luật không được phép tạo ra bất công giữa người dân. Nhà nước là của dân, có trách nhiệm thực thi các chính sách bảo vệ người dân. Phải đặt mình vào các trường hợp để biết được sự đau khổ, bức xúc của người dân.

© Ảnh: Dân Trí


Dù để xảy ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý đất đai tại Phú Quốc nhưng tập thể, cá nhân liên quan chỉ bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Chính sách phải bám sát vào đời sống. Nhiều khi "chính sách ở trên trời, cuộc đời thì ở dưới đất". Đây là bất cập phải sửa trong luật đất đai. 

- Thu hồi đất nông nghiệp gây bất công cho nông dân khi giá thu hồi cực kỳ rẻ mạt, ông nhìn nhận thế nào về vấn đề này?


Có những gia đình bám đất tới 70, 80 đời. Không thể đánh giá là đất nông nghiệp không quý giá bằng đất thành thị, đất chuyên dùng. Đó là tư duy sai lệch. Đất nào cũng là quý giá, của ai cũng phải trân trọng.





Đất được người dân khai hoang mới là quý. Từ cỏ mọc um tùm, người ta đổ mồ hôi, xương máu để tạo ra quỹ đất có giá trị, lẽ ra phải khen thưởng họ chứ sao lại lấy của họ với giá rẻ mạt.

Phải có sự công bằng trong chính sách sử dụng đất mới tạo ra động lực cho cả đất nước. Ai cũng phải tôn trọng, tôn trọng đất thì phải tôn trọng người đang giữ đất. Đừng vì tôn trọng miếng đất mà giật khỏi tay người khác. Như thế là bất công. 

Hiện nay tồn tại tình trạng nhiều lãnh đạo ở các địa phương can thiệp vào quá trình thu hồi đất. Có những trường hợp giao cho Thường trực HĐND như ở Đồng Nai. Họ định thu hồi hàng chục hec-ta đất của hàng trăm hộ dân sinh sống tại đó từ năm 1978 đến nay để mở con đường, sau đó bổ sung Thường trực HĐND vào dự án đó. 

Đó là lách luật, sai thẩm quyền. Tham nhũng bắt đầu từ sử dụng sai thẩm quyền. 




Phải tăng cường vai trò giám sát. Không chỉ là vấn đề giải quyết trách nhiệm thông thường mà phải xử lý cả sai phạm của cơ quan giám sát. Nếu ở địa phương đó, HĐND để xảy ra sai phạm thì HĐND phải chịu trách nhiệm, thậm chí phải xử lý kỷ luật những người đứng đầu HĐND.
Tiếp theo phải đảm bảo dân chủ. Người dân phải tham gia vào quá trình lập dự án, phê duyệt, triển khai. Có trường hợp nói không hề biết gì về dự án, chỉ biết khi nhận được quyết định cưỡng chế. Như vậy là đang lót tấm ván quyền lực trên đạo luật về dân chủ. 
Khi phát hiện sai phạm, phải xử lý nghiêm cán bộ lãnh đạo về Đảng, lãnh đạo đứng đầu cơ quan dân cử, cán bộ lãnh đạo tổ chức thực hiện về mặt nhà nước, hành pháp, kể cả cán bộ mặt trận. Phải nâng cao trách nhiệm của cả một hệ thống, mỗi cán bộ công chức của hệ thống đó.


Khu đô thị bỏ hoang Mê Linh

Còn câu chuyện đằng sau xử lý về mặt hành chính, hình sự, pháp luật là trách nhiệm của cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra. 


- Nhiều siêu dự án bỏ hoang hàng chục năm, doanh nghiệp không triển khai, không đóng thuế, thưa ông?





Tình trạng này đang rất trì trệ và trầm trọng. Có những dự án thu hồi từ năm 2014, 2015 mà để cho tới hiện nay. Đó là sự lãng phí to lớn về mặt nguồn lực.

Vấn đề thứ nữa là ảnh hưởng tới lòng tin của người dân, ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Có những người tan cửa nát nhà, có người mất hết cơ hội để sinh sống và phát triển. Đúng ra không triển khai dự án thì phải thu hồi. Hết thời hạn quy định thì gia hạn, nếu được gia hạn thì phải gia hạn không thì thu hồi.

Dự án 137 biệt thự trên Sơn Trà
Thứ hai là dẫn tới tình trạng đầu cơ, trá hình. Ví dụ như dự án 12,28 hec-ta ở phường Nhật Thành, quận 12, TP.HCM. Họ thu hồi, phê duyệt dự án đó để làm ở nhà xã hội và làm nhà cho người thu nhập thấp. Nhưng sau khi thu hồi xong đất, lại thông báo luôn là bán dự án 181 tỷ đồng.



May là không ai mua bởi dân đấu tranh, một số hộ gia đình kiên quyết không nhận đền bù. Đến giờ dự án dường như đang để trống và đưa một số hạng mục mới vào.
Điều đó có đúng không, hay thấy rục rịch, bị phản ứng thì chống chế bằng cách trồng cây, dựng tường để trông như đang triển khai dự án. Tôi cho rằng trường hợp này không ổn, phải cương quyết thu hồi.

Xin cảm ơn ông!