Thiện Tùng
2/4/2020
Bộ Chính trị Đảng CSVN vừa khẳng định: “ Phát triển kinh tế tập thể theo mô
hình Hợp tác xã là xu thế tất yếu”.
Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng vừa
thay mặt Bộ chình trị ký ban
hành kết luận về phát triển kinh tế tập thể - Ảnh báo Thanh niên.
|
Ngày 9/3/2020, thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, thay mặt
Bộ chính trị và Ban Bí thư ra Đảng CSVN nói về việc nầy. Ông còn nói sẽ đưa nó
vào chương trình nghị sự tại Đại hội Đảng CSVN lần thứ 13 vào giữa năm tới
(2021).
Kinh tế tập thể nào? - Quốc doanh hay tư nhân sao không nói rõ?
Đó là điều công chúng đang thắc mắc, tranh luận lung tung trong những ngày qua,
mặc dầu dịch COVID 19 đang hoành hành dữ dội. Qua theo dõi, dư luận bàn theo 2
hướng:
1/ Để củng cố thể chế
chính trị
Nhiều người, trong đó có
tôi, cho rằng, kinh tế tập thể mà ông Vượng nói là “Tập
thể quốc doanh”, một trong 2 hình thức kinh tế XHCN – Quốc doanh và Tập thể. Bởi
vì Đảng CSVN đang đứng trên nền không phải của mình nên luôn chao đảo, đang lâm
vào cảnh “nội bộ xào xáo, quan
chức hư ráo, nhơn viên ngơ ngáo, nhân dân nhốn nháo….
Về nguyên lý: “Hạ tầng quyết định thượng tầng” hay nói cách khác "tồn tại quyết định ý thức". Nhớ lại xem, những năm 1976 đến năm 1986 (10 năm), Đảng CSVN bỏ qua giai đoạn phát triển kinh tế Tư bản theo học thuyết Mác, tiến thẳng lên XHCN. Sự nóng vội, đi tắt ấy không thành, gây ra bao đói khổ cho dân, buộc phải “đổi mới”, đưa ra đường lối kinh tế lai căn (đầu gà đít vịt) “kinh tế thị trường định hướng XHCH”. Vì định hướng XHCN, Đảng CSVN cố sống chết giữ cho kỳ được “Kinh tế Quốc doanh đóng vai trò chủ đạo” và “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý”. Việc thế giới có công nhận VN có nền kinh tế thị trường thật sự hay không đó là việc của họ, vấn đề quan trọng có ý nghĩa sống còn của Đảng CSVN là phải ổn định chính trị, kiện toàn kinh tế để cho đồng bộ thượng và hạ tầng. Đảng CSVN vẫn còn nắm trong tay kinh tế quốc doanh và đất đai, chỉ còn tái lập kinh tế Tập thể theo hướng quốc doanh là đủ điều kiện dẫn dắt nhân dân đi lên CNXH - đó là lý giải vì sao Bộ chính trị Đảng CSVN xem “phát triển kinh tế tập thể theo mô hình HTX là xu thế tất yếu” – Tất yếu ở đây không phải theo quy luật tự nhiên mà vì sự tồn vong của Đảng CS nói riêng, CNCS nói chung.
Cần nói để hiểu thêm về kinh tế Tập thể Tư nhân: Làm ăn riêng lẻ không đủ mạnh, người ta tổ chức làm ăn hợp tác để cho có vốn lớn, đủ mạnh cạnh tranh với đời. Nó chỉ là hình thức kinh tế thuần túy, tự nguyện “góp vốn, góp công làm ăn chung” trên các lĩnh vực Tiểu thủ công nghiệp, Nông nghiệp và Dịch vụ. Nó là hình thức kinh tế tự phát, xuất hiện từ xa xưa chớ không đợi đến khi có Đảng Cộng sản. Nó là hình thức kinh tế tập thể của những tư nhân, độc lập trên mọi phương diện. Bộ máy điều hành do xã viên bầu chọn, phải có năng lực chuyên môn, họ chỉ là người làm công được trả lương theo định mức. Ăn chia theo định kỳ: sau khi trừ chi phí các mặt, kể cả lương cho người làm, số còn chia lãi theo cỗ đông – Vì là tổ chức độc lập, làm lời ăn lỗ chịu, ngoài chịu thuế ra, nó không dính líu gì với Nhà nước.
Hiện nay kinh tế tập thể Tư nhân theo khuynh hướng thị trường phát triển rầm rộ: công ty cỗ phần dòng tộc, công ty cỗ phần cùng ngành nghề… phát triển ngày một nhiều thêm. Đó là điều Đảng CSVN không hề muốn, vì chúng mang yếu tố tư nhân Tư bản chủ nghĩa, đi chệch hướng XHCN.
Nếu BCT Đảng CSVN cỗ vũ
phát triển kinh tế tạp thể hay HTX mang
tính chất tư nhân thì điều đó không khó, nó đã và đang sinh sôi nẩy nở như nấm
gặp mưa đầu mùa.
Sau Đại Đảng hội lần thứ 6, được đảng cỡi trói, kinh tế tập thể tư nhân theo hướng thị trường phát triển rầm rộ. Về mặt hình thức, chúng là những tổ chức kinh tế tư nhân, nhưng về thực chất chúng là những tổ chức kinh tế cỗ phần của một dòng tộc hay cùng ngành nghề… Chúng sinh sôi nẩy nở như nấm mọc sau cơn mưa đầu mùa. Nhớ lại xem, sau Đại hội Đảng lần thư 6 năm 1986, Trung ương Đảng bật đèn: “đảng viên phải biết làm kinh tế, phải biết làm giàu”. Nghe theo lời Đảng, nhiều đảng viên, nhứt là những quan chức có thế lực đỡ đầu, hùn vốn với tư nhân lập ra những tổ chức kinh tế tập thể mang tinh chất “Tư nhân Tư bản chủ nghĩa”, kinh danh trên nhiều lĩnh vực. Bởi vậy mới xuất hiện câu nói dần lân nhưng nó phản ảnh khá đúng thực trạng:
Chế độ Cộng sản
Kinh tế Tư bản
Hàng hóa nhập cảng
Nhân viên chán nản
Nhân dân di tản.
Nếu Bộ chính trị Đảng CSVN cỗ vũ phát triển kinh tế tập thể hay HTX mang tính chất tư nhân thì không khó.
Nhưng nếu nay Bộ Chính trị Đảng CSVN muốn biến những tổ chức kinh tế tập thể tư
nhân nầy thành những tổ chức kinh tế tập thể hay HTX mang tính chất quốc
doanh thì không dễ chút nào, người cầm đầu chống lại không ai khác, có thể là
những đảng viên, quan chức có máu mặt. Nói có vách mách có chứng:
- “Tập đoàn lộc Trời”, tên giao dịch “Tập đoàn Lộc trời - Loctroi” chuyên kinh doanh về Nông nghiệp, nó
“ăn nên làm ra”, có quy mô lớn nhứt VN hiện nay, do đảng viên Huỳnh văn Thòn
đại diện pháp luật và làm Tổng giám đốc. Tập đoàn nầy có nhiều “cánh đồng mẫu”
(kiểu mẫu) ở rất nhiều tỉnh, chuyên sản xuất và chế biến lúa gạo và cây công
nghiệp. Sản phẩm nó làm ra qua chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tiền
thân của nó là công ty quốc doanh chuyên sản xuất thuốc trừ sâu của tỉnh An Giang, do tỉnh ủy
viên Huỳnh văn Thòn làm giám đốc. Ngày 27/2/2017, nó chuyển thành công ty cỗ
phần. Cuối năm 2017, nó lại chuyển thành “Tập đoàn Lộc trời”. Ngoài hàng triệu
nông dân lấy giá cho thuê đất làm vốn hùn, trở thành tập đoàn viên, Tập đoàn
còn chiêu mộ hàng ngàn công nhân viên và 1.325 kỷ sư trực tiếp 3 cùng (cùng ăn,
cùng ở, cùng làm) với tập đoàn viên trên những cánh đồng mẫu. Dầu nó ăn nên làm
ra như thế, nhưng Đảng CSVN và phương tiện truyền thông đại chúng không hề nhắc
đến nó, xem nó như những đứa con hoang, đi chệch hướng XHCN.(muốn biết thanh
thế và sự nghiệp của nó trong xã hội, gõ “Tập
đoàn Lộc trời”).
- Nhà hàng cỗ phần “Làng
Việt” ở tỉnh Tiền Giang, với quy mô khủng, do cựu Giám đốc sở Công an tình Tiền
Giang đỡ đầu và góp phần lớn cỗ phần, chuyên kinh doanh ăn uống, tiệc tùng.
- Hơp tác xã cỗ phần
Phường 1, TP Mỹ Tho, một tổ chức kinh tế tập thể mang tính chất tư nhân với quy mô
lớn, có nhiều chi nhánh, do Ủy ban Nhân dân Phường 1 thành lập và đứng tên chủ
sở hữu, các thành viên tham gia là những cỗ đông nhỏ, kinh doanh đủ loại mặt
hàng công nông (bách hóa tổng hợp) theo dạng mua sỉ bán lẻ, có xe vận tải
chuyên dùng. Từ khi nó ra đời, làm khuynh đảo những cửa hàng tư nhân nhỏ lẻ
khác tại Thành phố Mỹ Tho nầy.
..v.v…
2/ Dụ để vét cú chót
Khi nghe Bộ chính trị Đảng CSVN xuống lịnh: “phát triền kinh tế Tập thể, Hợp tác xã
là xu thế tất yếu”, ngày 31/3/2020, Ngô Trường An “lên dầu sống”
(nổi cáo), viết trên trang Facebook của mình bài với tựa đề “Xưa
rồi Diễm” (Dân luận đăng lại), chẳng biết đến nay có bao người hoan hô
hay đả đảo, xin giới thiệu nguyên văn bài viết ngắn nầy:
Xưa
rồi Diễm
Bởi
31/03/2020
31-3-2020
Không phải bở! Ông Vượng cũng là người miền Bắc, có ní
nuận
Người cộng sản có cách
thâu tóm tài sản rất giỏi. Chỉ cần chuyển đổi mô hình từ kinh tế thị trường
qua kinh tế tập thể và ngược lại, là họ có thể hốt sạch tài sản nhân dân về
tay họ.
Miền Nam trước 1975 theo
nền kinh tế thị trường. Khi chính phủ Miền Bắc vào tiếp quản, họ bắt tay
xây dựng ngay nền kinh tế tập thể. Thế là tất cả các hãng xưởng, nhà máy, xí
nghiệp, công ty… của tư nhân bị nhà nước tóm thâu dưới chiêu bài: “Quốc hữu
hóa”!
Ở nông thôn thì đất vườn,
đất ruộng, trâu bò, vật nuôi, máy cày, xe tải… đều được dồn vào Hợp Tác Xã do
nhà nước làm chủ sở hữu. Người nông dân trắng tay!
Khi mô hình kinh tế tập
thể không còn sinh lợi cho đảng nữa, họ lập tức chuyển qua nền kinh tế thị
trường (có thêm cái đuôi tào lao: Định hướng XHCN).
Họ bắt tay vào bán các
công ty, hãng xưởng, nhà máy… để chia chác mà trước kia họ thâu tóm của tư
nhân dưới hình thức “quốc hữu hóa”.
Nào nhà máy Bia Sài Gòn,
nào công ty sữa Ông Thọ, nào cảng biển Quy Nhơn.v.v… họ bán sạch, dưới danh
nghĩa mỹ miều: Thoái vốn! Họ bán đất ở nông thôn cho doanh nghiệp trên nhiều
danh nghĩa: Dự án phát triển kinh tế (nhà máy, công ty, kho bãi cho tư
nhân); dự án công cộng (trường học tư, bệnh viện tư, khu resort vui chơi giải
trí… cũng tư nhân sở hữu). Và bán cho cả doanh nghiệp nước ngoài.
Coi bộ nền kinh tế thị
trường bây giờ không còn gì để bán nữa. Nên ông Trần Quốc Vượng muốn chuyển qua
mô hình kinh tế tập trung để quốc hữu hóa các doanh nghiệp về tay Nhà nước? Và
nhân dân sẽ lại bị dồn vào HTX, để Nhà nước muốn lấy đất bán thì không cần phải
xua quân đi cưỡng chế?.
Mẹ kiếp! Khi cần bán
doanh nghiệp để chia chác, mấy ông chạy qua Mỹ, qua phương Tây cầu cạnh họ công
nhận VN là nước có nền kinh tế Thị trường. Nay muốn quốc hữu hóa tài sản toàn
dân thì các ông lại bảo đổi mới để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế tập thể?
Đ* móa! Kinh tế tập thể
thì đã từng thực hiện hàng chục năm rồi, dân từng đói rã họng rồi, đổi mới gì
nữa mấy cha? Cướp thì nói cướp đi. Chiêu nầy xưa rồi Diễm!.
Bình luận tù
Facebook
Dầu Bộ Chính trị Đảng CSVN có cố quyết liệt đến đâu, việc tái
lập mô hình kinh tế Tập thể quốc
doanh cũng
không khả thi, bởi vì, ngoài kinh tế tập thể tư nhân đang chiếm lĩnh “trận
địa”, còn nhân dân Việt Nam đã từng sống dở chết dở vì kinh tế tập thể quốc doanh suốt
nhiều năm (miền Bắc 31 năm từ 1955-1986, miền Nam 10 năm từ 1976- 1986. Đáng sợ
hơn, kinh tế Tập thể quốc doanh, Ban chủ
nhiệm do Đảng cử, họ là những ông trời con, xem xã viên như rác rưởi, ăn xén ăn
bớt trở thành cố tật. Từ đó, xã viên miền Nam bạo gan tìm cách “xé rào”, xã
viên miền Bắc nhác gan, chỉ chôm chỉa châm chích bằng mấy câu văn vần:
Mỗi người làm việc bằng hai
để cho Chủ nhiệm mua đài, mua xe. (đài là cái radio)
Mỗi người làm việc bằng ba
để cho Chủ nhiệm xây nhà xây sân. -/-