Nguồn: Charles
Parkinson, Alice Cuddy và Daniel Pye, “The Pol Pot dilemma”, PhnompenhPost, 29/5/2015.
Biên dịch: Trần
Anh Phúc | Hiệu
đính: Phạm Thị Thoa
Một kho tư liệu hơn 500.000 bức điện tín ngoại giao Mỹ
từ năm 1978 do WikiLeaks công bố hôm thứ Tư bao gồm hàng trăm bức điện đã vẽ
nên một bức tranh sống động về một chính quyền Mỹ bị giằng xé giữa nỗi khiếp sợ
sự tàn bạo của chính quyền Pol Pot và lo sợ về ảnh hưởng của Việt Nam nếu chính
quyền Pol Pot sụp đổ.
“Chúng tôi tin rằng một nước Campuchia phải tồn tại
ngay cả khi chúng tôi tin rằng chế độ Pol Pot là chế độ vi phạm quyền con người
tồi tệ nhất thế giới”, theo một bức điện của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi đến 6 đại sứ
quán Mỹ tại châu Á vào ngày 11 tháng 10 năm 1978. “Chúng tôi không thể ủng hộ
chính quyền Pol Pot, nhưng một Campuchia độc lập phải tồn tại”.
Chúng là gói thứ hai trong số các điện tín từ thời
Tổng thống Jimmy Carter được trang web chuyên “tố giác” (Wikileaks) công bố. Nó
cho thấy một sự nhấn mạnh rõ nét đối với nhân quyền. Điểm trọng tâm đó thể hiện
xuyên suốt trong phần lớn các thư tín, thậm chí đến mức muốn Khơme Đỏ đẩy lui
thành công cuộc xâm lấn của Việt Nam trong cuộc chiến tranh đang diễn ra giữa
hai nước, với hy vọng mang tính nghịch lý rằng điều đó sẽ ngăn chặn việc có
thêm những lạm dụng tồi tệ nhất của chính phủ ở Phnôm Pênh.
Một điện báo của Đại sứ quán Mỹ tại Thái Lan gửi Bộ
Ngoại giao Mỹ vào ngày 17 tháng 10 cho biết “trong khi chính quyền Pol Pot hầu
như không có đặc tính ưu việt nào, thì sự tiếp diễn cuộc chiến giữa Việt Nam và
chính phủ Pol Pot cũng sẽ không thể phục vụ gì cho sứ mệnh quyền con người”.
“Một thương thuyết hòa giải về những khác biệt [giữa Việt Nam và Campuchia] có
thể giúp giảm bớt các cuộc thanh trừng”.
Liên quan đến cuộc chiến tranh đó, các bức điện tín
mang lại cái nhìn sâu sắc về các chiến thuật do người Việt Nam sử dụng để lật
đổ chế độ Khơme Đỏ, được cho là bao gồm việc đào tạo những người Campuchia hoạt
động lật đổ ngay tại quê hương của họ. Chúng cũng báo cáo về sự khẳng định của
Khơme Đỏ rằng vụ giết học giả Anh ủng hộ Khơme Đỏ Malcolm Caldwell trong một
chuyến đi đến Campuchia là do các đặc vụ đối phương thâm nhập vào gây ra. Đâu
đó trong bức điện tín có chuyển tải các báo cáo rằng những sát thủ đã ăn mặc
khác với hầu hết các cán bộ (Campuchia) và lưu ý rằng, ít nhất thì vụ ám sát sẽ
giúp ích lớn cho tuyên truyền của Việt Nam.
“Một sự cố như vậy diễn ra trong khu phức hợp được cho
là có sự bảo vệ nghiêm ngặt ở Phnôm Pênh sẽ là một thắng lợi ngoạn mục về tuyên
truyền cho phía Việt Nam, những người vốn đã nhắc đi nhắc lại trong nhiều tháng
về mức độ thiếu an ninh của chính quyền Pol Pot”, theo nội dung một điện tín từ
Văn phòng Liên lạc Trung – Mỹ đến Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 23 tháng 12, cũng
là ngày Caldwell chết.
Các bức điện tín cũng cho thấy sự phủ nhận quyết liệt
của các quan chức Trung Quốc trước cáo buộc của Mỹ về các vụ tàn sát do Khơme
Đỏ thực hiện, bao gồm một cuộc họp nảy lửa giữa một phái đoàn Trung Quốc và các
thượng nghị sĩ Mỹ trong tháng Tám, trong đó Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Chai
Tse-Min đã nói với Thượng nghị sĩ John Sparkman rằng “báo cáo về các vụ giết
người hàng loạt ở Campuchia là không đúng sự thật”.
Các bức điện cũng nêu bật nỗi lo sợ sự bành trướng của
Việt Nam trong khu vực đã thúc đẩy Trung Quốc ủng hộ Campuchia như thế nào.
Còn theo một điện tín từ Đại sứ quán Mỹ ở Malaysia gửi
Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 27 tháng 4, được gửi đi sau một cuộc họp với một
thành viên của phái đoàn chính phủ Thụy Điển vừa mới đến thăm Trung Quốc xong,
“[Ngoại trưởng Trung Quốc] Hoàng Hoa lưu ý rằng khi người Việt đã đánh bại Mỹ
và thu được số lượng lớn vũ khí của Mỹ, họ đã trở nên ‘tự cao tự đại’ và họ đã
ấp ủ từ lâu những kế hoạch cho một Liên bang Đông Dương”.
Tuy nhiên, trong khi chính phủ Mỹ đã nhận thức được
những hành động khủng khiếp của chế độ Pol Pot, với một điện tín ngày 21 tháng
7 từ Đại sứ quán Mỹ tại Lào ước tính 2 triệu người đã chết dưới tay Pol Pot,
thì Mỹ lại từ chối đề xuất của chính phủ tiền nhiệm của Campuchia (tức chính
phủ Lol Non – NBT) trong việc thách thức quyền đại diện cho Campuchia tại Liên
Hiệp Quốc của chính phủ Pol Pot.
Bức điện ngày 20 Tháng 7 từ Bộ Ngoại giao gửi cho
nhiều đại sứ quán khác nhau nêu rằng “Mỹ hầu như ủng hộ các mối quan ngại về
nhân quyền, điều đã thúc đẩy phái đoàn Lol Non thách thức tư cách đại diện của
phái đoàn [Chính phủ Kampuchea Dân chủ]”. “Tuy nhiên [phái đoàn Liên Hiệp Quốc
của Mỹ] không nên ủng hộ một thách thức như vậy”.
Trong khi sự từ chối đó được dựa trên thực tế rằng Mỹ
coi “chính phủ tham gia [Liên Hiệp Quốc]” là “chính phủ đang kiểm soát đất nước
trên thực tế, trừ khi chính phủ đó là do bên ngoài áp đặt”, một bức điện khác
cho thấy nỗi lo sợ sâu sắc của chính quyền (Mỹ) về sự bất ổn nếu Khơme Đỏ sụp
đổ.
Bức điện từ Bộ Ngoại giao gửi cho Liên Hợp Quốc vào
ngày 16 tháng 12 nêu rõ “Nếu chế độ Pol Pot bị lật đổ, điều này có thể dẫn đến
cuộc chiến tranh du kích không biết hồi kết ở Campuchia”.
Chín ngày sau đó, người Việt đã phát động một cuộc tấn
công quy mô lớn vào đất nước Campuchia, buộc Khơme Đỏ phải rút lui về thế cố
thủ và bị cô lập hơn bao giờ hết trước khi cuối cùng phải đầu hàng vào cuối
những năm 1990.
Chúng là gói thứ hai trong số các điện tín từ thời
Tổng thống Jimmy Carter được trang web chuyên “tố giác” (Wikileaks) công bố. Nó
cho thấy một sự nhấn mạnh rõ nét đối với nhân quyền. Điểm trọng tâm đó thể hiện
xuyên suốt trong phần lớn các thư tín, thậm chí đến mức muốn Khơme Đỏ đẩy lui
thành công cuộc xâm lấn của Việt Nam trong cuộc chiến tranh đang diễn ra giữa
hai nước, với hy vọng mang tính nghịch lý rằng điều đó sẽ ngăn chặn việc có
thêm những lạm dụng tồi tệ nhất của chính phủ ở Phnôm Pênh.
Một điện báo của Đại sứ quán Mỹ tại Thái Lan gửi Bộ
Ngoại giao Mỹ vào ngày 17 tháng 10 cho biết “trong khi chính quyền Pol Pot hầu
như không có đặc tính ưu việt nào, thì sự tiếp diễn cuộc chiến giữa Việt Nam và
chính phủ Pol Pot cũng sẽ không thể phục vụ gì cho sứ mệnh quyền con người”.
“Một thương thuyết hòa giải về những khác biệt [giữa Việt Nam và Campuchia] có
thể giúp giảm bớt các cuộc thanh trừng”.
Liên quan đến cuộc chiến tranh đó, các bức điện tín
mang lại cái nhìn sâu sắc về các chiến thuật do người Việt Nam sử dụng để lật
đổ chế độ Khơme Đỏ, được cho là bao gồm việc đào tạo những người Campuchia hoạt
động lật đổ ngay tại quê hương của họ. Chúng cũng báo cáo về sự khẳng định của
Khơme Đỏ rằng vụ giết học giả Anh ủng hộ Khơme Đỏ Malcolm Caldwell trong một
chuyến đi đến Campuchia là do các đặc vụ đối phương thâm nhập vào gây ra. Đâu
đó trong bức điện tín có chuyển tải các báo cáo rằng những sát thủ đã ăn mặc
khác với hầu hết các cán bộ (Campuchia) và lưu ý rằng, ít nhất thì vụ ám sát sẽ
giúp ích lớn cho tuyên truyền của Việt Nam.
“Một sự cố như vậy diễn ra trong khu phức hợp được cho
là có sự bảo vệ nghiêm ngặt ở Phnôm Pênh sẽ là một thắng lợi ngoạn mục về tuyên
truyền cho phía Việt Nam, những người vốn đã nhắc đi nhắc lại trong nhiều tháng
về mức độ thiếu an ninh của chính quyền Pol Pot”, theo nội dung một điện tín từ
Văn phòng Liên lạc Trung – Mỹ đến Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 23 tháng 12, cũng
là ngày Caldwell chết.
Các bức điện tín cũng cho thấy sự phủ nhận quyết liệt
của các quan chức Trung Quốc trước cáo buộc của Mỹ về các vụ tàn sát do Khơme
Đỏ thực hiện, bao gồm một cuộc họp nảy lửa giữa một phái đoàn Trung Quốc và các
thượng nghị sĩ Mỹ trong tháng Tám, trong đó Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Chai
Tse-Min đã nói với Thượng nghị sĩ John Sparkman rằng “báo cáo về các vụ giết
người hàng loạt ở Campuchia là không đúng sự thật”.
Các bức điện cũng nêu bật nỗi lo sợ sự bành trướng của
Việt Nam trong khu vực đã thúc đẩy Trung Quốc ủng hộ Campuchia như thế nào.
Còn theo một điện tín từ Đại sứ quán Mỹ ở Malaysia gửi
Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 27 tháng 4, được gửi đi sau một cuộc họp với một
thành viên của phái đoàn chính phủ Thụy Điển vừa mới đến thăm Trung Quốc xong,
“[Ngoại trưởng Trung Quốc] Hoàng Hoa lưu ý rằng khi người Việt đã đánh bại Mỹ
và thu được số lượng lớn vũ khí của Mỹ, họ đã trở nên ‘tự cao tự đại’ và họ đã
ấp ủ từ lâu những kế hoạch cho một Liên bang Đông Dương”.
Tuy nhiên, trong khi chính phủ Mỹ đã nhận thức được
những hành động khủng khiếp của chế độ Pol Pot, với một điện tín ngày 21 tháng
7 từ Đại sứ quán Mỹ tại Lào ước tính 2 triệu người đã chết dưới tay Pol Pot,
thì Mỹ lại từ chối đề xuất của chính phủ tiền nhiệm của Campuchia (tức chính
phủ Lol Non – NBT) trong việc thách thức quyền đại diện cho Campuchia tại Liên
Hiệp Quốc của chính phủ Pol Pot.
Bức điện ngày 20 Tháng 7 từ Bộ Ngoại giao gửi cho
nhiều đại sứ quán khác nhau nêu rằng “Mỹ hầu như ủng hộ các mối quan ngại về
nhân quyền, điều đã thúc đẩy phái đoàn Lol Non thách thức tư cách đại diện của
phái đoàn [Chính phủ Kampuchea Dân chủ]”. “Tuy nhiên [phái đoàn Liên Hiệp Quốc
của Mỹ] không nên ủng hộ một thách thức như vậy”.
Trong khi sự từ chối đó được dựa trên thực tế rằng Mỹ
coi “chính phủ tham gia [Liên Hiệp Quốc]” là “chính phủ đang kiểm soát đất nước
trên thực tế, trừ khi chính phủ đó là do bên ngoài áp đặt”, một bức điện khác
cho thấy nỗi lo sợ sâu sắc của chính quyền (Mỹ) về sự bất ổn nếu Khơme Đỏ sụp
đổ.
Bức điện từ Bộ Ngoại giao gửi cho Liên Hợp Quốc vào
ngày 16 tháng 12 nêu rõ “Nếu chế độ Pol Pot bị lật đổ, điều này có thể dẫn đến
cuộc chiến tranh du kích không biết hồi kết ở Campuchia”.
Chín ngày sau đó, người Việt đã phát động một cuộc tấn
công quy mô lớn vào đất nước Campuchia, buộc Khơme Đỏ phải rút lui về thế cố
thủ và bị cô lập hơn bao giờ hết trước khi cuối cùng phải đầu hàng vào cuối
những năm 1990.
Chúng là gói thứ hai trong số các điện tín từ thời
Tổng thống Jimmy Carter được trang web chuyên “tố giác” (Wikileaks) công bố. Nó
cho thấy một sự nhấn mạnh rõ nét đối với nhân quyền. Điểm trọng tâm đó thể hiện
xuyên suốt trong phần lớn các thư tín, thậm chí đến mức muốn Khơme Đỏ đẩy lui
thành công cuộc xâm lấn của Việt Nam trong cuộc chiến tranh đang diễn ra giữa
hai nước, với hy vọng mang tính nghịch lý rằng điều đó sẽ ngăn chặn việc có
thêm những lạm dụng tồi tệ nhất của chính phủ ở Phnôm Pênh.
Một điện báo của Đại sứ quán Mỹ tại Thái Lan gửi Bộ
Ngoại giao Mỹ vào ngày 17 tháng 10 cho biết “trong khi chính quyền Pol Pot hầu
như không có đặc tính ưu việt nào, thì sự tiếp diễn cuộc chiến giữa Việt Nam và
chính phủ Pol Pot cũng sẽ không thể phục vụ gì cho sứ mệnh quyền con người”.
“Một thương thuyết hòa giải về những khác biệt [giữa Việt Nam và Campuchia] có
thể giúp giảm bớt các cuộc thanh trừng”.
Liên quan đến cuộc chiến tranh đó, các bức điện tín
mang lại cái nhìn sâu sắc về các chiến thuật do người Việt Nam sử dụng để lật
đổ chế độ Khơme Đỏ, được cho là bao gồm việc đào tạo những người Campuchia hoạt
động lật đổ ngay tại quê hương của họ. Chúng cũng báo cáo về sự khẳng định của
Khơme Đỏ rằng vụ giết học giả Anh ủng hộ Khơme Đỏ Malcolm Caldwell trong một
chuyến đi đến Campuchia là do các đặc vụ đối phương thâm nhập vào gây ra. Đâu
đó trong bức điện tín có chuyển tải các báo cáo rằng những sát thủ đã ăn mặc
khác với hầu hết các cán bộ (Campuchia) và lưu ý rằng, ít nhất thì vụ ám sát sẽ
giúp ích lớn cho tuyên truyền của Việt Nam.
“Một sự cố như vậy diễn ra trong khu phức hợp được cho
là có sự bảo vệ nghiêm ngặt ở Phnôm Pênh sẽ là một thắng lợi ngoạn mục về tuyên
truyền cho phía Việt Nam, những người vốn đã nhắc đi nhắc lại trong nhiều tháng
về mức độ thiếu an ninh của chính quyền Pol Pot”, theo nội dung một điện tín từ
Văn phòng Liên lạc Trung – Mỹ đến Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 23 tháng 12, cũng
là ngày Caldwell chết.
Các bức điện tín cũng cho thấy sự phủ nhận quyết liệt
của các quan chức Trung Quốc trước cáo buộc của Mỹ về các vụ tàn sát do Khơme
Đỏ thực hiện, bao gồm một cuộc họp nảy lửa giữa một phái đoàn Trung Quốc và các
thượng nghị sĩ Mỹ trong tháng Tám, trong đó Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Chai
Tse-Min đã nói với Thượng nghị sĩ John Sparkman rằng “báo cáo về các vụ giết
người hàng loạt ở Campuchia là không đúng sự thật”.
Các bức điện cũng nêu bật nỗi lo sợ sự bành trướng của
Việt Nam trong khu vực đã thúc đẩy Trung Quốc ủng hộ Campuchia như thế nào.
Còn theo một điện tín từ Đại sứ quán Mỹ ở Malaysia gửi
Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 27 tháng 4, được gửi đi sau một cuộc họp với một
thành viên của phái đoàn chính phủ Thụy Điển vừa mới đến thăm Trung Quốc xong,
“[Ngoại trưởng Trung Quốc] Hoàng Hoa lưu ý rằng khi người Việt đã đánh bại Mỹ
và thu được số lượng lớn vũ khí của Mỹ, họ đã trở nên ‘tự cao tự đại’ và họ đã
ấp ủ từ lâu những kế hoạch cho một Liên bang Đông Dương”.
Tuy nhiên, trong khi chính phủ Mỹ đã nhận thức được
những hành động khủng khiếp của chế độ Pol Pot, với một điện tín ngày 21 tháng
7 từ Đại sứ quán Mỹ tại Lào ước tính 2 triệu người đã chết dưới tay Pol Pot,
thì Mỹ lại từ chối đề xuất của chính phủ tiền nhiệm của Campuchia (tức chính
phủ Lol Non – NBT) trong việc thách thức quyền đại diện cho Campuchia tại Liên
Hiệp Quốc của chính phủ Pol Pot.
Bức điện ngày 20 Tháng 7 từ Bộ Ngoại giao gửi cho
nhiều đại sứ quán khác nhau nêu rằng “Mỹ hầu như ủng hộ các mối quan ngại về
nhân quyền, điều đã thúc đẩy phái đoàn Lol Non thách thức tư cách đại diện của
phái đoàn [Chính phủ Kampuchea Dân chủ]”. “Tuy nhiên [phái đoàn Liên Hiệp Quốc
của Mỹ] không nên ủng hộ một thách thức như vậy”.
Trong khi sự từ chối đó được dựa trên thực tế rằng Mỹ
coi “chính phủ tham gia [Liên Hiệp Quốc]” là “chính phủ đang kiểm soát đất nước
trên thực tế, trừ khi chính phủ đó là do bên ngoài áp đặt”, một bức điện khác
cho thấy nỗi lo sợ sâu sắc của chính quyền (Mỹ) về sự bất ổn nếu Khơme Đỏ sụp
đổ.
Bức điện từ Bộ Ngoại giao gửi cho Liên Hợp Quốc vào
ngày 16 tháng 12 nêu rõ “Nếu chế độ Pol Pot bị lật đổ, điều này có thể dẫn đến
cuộc chiến tranh du kích không biết hồi kết ở Campuchia”.
Chín ngày sau đó, người Việt đã phát động một cuộc tấn
công quy mô lớn vào đất nước Campuchia, buộc Khơme Đỏ phải rút lui về thế cố
thủ và bị cô lập hơn bao giờ hết trước khi cuối cùng phải đầu hàng vào cuối
những năm 1990.