Bà Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.
“Thế đã hỏi ý kiến chị chưa?” |
Xuân Dương: "Việc Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận lỗi và gửi lời xin lỗi chính thức đến
“Nhân dân, đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đồng nghiệp trong
ngành Công Thương” là điều nên được ghi nhận bởi không thiếu trường hợp cán bộ
cao cấp diện trung ương quản lý (điển hình là trong những vụ đại án án xét xử
gần đây) chỉ đến khi bị bắt, bị đưa ra tòa mới cất lời xin lỗi Nhân dân và lãnh
đạo Đảng - Nhà nước.
Nhận lỗi và xin lỗi thể hiện trách nhiệm và cũng là ứng xử có văn hóa của
người lãnh đạo, tuy nhiên hành động cụ thể sau khi nhận lỗi và xin lỗi mới là
điều đáng bàn."
Cuối cùng thì Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đã trả lời dư luận vụ xe biển
xanh của Bộ Công Thương vào chân cầu thang máy bay đón người không thuộc diện
được quyền ưu tiên.
Thông tin từ Bộ Công Thương (MOIT) cho hay: “Với tư cách là người đứng đầu Bộ Công Thương, đồng thời là người trong gia
đình có liên quan đến chuyến bay VN262 tối ngày 4/1/2019, Bộ trưởng Trần Tuấn
Anh gửi thư xin lỗi đến nhân dân, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các
đồng nghiệp trong ngành Công Thương”. [1]
Cuối bức thư ông Trần Tuấn Anh viết:
“Tôi đã báo cáo với các cấp lãnh đạo cấp
trên. Đồng thời, tôi sẽ rà soát kiểm tra lại toàn bộ vụ việc để bảo đảm không
xảy ra sự việc tương tự trong tương lai”.
Đọc toàn văn bức thư của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, dư luận đã được giải tỏa
câu hỏi: “Xe của Bộ Công Thương lên sân bay Nội
Bài đón ai?” bởi trong thư ông Trần Tuấn Anh thừa nhận:
“Văn phòng Bộ Công Thương dùng xe của Bộ
vào đón người trong gia đình tôi ở khu vực sân bay Nội Bài ngày 04/01… Tôi coi
đây là một bài học sâu sắc cho cá nhân, gia đình và Bộ Công Thương”.
Việc Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận lỗi và gửi lời xin lỗi chính thức đến
“Nhân dân, đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đồng nghiệp trong
ngành Công Thương” là điều nên được ghi nhận bởi không thiếu trường hợp cán bộ
cao cấp diện trung ương quản lý (điển hình là trong những vụ đại án án xét xử
gần đây) chỉ đến khi bị bắt, bị đưa ra tòa mới cất lời xin lỗi Nhân dân và lãnh
đạo Đảng - Nhà nước.
Nhận lỗi và xin lỗi thể hiện trách nhiệm và cũng là ứng xử có văn hóa của
người lãnh đạo, tuy nhiên hành động cụ thể sau khi nhận lỗi và xin lỗi mới là
điều đáng bàn.
Trước khi ông Trần Tuấn Anh gửi thư xin lỗi, ngày 6/1/2019 báo Laodong.vn
đăng bài: “Khắc phục bệnh dối trá, đạo đức giả, nói không đi đôi với làm”. Bài
báo có đoạn:
“Cụ thể, khắc phục bệnh dối trá, đạo đức
giả, nói không đi đôi với làm. Từ các cấp lãnh đạo, quan chức phải làm gương về
đạo đức, tư cách, phẩm chất đến các tầng lớp xã hội phải khắc phục bệnh thành
tích, giả dối, sống hai mặt, củng cố niềm tin vào những mặt tốt đẹp của chế độ
xã hội chủ nghĩa; mọi người đều phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp
luật. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm”. [2]
Không khó để tìm dẫn chứng về “bệnh dối trá, đạo đức
giả, nói không đi đôi với làm”.
Một trong những biểu hiện của thói “dối trá, đạo đức giả, nói không đi đôi với làm” là thói xu nịnh lãnh
đạo, đặc biệt là “nịnh” vợ lãnh đạo.
Dư luận truyền khẩu câu chuyện vui sau:
“Một cán bộ tổ chức đến nhà riêng lãnh
đạo báo cáo về nhân sự chuẩn bị đưa ra lấy ý kiến tập thể. Sau một hồi nghe và
hoàn toàn đồng ý với đề xuất, tiễn chân cấp dưới ra cửa, lãnh đạo ghé tai hỏi
nhỏ: “Thế đã hỏi ý kiến chị chưa?” ”.
Sau bức thư nhận lỗi của ông Bộ trưởng, câu chuyện lẽ ra có thể kết thúc
nếu Bộ trưởng Trần Tuấn Anh kiểm tra cẩn thận “lỗi văn bản” trước khi công bố.
Xin điểm qua mấy “lỗi văn bản” sau:
Thứ nhất, nếu ông Trần Tuấn
Anh coi đây là “bài học sâu sắc cho cá nhân, gia đình” ông Bộ trưởng thì không
có vấn đề gì, còn nếu coi là “bài học sâu sắc cho Bộ Công Thương” thì có lẽ
chưa hoàn toàn hợp lý và hình như cần phải bàn thêm một chút.
Bộ Công Thương có hàng vạn cán bộ, công nhân viên làm việc khắp mọi miền tổ
quốc, ngay tại cơ quan bộ không phải mọi bộ phận đều liên quan đến việc gửi
công văn và điều xe biển xanh lên sân bay đón người nhà Bộ trưởng.
Do vậy chỉ nên xem là “bài học sâu sắc” cho vài người thuộc Văn phòng bộ và
gia đình Bộ trưởng chứ không thể kéo cả “Bộ Công Thương” cùng chịu lỗi.
Thứ hai, việc Phó Văn phòng
Đỗ Văn Côi ký công văn gửi cơ quan hữu quan, phía trên công văn ghi: “V/v đón tiễn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh” cho thấy đây không
đơn giản là chuyện “nịnh sếp” mà dư luận mấy hôm nay râm ran.
Theo thông tin trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương, Văn phòng bộ có
chức năng, nhiệm vụ sau:
“Văn phòng Bộ là Cơ quan giúp việc trực
tiếp Lãnh đạo Bộ, có chức năng tổng hợp, điều phối hoạt động của các cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ theo chương trình, kế hoạch làm việc của Lãnh đạo Bộ; tham mưu
cho Lãnh đạo Bộ về công tác tổng hợp, cải cách hành chính, bảo vệ bí mật nhà
nước, báo chí tuyên truyền; văn thư, lưu trữ; thực hiện các công tác hành
chính, lễ tân, quản trị, kế toán – tài chính, an ninh bảo vệ của cơ quan Bộ,
quản lý cơ sở vật chất và các phương tiện làm việc; nghiên cứu, triển khai ứng
dụng công nghệ phục vụ hoạt động của Cơ quan Bộ”. [3]
Lãnh đạo Văn phòng bộ là người trực tiếp giúp việc Bộ trưởng, Văn phòng Bộ
chịu trách nhiệm “điều phối hoạt động của các cơ quan, đơn
vị thuộc Bộ theo chương trình, kế hoạch làm việc của Lãnh đạo Bộ…”.
Với quy định nêu trên, ông Đỗ Văn Côi không thể không biết “kế hoạch làm việc của Lãnh đạo Bộ” cụ thể là Bộ trưởng
Trần Tuấn Anh trong những ngày đầu tháng 1/2019 làm gì, tại địa điểm/địa phương
nào.
Công văn ông Đỗ Văn Côi ký cho thấy ông Côi đã lợi dụng danh nghĩa cơ quan
nhà nước là Bộ Công Thương lừa dối các cơ quan nhà nước khác gồm Cảng vụ Miền
Bắc, Công an, Hải quan,… khi khẳng định xe của Bộ lên sân bay đón Bộ trưởng từ
miền Nam ra.
Theo quy định tại điều 3 Quy định 89-QĐ/TW của Bộ Chính trị “Về khung tiêu
chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý
các cấp” do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ngày 4/8/2017 thì tiêu chuẩn bắt
buộc các cấp lãnh đạo:
“Có trình độ chuyên môn, lý luận chính
trị, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao và theo quy định của
Đảng, Nhà nước; trình độ tin học, ngoại ngữ cần thiết và phù hợp”.
Với chức vụ Phó Văn phòng Bộ, ông Côi vừa phải có trình độ chuyên viên,
cũng không thể không có bằng cấp về quản lý hành chính nhà nước và lý luận
chính trị.
Một vị trí như vậy, với những bằng cấp chắc chắn phải có theo quy định, tại
sao vị Phó Văn phòng Bộ Công Thương lại cố tình trực tiếp lừa dối cơ quan nhà
nước, qua đó gián tiếp lừa dối dư luận và nhân dân?
Liệu có chuyện ông Côi nhận chỉ đạo phải đánh công văn hay ông “hoan hỉ tự
nguyện” tìm hiểu tin tức về chuyến bay của người nhà Bộ trưởng từ Thành phố Hồ
Chí Minh ra Hà Nội rồi tự mình ngồi gõ văn bản?
Cũng trong thư xin lỗi của ông Trần Tuấn Anh, lý do mà ông chậm trễ trả lời
công luận là do: “Phải nằm điều trị tích cực tại khoa Tim
mạch, Bệnh viện Bạch Mai theo yêu cầu của Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương”.
Được biết, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước. Theo luật,
thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước là những thông tin quan trọng, chưa
được công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân
tộc.
Luật này quy định, thông tin về bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cao cấp của Đảng,
Nhà nước thuộc diện mật.
Vậy thông tin sức khỏe lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước như ủy viên
Trung ương, Bộ trưởng,… phải do Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương quản lý hay việc
công bố thông tin sức khỏe cá nhân là quyền công dân, ai cũng được phép làm khi
luật không cấm?
Thứ ba, sau vụ Phó chánh Văn
phòng Bộ Công Thương Nguyễn Như Diễm ký công văn gửi Cảng vụ hàng không Miền
Bắc và một số đơn vị liên quan đề nghị cấp thẻ an ninh cho ông Vũ Huy Hoàng được
vào khu vực cách ly, đây là vụ thứ hai liên quan đến bộ phận này.
Chỉ trong nửa đầu nhiệm kỳ của Bộ trưởng Trấn Tuấn Anh, hai Phó Văn phòng
Bộ mà ông bổ nhiệm đã có những việc làm sai phạm, ông Nguyễn Như Diễm đã không
còn là Phó Văn phòng Bộ và Văn phòng Bộ này hiện chưa có Chánh văn phòng.
Vậy Bộ trưởng Trần Tuấn Anh sẽ điều hành Bộ Công Thương thế nào với bộ phận
văn phòng mà lãnh đạo liên tiếp mắc sai phạm?
Dư luận mong rằng lời hứa “không để xảy ra sự việc tương tự trong tương
lai” của ông Bộ trưởng sẽ được thực hiện nghiêm túc, trước hết tại chính Văn
phòng Bộ.
Tài liệu tham khảo:
[1]http://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/bo-truong-tran-tuan-anh-gui-thu-xin-loi-toi-toan-the-nhan-dan-13551-22.html
[2]
https://laodong.vn/thoi-su/khac-phuc-benh-doi-tra-dao-duc-gia-noi-khong-di-doi-voi-lam-650489.ldo?
[3]http://www.moit.gov.vn/co-cau-to-chuc?p_p_id=ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_J27zzcekf5hy&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=column-1&p_p_col_count=1&_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_J27zzcekf5hy_mvcPath=%2Fhtml%2Fshow%2FviewDetailSiteMap.jsp&_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_J27zzcekf5hy_phongBanId=98
Xuân Dương