Điều tra của Phạm Viết Đào.
Bom CBU54 |
Trả lời báo chí trong cuộc trao đổi qua điện thoại ngày 3/6 sau Đối thoại Shangri-La 18 tổ chức 54Singapore, bà Andrea L. Thompson, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ chuyên trách về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế đánh giá “Việt Nam là một trong những đối tác mạnh của Washington trong khu vực và mong muốn hợp tác để có thể cung cấp cho Hà Nội những thiết bị quân sự tốt nhất trên thế giới…” ( https://dantri.com.vn/…/my-muon-cung-cap-cho-viet-nam-cac-t…) Nhân ý kiến này của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, Phạm Viết Đào xin đưa lại bài “TRẬN 31/5/1985: SỬ DỤNG CBU 54, TA TIÊU DIỆT 3500 LÍNH TRUNG QUỐC TẠI CHIẾN TRƯỜNG VỊ XUYÊN”, rút từ trong tập “ VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG”…
Đây là bài điều tra độc lập, kiểm chứng thông tin về độ xác tín của việc bộ đội ta trong chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược tại Vị Xuyên, đã sử dụng lại những vũ khí của Mỹ còn để tại Tổng kho Long Bình; Xác minh thông tin về sức mạnh, hiệu lực của vũ khí Mỹ hiệu quả sát thương tới mức nào trong cuộc chiến vệ quốc này. Bài điều tra đã chứng minh: Nhờ sử vũ khí của Liên Xô và Mỹ, nhất là của Mỹ, quân dân ta đã bảo vệ được biên giới Vị Xuyên, đập tan âm mưu, tham vọng điều chỉnh lại biên giới Việt-Trung tại Vị Xuyên. Sau trận thắng 31/5/1985, huyện Vị Xuyên được phong tặng Đơn vị anh hùng của Lực lượng vũ trang…Đây là một trận thắng mà không một cơ quan ngôn luận nào của ta và Trung Quốc đưa ngay thời điểm nổ ra và sau mấy chục năm trôi qua. Theo thông tin từ nhiều nguồn: Việt Nam đã sử dụng vũ khí Mỹ từ 1979 tại Quảng Ninh, Lạng Sơn và sau năm 1984 tại chiến trường Vị Xuyên. Từ 1979, Trung Quốc đã tố cáo lên diễn đàn Liên hiệp quốc về việc Việt Nam sử dụng những thứ vũ khí phi quy ước. Theo nhà báo Hồ Bất Khuất, có thời làm biên tập viên cho Tạp chí CS, trong một lần biên tập bài cho bí thư tỉnh ủy Lạng Sơn thì anh đã được nghe một quan chức tỉnh này tiết lộ: Ông Lê Duẩn đã lệnh cho chuẩn bị hủy diệt thành phố Bằng Tường của Trung Quốc, may mà Trung Quốc kịp thời phát lệnh lui quân… Trung Quốc phát động một cuộc chiến tranh lớn tàn khốc tại chiến trường Vị Xuyên, họ gọi là cuộc chiến Lưỡng Sơn ( Lão Sơn-Giả Âm Sơn), tên 2 ngọn núi cạo tại khu vực Vị Xuyên, đó là Cao điểm 1509, ( Lão Sơn-Núi Đất) và Cao điểm 1230 ( Giả Âm Sơn-Núi Bạc) thuộc lãnh thổ Việt Nam bới 6 nguyên nhân, nguyên cớ sau đây: 1/ Tạo đất đứng chân cho Chính phủ Hoàng Văn Hoan được thành lập tại Bắc Kinh, nếu chiếm được Vị Xuyên thì đây sẽ là thủ phủ của chính phủ này, thôi không mang tiếng lưu vong; Một mnagr đất có thế: Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ… 2/ Kéo dãn quân đội Việt Nam để không truy sát tàn quân Pol Pot ở Cawmpuchia; 3/ Trả thù chiến dịch quân sự đại bại tháng 2/1979 4/ Biến Vị Xuyên thành “cối xay thịt”, “lò vôi thế ký”, “thung lũng gọi hồn”…để tiêu hao, đánh sập, quỵ “bộ xe pháo mã” ( những tướng thân cận của Tướng Giáp hiện đang nắm các trọng trách tại Bộ Quốc phòng) dịp Việt Nam kỷ niệm “30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ ( 1954-1984). Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc bắt đầu nổ súng, tấn công Vị Xuyên đầu tháng 2/ 4/1984 và chiếm 1509 vào 28/4/1984. Lợi dụng yếu tố bất ngờ, tập trung quân áp đảo và ưu thế về hỏa lực, trang thiết bị quân sự để đánh quỵ, loại bỏ hoàn toàn uy danh, uy tín của Võ Nguyên Giáp ra khỏi chính trường Việt…Sau khi chiếm 1509, đầu tháng 5/1984, Trung Quốc đã cho quân ồ ạt tấn công, lấn sâu vào biên giới Việt Nam tại Vị Xuyên trên tuyến dài 20 km và có nơi quân Trung Quốc vào sâu tới 5 km… 5/ Điều chỉnh lại biên giới Việt-Trung khu vực Vị Xuyên, với danh nghĩa khôi phục lại đường biên giới Việt-Trung khu vực Vị Xuyên theo Hiệp ước Pháp-Thanh ký hình như năm 1889.Theo hiệp ước này thì phần đất phía đông suối Thanh Thủy thuộc về Trung Quốc, phần đất của Việt Nam thuộc phía tây nam con suối này. Những trận đánh ác liệt xảy ra tại các cao điểm 1509, 1250, 772, 685 là những cao điểm mà phía Trung Quốc cho rằng: Bị Việt Nam chiếm đất Trung Quốc theo bản đồ Pháp-Thanh đã được ký kết. Sự thật đường biên giới Việt-Trung tại Vị Xuyên và Cao Bằng đều có những zig-zag do lịch sử để lại. Theo tư liệu, sau khi ký xong hiệp định Pháp-Thanh, người Pháp với nhãn quan quân sự của các nhà thực dân, họ phát hiện ra các vị trí trọng yếu phía đông bắc suối Thanh Thủy là điểm phòng thủ lợi hại, do đó họ đã thương lượng với chính quyền Mãn Thanh. Kết quả phía Việt Nam đã cắt nhường một số vùng đất, chắc là bằng phẳng có lợi cho canh tác của xã Phương Thiện để đổi lại mấy ngọn núi như 1509,772, 685, 1030…Cái sự thỏa thuận này không có trong Hiệp định Pháp-Thanh chỉ có trong “phụ lục hiệp định”. Trung Quốc đã ma mãnh triệt để lợi dụng cái điểm khuất tất này để tạo thế chính trị mở, phát động một cuộc chiến tranh lớn. 6/ “Giương tây để kích đông”…bất thần đưa quân đánh chiếm một số cao điểm trên tuyến biên giới Việt-Trung tại Vị Xuyên, chiếm xong cho củng cố phòng ngự và dụ quân ta lên tấn công lấy lại để tiêu hao, tiêu diệt…Từ cuối năm 1986 cho đến đầu năm 1987, hai bên đã động binh lớn tới chiến trường Vị Xuyên. Gây cho quân ta tập trung toàn lực phía Vị Xuyên, bất thần 1988, Trung Quốc tấn công Gạc Ma, khi mà quân ta theo lệnh của BT Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh phát lệnh lui quân. Đây là 1 lệnh lui quân bí hiểm được phát ra từ đầu năm 1987; Sau khi ta dừng không phản công thì Trung Quốc không lùi mà lấn tới ở Biển Đông... Khi đã yên vị tại Biển Đông, Trung Quốc lúc đó mới chịu lùi rút khỏi 11 điểm chiếm đóng lấn sâu sang đất Việt Nam để bày tỏ " thiện chí"; Nói cách khác Việt Nam đã lùi ở Vị Xuyên và lùi cả trên Biển Đông; Trước thái độ ngoan hiền đó Trung Quốc mới chịu rút khỏi một số vị trí tại Vị Xuyên... Mở chiến dịch quân sự tại Vị Xuyên, Trung Quốc gọi là Lưỡng Sơn, phía Trung Quốc tập trung về chiến trường này, chiến tuyến kéo dài quãng 20 km nằm trong 1 huyện Vị Xuyên của tỉnh Hà Tuyên, 8/10 đại quân khu, với quãng 60 vạn quân, bằng tổng số quân viễn chinh Mỹ đưa vào cả miền nam lúc cao điểm nhất… Còn Việt Nam tập trung về chiến trường Vị Xuyên quãng 20 vạn quân, đưa 9 sư đoàn vào loại danh tiếng lên đế giáp chiến với quân Trung Quốc. Tại chiến trường Vị Xuyên, ngoài đại bác “Vua chiến trường” nổi tiếng của Mỹ, chúng ta đã sử dụng CBU là loại bom bay của Mỹ trong trận 31/5/1985. Thất bại đau đớn của Trung Quốc, phía Trung Quốc thì thông tin này rò rỉ nhiều trên các trang mạng xã hội; được phát lấp lửng trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Thái Lan của Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương trong một chuyến thăm tại Thái Lan…( Theo thông tin của Đại tá Đỗ Văn Trì, nguyên Sư trưởng 313) Còn tại Việt Nam, thông tin này được hé lộ bởi Đại tá Đỗ Văn Trì, Đại tá Bùi Như Lạc, nguyên Sư trưởng và Tham mưu trưởng F 313, Thiếu tá Hoàng Cường, nguyên trợ lý tác chiến Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tuyên, FB-Blogger Phạm Viết Đào đã tình cờ trực tiếp ghi âm, ghi hình được… Nếu không sử dụng bảo bối nay, những vũ khi hủy diệt của Mỹ, Trung Quốc chắc chắn không dừng lại ở việc đấy lùi quân ta sang bên kia suối Thanh Thủy mà chắc chắn còn tiến xa hơn.
TRẬN 31/5/1985: SỬ DỤNG CBU 54, ( BOM BAY MỸ) TA TIÊU DIỆT 3500 LÍNH TRUNG QUỐC TẠI VỊ XUYÊN?
Điều tra của Phạm Viết Đào.
Cuối năm 2010, sau khi tôi đưa loạt bài lên mạng về chiến cuộc tại Lão Sơn do Hà Minh Thành ( Hà Chính Quang, quê Phú Yên) Việt kiều tại Nhật dịch và chuyển cho; Những tài liệu này có nguồn từ các trang mạng Trung Quốc đã chuyển qua tiếng Anh. Một hôm, tôi được đạo diễn điện ảnh Lê Quốc gọi điện mời đến nhà ông, tôi và ông cùng khu vực Bưởi. Tại đây, tôi gặp nhà ngoại giao Dương Danh Dy, người mà bấy lâu nay tôi đã đọc và biết ông qua mạng. Ông cho biết, ông có thu thập được một số thông tin quan trọng từ báo mạng Trung Quốc viết bằng tiếng Trung, ông muốn chuyển cho tôi để tôi tùy nghi sử dụng.
Một trong những tài liệu gây chú ý với tôi đó là chiến dịch quân sự do phía Trung Quốc phát động vào cuối tháng 5 đầu tháng 6/1985. Chiến dịch này, phía Trung Quốc giao cho Quân đoàn 67, Quân đoàn trưởng là Tướng Trương Chí Kiên, không rõ 1 quân đoàn có bao nhiêu sư đoàn, thông tin không thể hiện chi tiết…
Đây là chiến dịch Trung Quốc có tham vọng đẩy quân ta về phía Tây suối Thanh Thủy, khôi phục lại đường biên giới thời Thanh-Nguyễn Gia Long…Đường biên giới hiện tại được xác định từ thời Pháp ký với Mãn Thanh…Trung Quốc có tham vọng chiếm toàn bộ khu vực cao điểm 685 tới vùng cao điểm Đồi Đài, Đồi cô X. Đồi Chuối, Hang Dơi.
Tôi đã nhờ một số bạn bè và nhân viên của TS Nguyễn Xuân Diện, ( Viện Hán Nôm) dịch giúp các tài liệu này. Qua các tài liệu do nhà ngoại giao Dương Danh Dy cung cấp, tôi thấy nhiều bài viết thông tin về trận đánh do Quân đoàn 67tác chiến đã phải chịu thảm bại trong chiến dịch quân sự này. Sư đoàn 199 do Sư trưởng Túc Nhung Sinh con của Đại tướng Túc Dụ chỉ huy bị tổn thất nặng nề nhất. Sau trận này Túc Nhung Sinh bị huyền chức, chuyển qua công tác khác và 5 năm không được lên lon…
Sau thảm bại của chiến dịch khai hỏa 31/5/1985, 1 lính Trung Quốc đã phản chiến bắn bị thương Quân đoàn trưởng Trương Chí Kiên, Túc Nhung Sinh nhanh chóng chui xuống bàn nên thoát chết, chỉ chết viên sĩ quan cảnh vệ…Người lính phản chiến này sau đó đã tự sát. Số thương vong cụ thể không thấy báo chí Trung Quốc đưa, chỉ thấy đưa sư đoàn 199, thuộc Đại quân khu Bắc Kinh đã tan tác trong chiến dịch quân sự này…
Có trong tay các tài liệu do nhà ngoại giao Dương Danh Dy cung cấp, tôi bỏ tiền ra thuê dịch. Sau khi nghiên cứu các tài liệu của Trung Quốc, tôi tìm gặp một số CCB Vị Xuyên dò hỏi, kiểm chứng về các thông tin liên quan tới trận chiến 31/5/1985.
Ngày 14/3/2012, nhân các CCB F 313 đã có cuộc gặp gỡ hàng năm tại thành phố Hà Giang, tại cuộc gặp này, tôi đã gặp và hỏi chuyện Đại tá Bùi Như Lạc, ông nguyên là Quyền Sư trưởng F 313 để hỏi thông tin về trận 31/5/1985.
Nhân chứng 1: Đại tá Bùi Như Lạc, Quyền sư trưởng: Những ngày mưa, lính F 313 cởi truồng lên giữ chốt
(https://www.youtube.com/watch?v=zBvtqdjn4KE)
Tôi có hỏi Đại tá Bùi Như Lạc về trận đánh 31/5/1985, (ông nhớ nhầm là năm 1986) ông cho biết: ông tham gia chỉ huy Sư 313 chiến đấu với Trung Quốc trong trận này. Hồi đó chỉ huy Trung Quốc rất chủ quan, do sự khích lệ của trận 12/7/1984, ta phản công không thành, họ đã bắt loa lên tuyên bố quyết đánh để đẩy lùi Việt Nam sang phía bên kia suối Thanh Thủy. Để triển khai chiến dịch này, phía Trung Quốc tập trung 3 Quân đoàn của 3 quân khu: Đại Quân khu Thành đô, Đại Quân khu Bắc Kinh và Đại Quân khu Tế Nam…
Khi nghe phía Trung Quốc tuyên bố như vậy, ông và chỉ huy Sư 313 rất lo, vì khi họ đã tuyên bố chắc chắn đối phương sẽ quyết tâm đánh bằng được. Tôi nhận định: Trung Quốc sẽ đánh mạnh, đánh dài ngày. F 313 được giao phòng ngự khu vực Đồi Đài, Đồi Cô X.; các cao điểm này phía Trung Quốc gọi là cao điểm 211 và cao điểm 400…
Khi nghe đối phương tuyên bố như vậy, Đại tá Bùi Như Lạc kể lại:”Trung Quốc tuyên bố như vậy nhưng nếu mình biết địch thì mình thắng, mình không biết thì mình thua. Nếu mình làm cho địch hiểu sai mình đi thì mình thắng. Thế nhưng việc nắm địch rất khó vì bên kia là hậu phương của đối phương rồi. Lực lượng địch bao nhiêu, triển khai ở đâu, từ hướng nào mình không dễ trinh sát thấy. Do đó tôi quyết định F 313 phải chủ động phòng ngự. Tôi cho điều tất cả hỏa lực mạnh lên trên tuyến trên. Bộ đội được tăng cường gấp đôi so với bình thường về mọi phương diện từ khí tài, đạn dược đên quân số. Bố trí rất nhiều loại hình thông tin phía trên để mất cái này có phương tiện khác. Tôi đã ra lệnh cho các đơn vị sẵn sàng chiến đấu và tập trung nhiều binh lực, hỏa lực mạnh để đánh dài ngày với Trung Quốc…
Vào thời điểm đó, đêm nào tôi cũng thấy phía Trung Quốc bắn pháo rất mạnh sang trận địa ta. Vào một đêm, tôi trực chỉ huy, không thấy Trung Quốc bắn, pháo im re từ đầu hôm cho tới nửa đêm. Tới 12 giờ đêm tôi lập tức cho báo động, tất cả anhem dậy và ra lệnh sẵn sàng chiến đấu. Tôi ra lệnh: Hễ thấy địa điểm nào có súng nổ thì pháo binh tuyến sau cứ căn cứ theo tọa độ đã tính toán nổ súng hợp đồng, chi viện. Cứ bắn trước báo cáo sau không phải chờ lệnh, vì sợthông tin bị đứt. Pháo cứ nhằm tọa độ đường tiến vào và cả đường rút ra của địch mà bắn. Theo tính toán thì để đánh các điểm chốt Đồi Đài và Đồi cô X., ( Trung Quốc đặt tên là 211 vã 400, Trung Quốc sẽ cho quân đổ bộ từ điểm cao 772 mà họ đã làm chủ từ 1984, tràn xuống theo chiến hào mà họ đã đào.
Đêm đó, Trung Quốc tấn công các cao điểm do F 313 phòng thủ. Pháo của hai bên bắn phá ác liệt vào trận địa của nhau.Cho đến 9 giờ sáng, Trung Quốc vẫn ào ạt đưa quân tấn công vào các cao điểm mà ta đang chốt giữa, mặc dù họ bị thương vong rất nhiều. Qua ống nhòm, tôi nhìn thấy rất nhiều bao tải xác được phía Trung Quốc vác ra.
Đến 9 giờ, thấy lính Trung Quốc vẫn ào xuống tấn công, tôi lập tức lệnh cho sử dụng loại bom nổ trên không của Mỹ ( CBU 54). Đây là loại bom khi tới mục tiêu tới tầm độ cao 30-40 m thì nổ, đạn nổ trên không chụm xuống dưới sát thương hiệu quả hơn B 52. Khi dùng loại pháo này thì tới quãng 10 g kém 15 không còn thấy quân Trung Quốc nống ra tấn công ta nữa; theo tôi, quân Trung Quốc đã bị chết sạch. Sau trận đó tôi nhận được thông tin là địch thiệt hại rất nhiều. Đó là trận quyết liệt nhất mà tôi tham gia…
Sau trận tấn công thảm bại này, quân Trung Quốc cũng không dám lên lấy xác đang bị chết la liệt tại trận địa rất nhiều. Còn bộ đội ta vẫn tiếp tục bám trụ để giữ các chốt này. Phải 3-4 tháng sau mới hết mùi hôi thối của xác chết, quân giữ chốt của ta vẫn phải chịu đựng. Những tuần mưa nhiều, những anhem vào giữ chốt gần như không mặc quần áo, vì mặc vào người lại ướt sũng nên tốt nhất là cởi truồng lên lên giữ chốt cho tiện…
Cứ hết tuần lớp khác lại thay ra và lớp mới khi gặp trời mưa, lính lại trần truồng vào giữ chốt…
( Còn nữa)
Bom CBU54 |
Ảnh 5: Những điểm cao ký hiệu chữ đỏ là quân Trung Quốc chiếm; Chữ đen là quân ta; Điểm cao ký hiệu F là cao điểm 1509
Rút từ trong " VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"-
Khổ sách 240x160 dày 700 trang
Liên hệ tác giả: Email: Hoanghtham9@gmail.com; Đt: 0382598746