“Đại phẫu” hiện tượng thiếu đất sản xuất của dân - Bài 1:
Đất ở núi rừng Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa... (Khánh Hòa) rộng mênh mông, vậy mà người dân lại không có đất để sản xuất. Thời buổi “tấc đất tấc vàng” nên các đơn vị, doanh nghiệp, công ty, kể cả các ban quản lý rừng, thi nhau “vét” hàng ngàn hécta rừng, thậm chí tìm cách “bao chiếm” lấy luôn đất rừng của dân. Đến nỗi, hễ bà con bổ nhát cuốc vào bất cứ ở đâu trên đại ngàn Khánh Vĩnh,... thì ngay lập tức ở đó có “người của công ty” lên tiếng đất đã... có chủ! Dù UBND tỉnh đã thực hiện cuộc “đại phẫu” bóc tách đất rừng để giao cho dân, nhưng việc chia đất vẫn đang “giẫm chân tại chỗ”!
Ông Cao Văn Suông bức xúc phản ánh Công ty Trầm Hương không trả đất lại cho dân |
Bà con đang trồng sắn, tỉa ngô... trên rẫy của mình thì dự án trồng
rừng bủa vây, lấn chiếm, và bỗng dưng dân không còn đất để sản xuất. Người dân
3 xã Khánh Đông, Khánh Hiệp, Khánh Bình (huyện Khánh Vĩnh) góp đất trồng rừng
Chương trình 327 nhưng không hưởng lợi được gì, lại còn mất đất. Dân bí bách vì
thiếu đất sản xuất, đành phá rừng, phá cây trồng của công ty, nảy sinh tranh chấp,
khiếu nại kéo dài,...
Tranh lấy đất sản xuất của dân
Đêm 14.6, sau nhiều lần gửi đơn kiến nghị chính quyền địa phương can thiệp giao lại đất sản xuất cho dân bất thành, nhiều người ở thôn Cà Thiêu, xã Khánh Hiệp (huyện Khánh Vĩnh), đã bức xúc kéo đến khu rừng K25 chặt phá toàn bộ hơn 14.000 cây keo lai giâm hom chuẩn bị trồng của Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Trầm Hương (Công ty Trầm Hương). Lão nôngCao Văn Suông (ở thôn Cà
Thiêu), gương mặt khắc khổ, mắt trũng thâm quầng, tay cầm lá đơn, nói: “Bà con
ở đây sản xuất ở khu rừng K25 vào những năm 1980.
Đêm 14.6, sau nhiều lần gửi đơn kiến nghị chính quyền địa phương can thiệp giao lại đất sản xuất cho dân bất thành, nhiều người ở thôn Cà Thiêu, xã Khánh Hiệp (huyện Khánh Vĩnh), đã bức xúc kéo đến khu rừng K25 chặt phá toàn bộ hơn 14.000 cây keo lai giâm hom chuẩn bị trồng của Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Trầm Hương (Công ty Trầm Hương). Lão nông
Đến năm 1997, Lâm trường Bắc Sông Giang đến bao chiếm trồng rừng keo lai. Dân phản đối thì cán bộ (tên Thuần) của lâm trường này “hứa” khi thu hoạch keo rồi trả lại đất cho bà con. Sau này lâm trường này lại bàn giao khu đất trên cho Công ty Trầm Hương. Đến nay, Công ty Trầm Hương khai thác rồi tiếp tục trồng lại keo ở K25 mà không giao đất cho dân. Bà con thiếu đất sản xuất nên đành phá cây và quyết tâm đòi lại bằng được nguồn đất này”.
Nhiều hộ khác ở thôn Cà Thiêu như
hoang, chứ không lấn chiếm của ai. Trong khi tỉnh, huyện lại quy hoạch vùng đất này trồng rừng rồi giao cho lâm trường nên dân không biết. Bất cập nảy sinh là, đất rẫy của bà con nhưng quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thuộc quản lý của lâm trường (nay là Công ty Trầm Hương)! Xã đã nhiều lần đấu tranh để lấy lại đất cho dân gieo trồng ổn định cuộc sống, nhưng bất thành.
Trước thực trạng tranh chấp quyết liệt đất khu vực K25 với diện tích 46,84ha, mới đây, UBND xã Khánh Hiệp đã ký các quyết định tạm đình chỉ đối với Công ty Trầm Hương để giải quyết tranh chấp đất, rừng ở K25. Tuy nhiên, Công ty Trầm Hương vẫn trồng rừng, lại còn yêu cầu UBND xã thu hồi các quyết định nói trên; đồng thời biện bạch cho rằng đất rừng đã được giao cho đơn vị nên một số hộ dân tự phát vào lấn chiếm, biến đất không tranh chấp thành đất tranh chấp là vi phạm pháp luật! Và vụ việc hiện vẫn chưa có hồi kết!
Trắng tay vì góp đất trồng rừng 327
Khánh Vĩnh là 1 trong 2 huyện nghèo nhất của tỉnh Khánh Hòa. Năm 1996, đồng bào 3 xã Khánh Đông, Khánh Hiệp, Khánh Bình bấm bụng góp 658ha diện tích rẫy để trồng rừng theo Chương trình 327. Năm 2004, chương trình này kết thúc, nhưng rừng không được trả lại dân, mà giao cho Công ty Trầm Hương tiếp tục trồng rừng. Điều này dẫn đến việc dân lâm vào cảnh thiếu đất sản xuất trầm trọng trong suốt thời gian dài, đành phải đi làm thuê, làm mướn.
Theo
Trước đây, UBND huyện Khánh Vĩnh đã đề nghị Công ty Trầm Hương giao lại 658ha rừng cho dân, huyện sẽ hoàn trả 2 tỉ đồng tiền đầu tư trồng, chăm sóc, nhưng công ty này không chấp nhận. Theo ông Nguyễn Duy Thiệu - Chủ tịch UBND xã Khánh Đông - toàn huyện có trên 291ha rừng 327, trong đó có hơn 210ha rừng trồng sản xuất vẫn chưa được giao lại cho dân.
Tuy nhiên, từ đó đến nay, dân chỉ nhận được tiền hỗ trợ 2 năm, không được hưởng quyền lợi gì từ việc thu hoạch cây keo, và diện tích đất góp trồng rừng coi như mất trắng! Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hào - Phó giám đốc Công ty Trầm Hương - giải thích rằng, công ty nhận đất Chương trình 327 theo chủ trương của tỉnh và không rõ việc thỏa thuận trước kia giữa Chương trình 327 với người dân như thế nào. Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán cây trên diện tích đất 327 đều phải nộp vào ngân sách!
(Kỳ cuối: Bao giờ
dân được hưởng lợi từ bóc tách đất rừng?)