Nguyễn văn Trần
Machiavel để lại bài học về bổn phận và lòng yêu nước của công dân khi đất nước lâm nguy “ người dân phải khảo sát thế lực của điều ác, và tấn công ngay không được chần chờ nếu cảm thấy có thể đánh thắng nó ” .
Khái niệm về Cộng Hòa
Nói về Cộng Hòa, như tìm hiểu ý nghĩa của từ ngữ hay thể chế mà không nhắc
sơ lược nghĩa của chữ Cộng Hòa, e không ổn
tuy biết rằng mọi người ai cũng thừa hiểu ý nghĩa của nó qua nhiều cách khác
nhau . Vậy nếu có nhắc lại định nghĩa của nó một cách từ chương, nghĩ cũng chưa
đã đủ, chớ chưa vội cho là thừa và vô ích .
Trên thực tế, ngày nay, Cộng Hòa là thề chế phổ quát hơn
hết . Trong 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc có tổ chức bầu cử theo thể
thức dân chủ, nghĩa là mỗi người dân một lá phiếu, có 136 nước là Cộng Hòa, tức
tên nước bắt đầu bằng Cộng Hòa (La République -Vậy không thể nói người ta ít có người
hiểu Cộng Hòa là gì ?), 34 nước là vương quốc (royaume ) hay vương quốc thổ (
sultanat), 3 hầu quốc ( principauté ) và 9 hiệp chủng quốc hay liên bang (
union / fédération) .
Nhưng về định nghĩa, Cộng Hòa là gì ? Trong từ điển nào
cũng có và tìm được dể dàng .
Từ ngữ Cộng Hòa, tiếng pháp là La République , do tiếng
la-tinh là " Res Publica " có
nghĩa rất đơn giản là " của chung " . Nhưng đạt cái nghĩa " của
chung ", nghĩa là hiểu thấu đáo và thực hiện khi cầm quyền lại không phải
là vấn đề đơn giản .
Cộng Hòa là một thể chế thì đó là một hệ thống chánh
trị mà chủ quyền thuộc toàn dân . Người dân tự mình cai trị chính mình vì người
dân là nguồn gốc của luật pháp . Tuy nhiên, 136 chế độ cộng hòa kia không nhứt
thiết đều là chế độ thật sự dân chủ vì ở đó, người dân tuy là " nguồn gốc
luật pháp " nhưng lại không có quyền hay không đủ quyền kiểm soát người
cai trị mình một cách có định kỳ . Nên Cộng Hòa chỉ có nghĩa rỏ ràng là không
phải " Quân chủ " mà thôi . Vì ông vua đã bị cách mạng hay đúng hơn,
những kẻ dùng mã tấu cướp chánh quyền, " chặt đầu " để cho chế độ Cộng
Hoà ra đời . Nhưng ông Vua bị chặt đầu mà vẫn chưa chết nên Cộng Hoà không phải
là của chung, mà chỉ là " của riêng " của thứ Nhà nước không có vua ở
những chế độ độc tài ngày nay như những thứ ta thường thấy : độc tài cộng sản hay không cộng sản,
quả đầu chế (oligarchie - một nhóm nhỏ người hay một gia đình cai trị) và thần
quyền (théocratie) .
Ở cổ thời, chế độ cộng hòa được nhiều người biết là chế
độ Cộng Hòa la-mã ở đó, người ta áp dụng nhiệm kỳ cầm quyền hằng năm và tập thể
cai trị .
Như đã nói Cộng Hòa không đồng nghĩa với dân chủ nên
nhìn tỉnh từ đi liền với từ Cộng Hòa mà biết được bản chất của chế độ đó . Như
Cộng Hòa Nhơn dân dứt khoát là không phải của nhơn dân, Cộng Hòa Dân chủ, Cộng
Hòa Xã hội Chủ nghĩa, thực chất, là chế độ cộng sản độc tài toàn trị .
Định nghĩa từ Cộng Hòa đã thay đổi rất nhiều trong lịch
sử với thực tế chánh trị cũng rất khác nhau theo thời gian nhưng nguyên tắc căn
bản là ngưòi cầm quyền phải không nắm quyền lực suốt đời và không phải thừa tự
hay chỉ cùng người trong đảng với nhau .
Cộng Hòa qua
chính thuyết Quân vương
Năm nay, ở Paris và nhiều nơi khác, các Đại học, các tổ
chức văn hóa chánh trị đồng loạt kỷ niệm 500 năm Nicolas Machiavel và tác phẩm
Quân vương (Le Prince) .
Nhiều học giả đọc lại, có nhiều khám phá mới về Quân Vương
đuợc Nicolas Machiavel viết năm 1513, nhứt là về mặt tư tưởng chánh trị .
Nicolas Machiavel sanh trưởng ở thành phố Florence, Ý, vào giửa thế kỷ XV, là
nhà tư tưởng, nhà lý thuyết chánh trị, lịch
sử chiến tranh và thời Phục hưng của ý .
Về tư tưởng chánh trị, Machiavel từ thế kỷ XVI, đã
khai sáng tư tưởng chánh trị hiện đại . Đề cặp đến nghệ thuật lãnh đạo, ông giải
thích rỏ ràng « chủ quyền là gì, có mấy thứ chủ quyền, làm
thế nào nắm được chủ quyền, đánh mất chủ quyền cách nào » . Từ đó, ông
khám phá ra guồng máy quyền lực và nền tảng của sức mạnh quyền lực . Quân vương
trỏ thành tác phẩm tư tưởng chánh trị được đọc nhiều nhứt và được lời khen tiếng
chê cũng nhiều nhứt từ nửa thiên niên kỷ qua .
Trong Qưân vương, Machiavel bàn về thuật lãnh đạo, về
các thể chế chánh trị và cơ chế quyền lực quốc gia. Ông còn là nhà ngoại giao của
Cộng hòa Florence nên có dịp quan sát, nhận định tình hình chánh trị khủng hoảng
do tranh chấp nội tình và các nước láng giềng Pháp và Tây-ban-nha can thiệp .
Qưân vương còn là một dự án chánh trị nhằm giúp khôi
phục quyền lực, chống ngoại xâm . Tác giả nghiên cứu lý thuyết cầm quyền, nắm rỏ
bản chất quyền lực, các loại quyền lực khác nhau, cách chiếm đoạt quyền lực, vừa
đưa ra cẩm nang hành động .
Machiavel đề tặng Quân vương cho Médicis vừa nắm quyền
ở Florence nhờ Tây-ban-nha trợ giúp . Ông kỳ vọng ở gia tộc Médicis, muốn giup
đở họ phục hồi nền Cộng hoà, xây dựng một Nhà nước mạnh ở Toscane và tiến tới
thống nhứt cả nước .
Suy nghĩ của Machiavel về nền Cộng Hòa không theo xu
hướng thời Trung cổ là chịu ảnh hưởng đạo lý tôn giáo . Trái lại, Quân vương đề
cao chánh trị nắm quyền và cầm quyền là phải hoàn toàn độc lâp vì đây là lảnh vực
chỉ phụ thuộc vào tình hình chánh trị mâu thuẩn, xung đột mà con người là tác
nhơn . Người làm chánh trị phải hiểu rỏ những qui luật lịch sử để có chánh sách
trị dân, ổn định xã hội và giử vững quyền bính.
Theo Machiavel, lẽ phải của Nhà nước là trên hết . Một
Nhà nước có chánh nghĩa có thể cải thiện con người và xã hội . Khi thấy con người
và xã hội không cải thiện được, Nhà nước có thể cần tới sức mạnh và biện pháp
khác khi thấy luật pháp bất lực . Sau cùng Nhà nước có thể phản ứng chống lại
nhơn dân, không phải tôn trọng lý do nhơn đạo và chống lại cả tôn giáo .
Người nắm chủ quyền không cần phải có thật sự đầy đủ
những đức tính, mà chỉ cần cho thấy như có vậy thôi . Mục đích của Quân vương là
nắm quyền lực và giữ quyền lực .
Khi Nhà nước cộng hòa cai trị theo những nguyên tắc của
tôn giáo đòi hỏi – đúng hơn là giáo hội, tức tổ chức tôn giáo đòi hỏi, ngày nay
là đảng phái – thì thường bị thất bại vì không phù hợp với nguyện vọng của toàn
dân . Mà Nhà nước cộng hòa là của nhơn dân . Vì vậy Machiavel mới khuyên người
cầm quyền hảy xử dụng sức mạnh để cai trị . Không ai có thể cai trị bằng sự êm
dịu của giáo lý . Tuy nhiên tôn giáo có thể giúp Nhà nước cai trị dân tốt với điều
kiện Nhà nước không bị tôn giáo khống chế . Ở Ý lúc bấy giờ, tôn giáo gây ra sự
chia rẻ trầm trọng mà mục đích của Machiavel là nhằm thống nhứt đất nước để chống
ngoại xâm .
Một thể chế phải thật sự của dân mới vận động được sức
mạnh của toàn dân nên Machiavel mới thấy Cộng Hoà là một thể chế lý tưởng hơn hết
. Tuy nhiên, chế độ cộng hoà không có thể được áp dụng ở khắp mọi nơi . Muốn làm
Cộng Hoà, người cầm quyền tuyệt đối phải lương thiện và dân chúng phải được bình
đẳng .
Người cầm quyền phải có những đức tánh và sức mạnh của
một vĩ nhơn : khả năng chủ động đối với dân chúng và ngoại nhơn . Đó là sự
can đảm, tài năng, phẩm cách lãnh đạo, sự hiểu biết, … Người nắm quyền phải biết
tôn trọng điều phải, mặc dầu có lúc phải cần đến những biện pháp không tốt khi
xét thấy tình thế đòi hỏi . Một người cai trị giỏi phải biết thiết lập một trật
tự xã hội ổn định và mối quan hệ đối ngoại bền vững . Muốn thực hiện được điều
này, người nắm quyền phải giỏi nghệ thuật quân sự, có mưu lược và biết tuyên
truyền .
Chính thuyết
quân vưong
Ảnh hưởng Machiavel về lịch sử và chánh trị sâu đậm và
kéo dài cho tới ngày nay . Để nói về một chánh sách bị ảnh hưởng của ông, như
quá thực tiển và chỉ nhằm mục tiêu chánh trị cầm quyền và giử quyền, người ta
không ngần ngại dùng tỉnh từ machiavélique, và danh từ chung machiavélisme, từ
tên riêng Machiavel của ông, để chỉ chủ thuyết chánh trị của ông . Theo quan niệm
chánh trị này, mục tiêu biện minh phương tiện . Mà mục tiêu phải phù hợp với chánh
nghĩa, phải phục vụ đúng quyền lợi đích thực của dân chúng . Nên chánh trị cộng
hoà phải tách rời khỏi đạo lý tôn giáo và nhứt là quyền lực giáo hội . Có khi
người cầm quyền có thể nói dối và sử dụng bạo lực nếu xét thấy cần để giử nền Cộng
Hòa .
Ngày nay, chủ thuyết của Machiavel thường bị kết hợp với
những nhà độc tài, với tham vọng quyền lực, với cả bá đạo nguy hại . Nên không
khỏi có người, từ khi cộng sản xuất hiện,
quả quyết cộng sản đúng là hình thức mới của chủ thuyết chánh trị Machiavel .
Mục tiêu tối hậu trong chính thuyết của Machiavel là nắm
quyền và giử vững quyền lực . Lý thuyết của ông bị khai thác bởi những người làm
chánh trị có sẳn đầu óc độc tài . Thắm nhuần Quân vương, người làm chánh trị độc
tài sẽ không ngần ngại vận dụng mọi phương tiện để nắm giử và củng cố quyền lực
. Họ chỉ biết cai trị bằng thủ đọan, có khi đầy gian ác, chỉ nhằm phục vụ quyền
lợi cá nhơn, gia đình hoặc phe cánh .
Những người học được nhiều ở Quân vương và đem áp dụng
thành công trên qui mô rộng lớn là cộng sản . Cũng có những người, không phải
nhà độc tài, khen ngợi Quân vương . JJ Rousseau đề cao « Quân vương »
là « Quyển sách của những người cộng hòa » ( Le livre des Républicains) .
Những lời lên án Quân vương là « Cẩm nang của những
người ăn cướp » ( Bertrand Russell), là quyển sách « Tục hóa những điều
huyền diệu thiêng liêng của tư tưởng chánh trị » (Jean Bodin) vẫn không thể
che dấu một chơn giá trị tồn tại qua 500 năm, đó là lý thuyết gốc của tự do và quyền
của nhơn dân . Đây chính là lý thuyểt nền tảng của chế độ Cộng Hòa chơn
chính của cả ngày nay . Quyền lực chánh trị không thể bị ảnh hưởng tôn giáo hay
một chủ thuyết chánh trị nào không tôn trọng đặc tính chủ quyền phải của toàn dân
. Bởi quyền lực không của nhơn dân thật sự thì không thể có tự do vì như thế không
phải « người dân cai trị chính họ » .
Vì nhận định nguồn gốc quyền lực như vậy mà Machiavel
được đồng hoá với nhơn dân « Machiavel chính là nhơn dân » (Antonio
Gramsci, lý thuết gia chánh trị công sản ý) . Nhưng « nhơn dân » của cộng
sản là đảng cộng sản, mà đảng, thật sự chỉ là Trung ương đảng . Nhưng Trung ương
đảng còn lại là Chánh trị Bộ và sau cùng chỉ còn lại Tổng Bí thư TW đảng mà thôi
. Nhơn dân bị biến mất . Cộng sản hiểu tư tưởng Quân vương theo quyền lợi riêng
của đảng . Nên họ vận dụng cướp chánh quyền và cầm quyền bằng thứ chế độ độc tài
toàn trị ác ôn .
Như thế, ta nên thấy từ thế kỷ XVI, qua thời Ánh sáng
cho tới ngày nay, những người mác-xít hay không mác-xít, phát-xít, cộng hòa hay
tân cộng hòa, tất cả đều nghiền ngẩm Quân vương . Ngày nay, Quân vương là nguồn
cảm hứng cho nhiều loại tiểu thuyết trinh thám, cho trò chơi vidéo, cho nghệ
thuật quản trị xí nghiệp, và cả cách tề gia nữa .
Nhìn lại tình hình chánh trị nhiễu nhương của nước Ý vào
cuối thế kỷ XV để thấy lý do Machiavel viết quyển Quân vương là để đóng góp tim
óc vào việc khôi phục và canh tân nền cộng hòa cho đất nước của ông .
Machiavel nghiên cứu và so sánh các hình thức chính
quyền ở Ý từ thời đế quốc La-mã đến thời Phục Hưng để phác họa một mô hình nhà nước
thích hợp cho nước Ý lúc ấy.
Quân vương
năm trăm năm sau
Từ thời Trung cổ, Machiavel đã nhìn thấy sự mâu thuẩn
xã hội : sự xung đột xảy ra giữa đại bộ phận nhân dân với các nhóm cầm đầu
mọi quyền lực xã hội, chính trị, kinh tế. Các vương quốc cũng như các quả đầu
chế (chế độ của thiểu số cai trị - oligarchie) không thể giải quyết vấn đề giai
cấp xung đột thường xảy ra. Chỉ có Nhà nước Cộng Hòa mới ổn định được xã hội vì
có khả năng bảo đảm được sự bình đẳng cho mọi người dân và nền độc lập quốc
gia. Machiavel nhắc lại tư tưởng cộng hòa cổ điển qua lời xưa « vox
populi, vox Dei – Ý dân là ý Trời » để cổ xúy cho quyền công dân, đề cao sự cần
thiết của những cuộc thảo luận công cộng để giải quyết xung đột xã hội
tránh dẩn tới bạo loạn . Machiavel đã nhìn ra bản chất mâu thuẩn khó tránh của
các thể chế chính trị đồng thời cũng là nền móng của tự do vì dân chúng bao giờ
cũng đấu tranh chống lại mọi áp bức để đòi lại tự do. Từ đó ông chủ trương một
nền Cộng Hòa, chế độ của toàn dân, dựa trên uy quyền tối cao của Quốc Hội do
dân bầu để tham gia vào việc điều hành Nhà nước . Đây cũng là cơ chế tốt nhất
để bảo vệ quyền tự do của người dân : “số đông dân chúng sẽ trừng trị giới
quyền thế và tham vọng của bọn nhà giàu. Luôn luôn trao việc quản lý quyền tự
do cho những kẻ không có ý muốn xâm phạm nó”.
Như vậy phải chăng muốn xây dựng một thể chế Cộng
hòa thì phải có con người cộng hòa thật sự . Nếu không thì cũng chỉ có thứ Cộng
hòa gia đình trị, phe cánh trị ( như quân phiệt) hoặc đảng trị như ở Việt nam mà
thôi .
Giới học
giả ngày nay chuyên về Machiavel hầu như có sự đánh giá khá thống nhất về văn
tài, lòng yêu nước và sự khát vọng về quyền công dân của ông . Đó là đạo lý
chính trị cộng hòa, là linh hồn đích thực của chế độ cộng hòa mà ông theo
đuổi trọn đời. Thêm vào đó là óc thực tế chính trị, gần như vô tâm của ông
trước các biện pháp và phương tiện độc hại của người cầm quyền khi nhất thời
phải xử dụng vì lý do an ninh hoặc sự sống còn của chế độ cộng hòa trước nội tình
bất ổn hay giặc xâm lược . Machiavel là cha đẻ khái niệm « raison d’Etat » (cái lý, lẽ phải của Nhà
nước), nguyên tắc chủ đạo hướng dẩn Nhà nước cai trị dân .
Nói cho cùng
là không thể làm chính trị với hai bàn tay sạch không nhuộm máu . Các nhà chính
trị cầm quyền lương thiện khó tránh vướng mắc những mặc cảm tội lỗi khi phải
thi hành những chánh sách trái ngược với lương tâm. Mặc cảm này không có trong
tư tưởng của Machiavel, nhất là khi ông khuyên người cầm quyền phải biết trá
hình và che đậy ý đồ để thực hiện những việc quốc gia đại sự . Sự dứt
khoát tư tưởng đi kèm với óc phân tích Nhà Nước của Machiavel như một thực thể
chính trị độc lập, chẳng liên hệ gì đến đạo lý và tôn giáo, đặt nền tảng cho
môn chính trị học ngày nay.
Cai trị
là hành sử chủ quyền một cách cứng rắn, không thể do dự, rụt rè trước những quyết
định khó khăn. Nhưng khác với các băng đảng trộm cướp và các chế độ cộng sản độc
tài, nhà chính trị không thể đứng trên pháp luật. Trong một nước cộng hòa, nhà
cầm quyền phải biết lắng nghe ý kiến người dân, nếu không sẽ bị thay thế .
Machiavel đã cảnh cáo về tai họa chính trị do các nhóm lợi ích tham quyền lực
và tiền tài khiến cho Nhà nước băng hoại thối nát tận gốc rễ . Điển
hình là nền Cộng hòa la mã cũng như Cộng hòa Florence đã sụp đỗ . Tất yếu lịch
sử này là tương lai không xa của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam ngày nay .
Machiavel
để lại bài học về bổn phận và lòng yêu nước của công dân khi đất nước lâm nguy
“ người dân phải khảo sát thế lực của điều ác, và tấn công ngay không được
chần chờ nếu cảm thấy có thể đánh thắng nó ” .
Nguyễn
văn Trần
Ghi chú :
•
Le Prince, éd.
Poche
•
Michel Senellart,
Machiavélisme et raison d'Etat, Puf, Paris, 1989
•
Emmanuel Roux,
Machiavel contre le machiavélisme, Raisons d’ agie, 2013, Paris
•
Olivier Pironet,
Le Monde Diplomatique, 11/2013