Nguồn: Theo PLO
Thành Văn
(PL)- Dư luận đặt ra nhiều nghi ngờ về những “ông” tham nhũng bị “tâm thần” trong khi vẫn nói chuyện, giải quyết công việc bình thường.
Thảo luận về báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2014 tại phiên họp sáng 15-9, các thành viên trong Ủy ban Tư pháp bày tỏ sự băn khoăn, thắc mắc trước tình trạng nhiều đối tượng khi ở nhà sinh hoạt vẫn bình thường nhưng khi bị kết tội tham nhũng đi giám định lại “dính" tâm thần, khiến người dân bức xúc không biết tâm thần thật hay là giả?
Có đúng bị tâm thần không?
Báo cáo về công tác PCTN trong năm 2014, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho hay từ đầu năm đến nay đã phát hiện 54 vụ, 87 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 68,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, Chính phủ đánh giá tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn diễn ra gây bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp.
Bình luận về báo cáo của Chính phủ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng các vụ án được phát hiện vẫn chủ yếu là cấp thôn, cấp xã, tham nhũng vặt, còn các vụ án lớn phát hiện rất ít. Thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương cũng cho rằng báo cáo thể hiện tham nhũng đang “tương đối ổn định” qua việc tăng, giảm không đáng kể. Còn các giải pháp vẫn chung chung, năm nào cũng như năm nào…
Điều đặc biệt ông Đương quan tâm, thắc mắc mà trong báo cáo không đề cập là có trường hợp các đối tượng sau khi bị phát hiện tham nhũng thì “bỗng dưng” lại mắc bệnh tâm thần, sau đó được miễn trách nhiệm hình sự?
Ông Trần Đăng Yến - Phó Tổng Cục trưởng tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm: “Tài sản thu hồi được thấp là do khi phát hiện thì tội phạm đã chia chác, chuyển ra nước ngoài...”.
“Người ta nói những “ông” tham nhũng lớn bị tâm thần nhiều lắm. Dư luận đặt vấn đề là có đúng ông bị tâm thần không. Cái này người ta rất bức xúc. Người ta bảo khi giám định là tâm thần nhưng giải quyết việc gia đình, trao đổi với vợ con, bàn chuyện lại rất bình thường. Vậy ngành y tế nghĩ gì về công tác giám định?”. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nêu câu hỏi thế và phản ánh có một số vụ án lớn ở các địa phương kéo dài, chưa xử lý được vì có “ông” đang nằm trong bệnh viện tâm thần. “Việc này tới đây phải nghiên cứu để sửa đổi trong luật giám định tư pháp cho phù hợp" - ông Hiện ý kiến.Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hải Phong cho rằng trong công tác giám định tư pháp hiện nay thì vướng nhất là các giám định viên không chuyên trách, không được tổ chức chuyên nghiệp. Báo cáo của Chính phủ cũng thừa nhận công tác giám định tư pháp còn nhiều bất cập, thời gian giám định dài, kinh phí chi trả giám định lớn, kết luận giám định không thực sự rõ ràng, phải trưng cầu giám định nhiều lần, năng lực chuyên môn của giám định viên hạn chế.
Khó thu hồi tài sản vì tẩu tán hết rồi
Đề cập đến kết quả chỉ thu hồi được 10% tài sản tham nhũng, ông Đương đặt vấn đề phải chăng tỉ lệ 90% còn lại là kiến nghị không đúng, kiến nghị để đấy và không bị thu hồi? Theo ông Đương, đây là tài sản của Nhà nước và nhân dân nên các cơ quan ban ngành phải tìm ra được tại sao lại chỉ thu hồi được ít như thế và các giải pháp để thu hồi tài sản, đặc biệt thông qua kiến nghị của thanh tra, kiểm toán.
Giải trình về vấn đề trên, ông Lượng cho rằng do khái niệm tham nhũng ở Việt Nam khác với các nước. Ở các nước, khái niệm này rộng hơn, tham nhũng liên quan đến chức vụ, kinh tế đều là tham nhũng nhưng ở ta thì tách ra. Mặt khác, việc quản lý tài sản, thu nhập trong toàn xã hội nói chung, người có chức vụ, quyền hạn nói riêng còn nhiều khó khăn. Có trường hợp tẩu tán hết cả rồi. Trong khi đó phạm vi kê khai tài sản chỉ ở vợ chồng và con thành niên thôi, kiểm soát chưa tốt, chưa hiệu quả nên chưa làm nghiêm được.
Ông Trần Đăng Yến, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Bộ Công an), cho rằng lý do thu hồi được thấp là do khi phát hiện ra thì tội phạm đã hoàn thành, công trình đã quyết toán; tài sản tham nhũng đã chia chác, đã chuyển ra nước ngoài hoặc đã được mua cái khác… Tuy nhiên, theo ông Yến, việc phát hiện chậm do cơ chế, biện pháp. Bởi bình thường họ là cán bộ, đảng viên, là người đáng tin cậy nên cơ quan điều tra không thể tổ chức đi xác minh và trinh sát.
Ông Nguyễn Hải Phong - Phó Viện trưởng VKSND Tối cao cho rằng để việc thu hồi tài sản đạt tỉ lệ cao thì tới đây cần tích cực kê biên, thu hồi, cũng như tăng cường biện pháp phong tỏa tài sản, tài khoản…
Tham nhũng tinh vi, phương thức xử lý cần thay đổi
Theo ông Nguyễn Đình Quyền, tội phạm tham nhũng là tội phạm ẩn, nhiều thủ đoạn tinh vi nhưng cách tiến hành của thanh tra, của điều tra hiện nay vẫn theo trình tự thông thường, chậm sửa đổi nên nhiều vụ án tham nhũng phức tạp bị kéo dài, phải trả điều tra bổ sung nhiều lần. Ông Đỗ Văn Đương thì băn khoăn luật đã nêu rõ có cơ quan chuyên trách chống tham nhũng ở Bộ Công an, có Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng (C48). Nhưng theo dõi gần đây lại thấy có rất nhiều vụ chuyển cho bộ phận kinh tế chức vụ điều tra. “Phải chăng C48 quá tải cho nên phải chuyển, nếu thế có cần phải luật định như vậy không. Việc chuyển như thế ảnh hưởng thế nào tới tiến độ, chất lượng điều tra” - ông Đương hỏi.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Công an cho rằng điều trên không trái với luật. Hơn nữa, trong quá trình điều tra phát hiện ra đầu mối tổ chức thì có nhiều đơn vị của Bộ Công an tham gia, có đơn vị chủ động thu thập từ đầu và khi có đủ căn cứ thì họ muốn làm luôn. Vị đại diện này cho rằng vì tâm lý của người làm án vất vả cả năm trời nên muốn làm luôn, nếu giao lại cho C48 thì lại mất thời gian, cản trở quá trình điều tra.
Một trường hợp bị kỷ luật/gần một triệu người kê khai tài sản.
Đó là con số đáng lưu ý theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ. Theo đó, trong năm 2013 có 944.425 người đã kê khai tài sản, thu nhập. Qua kiểm tra phát hiện có năm người thuộc diện kê khai phải xác minh tài sản thu nhập, trong đó đã có một người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai tài sản thu nhập không trung thực và sáu người bị xử lý kỷ luật do vi phạm thời hạn minh bạch tài sản. Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền, việc minh bạch tài sản còn hình thức, đặc biệt việc công khai, kê khai bản thu nhập tài sản này không có tác dụng gì nhiều trong việc kiểm soát tài sản của người có chức vụ, quyền hạn. “Đây là điểm yếu trong công tác PCTN hiện nay”. Theo ông Quyền, vấn đề quan trọng nhất là phải có cơ chế kiểm soát tài sản thu nhập của từng người trong xã hội. “Vì kiểm soát được từng người rồi thì anh mới kiểm soát được sự dịch chuyển của tài sản qua tài khoản. “Chứ như hiện nay, cha là cán bộ, công chức khi kê khai thì là vô sản. Còn con thì lại có tài sản chục, trăm tỉ nhưng không thể truy được” - ông Quyền nói.
Theo ông Nguyễn Đình Quyền, tội phạm tham nhũng là tội phạm ẩn, nhiều thủ đoạn tinh vi nhưng cách tiến hành của thanh tra, của điều tra hiện nay vẫn theo trình tự thông thường, chậm sửa đổi nên nhiều vụ án tham nhũng phức tạp bị kéo dài, phải trả điều tra bổ sung nhiều lần. Ông Đỗ Văn Đương thì băn khoăn luật đã nêu rõ có cơ quan chuyên trách chống tham nhũng ở Bộ Công an, có Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng (C48). Nhưng theo dõi gần đây lại thấy có rất nhiều vụ chuyển cho bộ phận kinh tế chức vụ điều tra. “Phải chăng C48 quá tải cho nên phải chuyển, nếu thế có cần phải luật định như vậy không. Việc chuyển như thế ảnh hưởng thế nào tới tiến độ, chất lượng điều tra” - ông Đương hỏi.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Công an cho rằng điều trên không trái với luật. Hơn nữa, trong quá trình điều tra phát hiện ra đầu mối tổ chức thì có nhiều đơn vị của Bộ Công an tham gia, có đơn vị chủ động thu thập từ đầu và khi có đủ căn cứ thì họ muốn làm luôn. Vị đại diện này cho rằng vì tâm lý của người làm án vất vả cả năm trời nên muốn làm luôn, nếu giao lại cho C48 thì lại mất thời gian, cản trở quá trình điều tra.
Một trường hợp bị kỷ luật/gần một triệu người kê khai tài sản.
Đó là con số đáng lưu ý theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ. Theo đó, trong năm 2013 có 944.425 người đã kê khai tài sản, thu nhập. Qua kiểm tra phát hiện có năm người thuộc diện kê khai phải xác minh tài sản thu nhập, trong đó đã có một người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai tài sản thu nhập không trung thực và sáu người bị xử lý kỷ luật do vi phạm thời hạn minh bạch tài sản. Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền, việc minh bạch tài sản còn hình thức, đặc biệt việc công khai, kê khai bản thu nhập tài sản này không có tác dụng gì nhiều trong việc kiểm soát tài sản của người có chức vụ, quyền hạn. “Đây là điểm yếu trong công tác PCTN hiện nay”. Theo ông Quyền, vấn đề quan trọng nhất là phải có cơ chế kiểm soát tài sản thu nhập của từng người trong xã hội. “Vì kiểm soát được từng người rồi thì anh mới kiểm soát được sự dịch chuyển của tài sản qua tài khoản. “Chứ như hiện nay, cha là cán bộ, công chức khi kê khai thì là vô sản. Còn con thì lại có tài sản chục, trăm tỉ nhưng không thể truy được” - ông Quyền nói.