Việc phát triển hồ chứa nước trên
thượng nguồn sông Mekong, sẽ dẫn đến thất thoát phù sa ĐBSCL đến 90%.
Lượng phù sa của ĐBSCL đối diện với nguy cơ ngày càng giảm |
ĐBCSL đối diện 3 nguy cơ do thiếu phù sa
Trao đổi với Đất Việt, ngày 30/11, TS Hồ
Long Phi, Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho
biết các dòng chảy và lượng phù sa ở ĐBSCL phụ thuộc vào dòng chảy của lưu vực
sông Mekong.
Theo dự kiến, trong tương lai có 120 hồ
chứa thủy nông trên khắp khu vực sông Mekong ở phía thượng lưu với dung tích
trên 100 tỉ m3 nước, trong đó, một số ít nằm trên sông chính còn
lại được phân bố rải rác, nhiều nhất là ở Lào, một số ít ở Campuchia,
Thái Lan.
Ông Phi khẳng định: "Nếu như tính
toán thông qua các mô hình thì việc phát triển hồ chứa nước trên
thượng nguồn sông Mekong trong khoảng thời gian 20-30 năm nữa,
sẽ dẫn đến thất thoát phù sa khoảng 90%.
Trong khi, thực tế hiện nay đã thất thoát
khoảng 50%, nếu như trên vùng thượng lưu vẫn tiếp tục phát triển
hồ chứa, sẽ phải đối diện với 3 nguy cơ: Thứ nhất, mất đi phù sa
dẫn đến thiếu phân bón; thứ hai, gia tăng khả năng gây xói mòn
của dòng chảy, vì khi ít phù sa thì dòng chảy sẽ có xu hướng bào mòn 2
bên bờ đề bù đắp lại, làm gia tăng sạt lở bờ sông; thứ ba,
phù sa không bù đắp được cho ngập úng, làm cho tác hại càng trầm trọng
hơn".
Nói rõ hơn về sự khác biệt giữa hồ chứa
thuỷ nông và đập thủy điện, theo ông Phi, đập thuỷ điện lấy nước
để phát điện và sẽ hoàn trả lại, còn hồ chứa thuỷ nông giữ nước để tưới
tiêu và bị bốc hơi nên không có hoàn trả, làm cho lượng phù sa bị mất nhiều.
Hiện nay, đập thuỷ nông có tác hại lớn
nhưng không ai chú ý tới bởi vì nó nhỏ, nhưng không nằm trên nhánh chính, hiện
nay, đa số chỉ phản đối xây dựng đập thuỷ điện mà quên đi những tác động
của hồ chứa thuỷ nông.
Lượng phù sa của ĐBSCL đối diện với nguy cơ ngày càng giảm |
Ông Phi cho biết thêm: "Nước nào cũng
có kế hoạch phát triển kinh tế của riêng mình và ít nhất trong tương
lai, biến đổi khí hậu thì nguồn nước mùa khô càng ngày càng khan hiếm, nên các
nước phải tăng cường đẩy mạnh việc xây dựng hồ chứa nước. Điều này, dẫn
đến nguy cơ hạn hán đối với ĐBSCL vài chục năm tới là nhìn thấy rõ.
Chính vì thế, chúng ta không
thể đợi chờ vào kết quả của những buổi đàm phán, thảo luận vì
hiệu quả không cao, do các nước đều đặt lợi ích lên trên. Việt Nam phải chủ
động, đưa ra các giải pháp, cố gắng thích nghi, hạn chế tác hại.
Giải pháp cục bộ là giảm bớt tác hại thông
qua việc hạn chế khai thác cát, tiến tới ngừng khai thác cát ở ĐBSCL, vì việc
làm này có tác hại gấp nhiều lần với tác hại của lượng phù sa mất đi.
Bên cạnh đó là phải có giải
pháp khai thác và giữ được phù sa càng nhiều càng tốt, bởi vì hiện nay
lượng phù sa nhiều nhưng ở dòng sông đổ ra biển chứ mình thu thập được ở lòng
sông".
Thiếu phù sa không chỉ do vùng thượng lưu
xây dựng nhiều hồ chứa
Trong khi đó, trước những thông tin về
việc ĐBSCL thiếu lượng phù sa trong thời gian tới, chuyên gia nông nghiệp GS.TS
Võ Tòng Xuân cho hay: "Sông Mekong dài 4000 km, hiện nay, lượng nước,
lượng phù sa rơi xuống suốt chiều dài ĐBSCL, trải dài trên một diện tích rất
lớn.
Trong đó, phần ở trên thượng nguồn Tây
Tạng xuống Vân Nam (Trung Quốc) phần lớn nước là từ các băng tuyết tan ra rồi
đi xuống. Còn lượng nước rơi trên ĐBSCL, chủ yếu là lượng mưa từ Lào,
Campuchia, Thái Lan, đưa xuống dòng sông, đi qua nhiều thác ghềnh, nhất là
hạ Lào rồi mới xuống đến Tây Nam Bộ (Việt Nam).
Chúng ta hiện nay mưa nhiều, nước đọng lại
là do khúc sau của dòng sông Mekong đọng lại. Phù sa cũng vậy, nếu đi lên khu
vực Bắc Lào sẽ thấy rừng khu vực này đã bị khai thác rất nhiều, cho
nên phù sa đưa xuống cho Việt Nam ngày càng ít đi".
Thế nhưng, một phần cũng do chính người
dân của chúng ta làm lượng phù sa giảm mạnh, hiện nay, rất nhiều cánh đồng
của chúng ta ở Tây Nam Bộ không có phù sa vào, là do con người. Tại vì muốn làm
3 vụ lúa, nên người dân đắp đê cao, không cho nước, không cho phù sa vào, thành
ra chính bản thân chúng ta cũng đang là một tác nhân, chứ không hoàn toàn do
thượng nguồn.
10 ngàn năm trước, các nhà địa chất học,
phát hiện lượng phù sa cổ nằm ở biên giới Campuchia rất nhiều, hiện nay, lấn
xuống vùng Đồng Tháp Mười một ít, còn lại thì toàn là phù sa mới. Bởi vì, trong
suốt 10 ngàn năm, nước biển dâng, rồi biển lùi, xong biển dâng trở lại,
mỗi lần biển dâng, biển lùi ngàn năm hoặc mấy trăm năm, lại làm bờ biển mới.
Nguồn: Theo Báo Đất Việt