TTO - Khi lối chơi và tinh thần của các tuyển thủ U23
Việt Nam được cả thế giới khen ngợi, hành động thiếu văn hóa của nhiều cổ động
viên lại là "con sâu làm rầu nồi canh", làm xấu hình ảnh nước nhà.
HLV bóng rổ John Wooden từng viết: "Bạn có thể mắc lỗi, nhưng bạn chỉ
thất bại từ khi đổ lỗi cho người khác vì những sai lầm của mình".
Đánh sập
Facebook người khác
Tâm lý đổ lỗi
là một trong những nguyên nhân gây ra sự cố đáng tiếc: đánh sập Facebook của
cầu thủ, trọng tài trận đấu.
Facebook của số 11 Uzbekistan trước khi bị báo xấu với lời lẽ thoái mạ của cổ động viên Việt. Ảnh chụp màn hình |
Ngay sau
trận chung kết U23 AFC Cup hôm 27-1, một số cổ động viên Việt Nam thiếu kiềm
chế đã hùa theo đám đông, đổ lỗi lên cầu thủ số 11 tuyển U23 Uzbekistan.
Phút 118 vào
sân, phút 120 cầu, thủ số 11 Andrey Sidorov phía U23 Uzbekistan đã định đoạt
kết quả trận chung kết bằng bàn thắng bất ngờ trước sự ngỡ ngàng của người hâm
mộ Việt.
Các cổ động
viên quá khích đã tìm Facebook của cầu thủ này, dùng những ngôn từ không hay
bình luận vào các bài đăng của anh và report tài khoản này khiến nó bị xóa khỏi
Facebook. Dù không làm gì nên tội, anh và bạn gái cũng trở thành nạn nhân bởi
những lời lẽ lăng mạ phản cảm.
Phần lớn các
bình luận này đều mang tâm trạng trút giận, mắng chửi bằng cả tiếng Anh, tiếng
Việt và cả tiếng Uzbek (ngôn ngữ chính của Uzbekistan). Tất cả đều cho rằng cầu
thủ này chính là nguyên nhân khiến U23 Việt Nam thua trận và mất đi chức vô
địch quý giá
Thậm chí,
nhiều người đã report nhầm những nạn nhân vô tội khác. Ví dụ một người tên
Andrey Sidorov ở Moscow (Nga) cũng bị Facebook báo cáo.
Nhiều người liên tục report tài khoản của cầu thủ này. Ảnh chụp màn hình |
Trước đó,
cộng đồng mạng Việt Nam cũng có hành động không đẹp tại trận bán kết với U23
Qatar. Khi bất bình trước việc thổi phạt panelty sau một pha phạm lỗi của Tiến
Dũng trong vòng cấm của trọng tài của Muhammad Taqi Aljaafari Bin Jahari (người
Singapore), nhiều người cũng lùng sục Facebook vị trọng tài này. Kết quả, ngay
sau hiệp 1, Facebook của ông không thể tìm thấy được.
Câu like
bằng nick giả danh tuyển thủ U23 Việt Nam
Facebook giả mạo Bùi Tiến Dũng. Ảnh chụp màn hình |
Vì lối chơi
đẹp và tinh thần thi đấu mà các cầu thủ U23 Việt Nam đã thể hiện suốt mùa giải
vừa qua, các cầu thủ rất được người hâm mộ quan tâm.
Nhiều người
đã lợi dụng điều này hòng chuộc lợi. Chỉ sau vài ngày trận tứ kết diễn ra, hàng
chục nick giả mạo thủ môn Bùi Tiến Dũng xuất hiện, với những status như
"Share bài viết này sẽ accept tất cả lời mời kết bạn"…
Nick giả hiện lên Facebook khi tìm kiếm "Bùi Tiến Dũng". Ảnh chụp màn hình |
Đã có không
ít người trờ thành nạn nhân, bị lừa một cách trắng trợn vì nghĩ đó là trang
thật. Mỗi bài đăng của các nick giả tuyển thủ U23 Việt Nam, thu hút hàng chục
ngàn lượt thích, chia sẻ, bình luận.
Lời lẽ thiếu
văn hóa bình luận
Dân mạng
truy tìm facebook của trọng tài Muhammad Taqi Aljaafari Bin Jahari. Ảnh chụp màn
hình
|
Ẩu đả, tranh
cãi trên Facebook không phải là cách hay để thể hiện tình yêu thể thao. Không
dừng lại là những cuộc tranh cãi thông thường, nhiều cổ động viên còn dùng
những từ ngữ thiếu văn hóa để sỉ nhục, đổ lỗi cho bàn thua của Việt Nam ở trận
chung kết.
Ngay trên
trang chính thức của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC), nhiều bình luận khiếm nhã
của người Việt cũng đã xuất hiện với nội dung đổ lỗi cho khâu chuẩn bị sân đấu
trong trận chung kết U23.
Thậm chí khi
tuyển U23 về nước, diễu hành trước sự đón chờ của người hâm mộ, nhiều người bày
tỏ không hài lòng với cách tổ chức nhưng với lời lẽ không lịch sự.
Biến tướng
từ trào lưu "Việt Nam Nói là làm"
TS Nguyễn
Hoàng Khắc Hiếu - Trưởng Bộ môn Tâm lý học Ứng dụng, ĐH Sư phạm TP.HCM - cho
rằng bản chất trào lưu giới trẻ Việt Nam "nói là làm" là tốt, nhưng
một số bạn trẻ thích thể hiện đã biến tướng và tạo nên hậu quả xấu trong xã
hội.
"Những
lời nói hay hành động dại dột của các bạn trẻ mới chính là điều nên lên
án", TS Hiếu bày tỏ.
Theo ông,
ngoài tâm lý lứa tuổi dễ bị lôi kéo do hưng phấn thần kinh cao, chưa đủ kinh
nghiệm sống và chưa đủ lập trường, mạng xã hội cũng là chất xúc tác, là con dao
hai lưỡi dễ khiến những em chưa đủ chín chắn và trưởng thành có những phát biểu
dại dột.
Đêm 20-1,
sau khi VN thắng trận bán kết, nhiều người không khỏi bất bình trước màn cởi áo
khoe thân ăn mừng của một vài cổ động viên.
Tình yêu
bóng đá cuồng nhiệt của cổ động viên Việt là điều ai cũng cảm nhận được nhưng
thể hiện nó như thế nào là điều không phải ai cũng biết và làm được. Vì thế,
nếu muốn làm một cổ động viên văn minh, trước khi làm gì hãy suy nghĩ thật kỹ.
HOÀNG QUYÊN