Phạm Nguyên
Trường
1. ANH HÙNG
MẶT MỐC
Các quy định
về xây dựng quá rắc rối, nhiều thủ tục mà nếu tuân thủ hoàn toàn thì không thể
nào triển khai được. Ví dụ, qui định là phải có thiết kế được phê duyệt, rồi
mới làm dự toán, sau khi có dự toán được phê duyệt thì mới tổ chức đấu thầu xây
dựng và mua vật tư. Thời gian làm tất cả những công việc này có thể kéo dài vài
năm, mất hết tính thời sự trong kinh doanh. Đấy là chưa nói, dự toán vừa làm
xong đã lạc hậu, phải làm lại và phê duyệt lại. Nếu lãnh đạo là những người quá
thận trọng thì sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì. Cho nên những người uống rượu
ngoại bằng bát, coi trời bằng vung như Đinh La Thăng nhiều khi lại là người
được việc.
Nhiều công trình dầu khí hay giao thông đã được thi công nhanh
chóng, theo lối vừa thiết kế vừa tổ chức mua vật tư và chỉ định thầu. Vì vậy mà
có người coi Đinh La Thăng là anh hùng. Nhưng đương nhiên, chỉ định thầu hay
nhiều hành động “lách” luật khác cũng mang lại cho những người trong cuộc cả
núi tiền, vì vậy, khi sự việc bị khui ra thì người ta lại nhao nhao lên trước
bộ mặt “mốc” của họ. Tôi chẳng ưa gì anh Tố Hữu, nhưng trường hợp này anh ấy
nói đúng:
Bạn ơi nguồn
thảm sầu kia bởi
Số phận hay do chế độ này?
Số phận hay do chế độ này?
Dự toán tất
cả các công trình xây dựng đều sai, nhất là ở phần nhân công, lương công nhân
trong dự toán chỉ bằng 1 phần 3, thậm chí 1 phần 4 lương thực tế mà nhà thầu
phải trả cho người lao động. Lương thấp như thế là do định mức thấp mà cũng có
thể là do trượt giá. Không lẽ tháng nào cũng làm lại định mức? Có 4 giải pháp:
gian dối về khối lượng, gian dối về vật tư, gian dối về công lao động, còn công
nhân thì ăn cắp vật tư khi có điều kiện. Tất cả những người tham gia công trình
xây dựng đều biết và đều nhắm mắt là ngơ. Đấy là lí do vì sao có những con
đường vừa bàn giao đã vênh vỏ đỗ, đã đầy ổ trâu ổ voi; những cây cầu chưa có
người đi đã sập, những cọc xi măng cốt tre..v.v.. Có những báo cáo nói rằng
thất thoát troong xây dựng cơ bản chiếm tới 10, 20, 30, thậm chí 50%. Tất nhiên
là dự toán có đúng đi nữa thì nhà thầu có thể vẫn gian dối, vẫn thông đồng với
bên giám sát thi công để ăn gian.
Nhưng buộc
người ta phải gian dối, phải ăn cắp ngay từ đầu thì mới sống được lại là chuyện
khác. Méo mó về nhận thức và suy đồi về đạo đức hiện diện khắp nơi, thấm vào
mọi tế bào của xã hội. Các anh hùng “mặt mốc” cũng hiện diện khắp nơi, chỉ là
anh nào đã bị lộ, anh nào chưa bị lộ mà thôi.
Có đất nào
như đất ấy không?
Ai là ai,
không nói ra thì ai cũng biết
2. BIỆN
CHỨNG PHÁP VỀ #
Như đã nói,
những quy định rắc rối thậm chí là bất khả thi ngay từ đầu dẫn đến sự kiện là
muốn làm bất cứ việc gì đều phải vi phạm pháp luật. Luôn luôn phạm luật, chỉ là
mức độ. Cho nên hồi ông Đinh La Thăng mới chuyển sang dầu khí, trước cơ quan cũ
của mình xuất hiện khẩu hiệu to đùng, đại loại: Đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm. Mà đổi mới sáng tạo với cố ý làm trái các quy
định của nhà nước chỉ là một bước cực kì nhỏ. Và ngày 20 tháng 12 năm 2017, ông
Đinh La Thăng đã bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Ông # không phải là người đầu
tiên và chắc chắn không phải là người cuối cùng mắc tội này.
Chính nỗi ám
ảnh về việc phải quản lý tất cả mọi người và mọi việc, mà không quản lý được
thì cấm – trong khi cuộc sống cần tự do, cuộc sống là trật tự tự phát, dường
như được sắp đặt bởi bàn tay vô hình - của những người cộng sản đã gây ra thảm
họa cho nhân dân và là cái bẫy vô cùng hiệu quả để bẫy chính họ.
Thế kỉ
trước, ở Vĩnh Phú, ông Kim Ngọc chỉ vì thương dân và muốn kinh tế phát triển đã
nghĩ ra khoán sản phẩm, thực chất là chia ruộng cho nông dân. Ông bị những kẻ
giáo điều cách chức, phải sau khi chết mới được minh oan.
Cuốn sách
Kiên quyết sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, đưa phong trào hợp tác hóa
nông nghiệp tiến lên của Trường Chinh là hồi chuông báo tử sự nghiệp chính trị
của Kim Ngọc.
Ông Võ Văn
Kiệt và những người xung quanh ông phải “xé rào”, mang gạo miền Tây về cứu đói
dân Sài Gòn. May là lúc đó tình thế đã không cho người ta làm khác. Ông Kiệt
trở thành người có công.
Đinh La
Thăng và những người lãnh đạo ngành dầu khí đang bị truy tố không phải là Kim
Ngọc hay Võ Văn Kiệt. Tôi không có ý so sánh họ với nhau. Nhưng hoàn cảnh buộc
họ phải hành động thì cũng như nhau: Vi phạm cơ chế do chính tổ chức của mình
đặt ra. Họ là nạn nhân của cơ chế phi lý và phi nhân.
Những người
bị tù tội, bị đọa đầy, có thể không nhiều, nhưng tất cả những người nằm trong
cơ chế này đều trở thành nạn nhân của nó: Méo mó về nhận thức và suy đồi về đạo
đức. Méo mó và suy đồi đến mức, ngay lúc này đây, nhiều người vẫn đang nghĩ
rằng Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh đã đi “nhầm cửa” chứ không cho rằng tham
nhũng là có tội. Thậm chí chính Đinh La Thăng và các đồng phạm đang đứng trước
tòa cũng nghĩ chư thế chứ không biết rằng, trong khi hàng triệu trẻ em, trong
những ngày gía rét này không có áo ấm để mặc, nói gì đến cơm thịt và sữa, trong
khi chính ông thủ tướng phải nói rằng tài sản của cả gia đình người dân không
tới 500 ngàn đồng, mà mình ăn cắp của dân hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu
USD là trái với bản chất của con người, là tự hạ thấp nhân phẩm của mình, là
đưa mình xuống ngang hàng với súc vật. Đấy là theo Karl Marx, ông tổ của chủ
nghĩa cộng sản: “Chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau của đồng loại
mà chăm lo riêng cho bộ lông của mình!” Chỉ có những người đã thoát ra khỏi hệ
thống và có ý thức phản tỉnh nhận thức được vực thẳm đạo đức mà hệ thống này đã
tạo ra và đấy cũng là di sản khủng khiếp nhất mà nó để lại, sau khi đã bị vứt
vào sọt rác của lịch sử.
Vì vậy, nói
về # là không chỉ nói về # mà phải nói về cơ chế đã sinh ra #, nói về cơ chế đã
sinh ra # là không chỉ nói về cơ chế đã sinh ra # mà phải nói về lý thuyết đã
sinh ra cơ chế sinh ra #. Nói về lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra # là không
chỉ nói về lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra # mà phải nói về những kẻ đã
mang mớ lý thuyết nhảm nhí đó về Việt Nam; nói về những kẻ đã mang mớ lý thuyết
nhảm nhí đó về Việt Nam là không chỉ nói về những kẻ đã mang mớ lý thuyết nhảm
nhí đó về Việt Nam mà phải nói về những kẻ quyết tâm bảo vệ mớ lý thuyết và cơ
chế đó để hàng ngày hàng giờ sinh ra những kẻ như #; nói về Đinh La Thăng là
không chỉ nói về # mà phải nói... Cứ thế tiếp tục, bao giờ hết hơi thì thôi.
Nói như thế mới đúng biện chứng pháp. Và mới nên nói!
3. NHỮNG KẺ
GIỮA ĐƯỜNG ĐỨT GÁNH hay MẤY NHỜI VỚI CỤ ĐINH ĐỨC THIỆN
Thưa cụ,
Hồi mới vào
đại học, kẻ hậu sinh đã từng nghe mấy anh lớn tuổi hơn trầm trồ: Ông Đinh Đức
Thiện khiếp lắm, ở công trường xây dựng nhà máy gang thép Thái Nguyên ông ấy
tước bằng kĩ sư của một người đấy... Sau này, hồi những năm 1970-1980 lại nghe
đồn có lần cụ Thiện bảo: Đảng cũng là tao, chính phủ cũng là tao... Tất nhiên
đây chỉ là những lời đồn, không có bằng chứng gì. Nhưng nó thể hiện não trạng
chung của quan và dân lúc đó: quan thì độc đoán, dân thì sợ và phục những người
độc đoán.
Thưa cụ,
Kẻ hậu sinh
này tin rằng người chỉ huy tuyến đường Trường Sơn có thể cần phải quyết liệt,
thậm chí độc đoán vì chỉ cần chậm vài phút, chỉ cần một người chần chừ là cả
đoàn xe, đoàn người có thể bị B52 rải thảm chết hết.
Thời chiến
cần cái lý, cái cơ chế của thời chiến, nhưng thời bình lại cần cái lý, cái cơ
chế của thời bình.
Chắc ở nơi
xa xôi kia cụ không thể nào ngờ được rằng cơ chế thời chiến, một người là vua
hay một nhóm ít người là vua tập thể do chính cụ và các đồng sự của cụ tạo ra,
có ngày sẽ buộc con cụ, ông Phan Đình Đức và khá nhiều đồng liêu của ông, phải
nằm dưới sàn xi măng lạnh lẽo trong những ngày mùa đông rất rét này.
Thưa cụ,
Kẻ hậu sinh
có biết ông Phùng Đình Thực. Kẻ hậu sinh cho rằng với cơ chế khác, ông Phùng
Đình Thực có thể trở thành một chuyên gia có tài, có thể tự hào mà ngẩng cao
đầu với thiên hạ chứ không phải cúi gằm mặt trước các cơ quan chấp pháp như
hiện nay. Kẻ hậu sinh cũng đã làm việc cùng chị Phan Thu Lương, con gái cả của
cụ suốt 10 năm trời. Tuy đã rất lâu rồi không có dịp gặp lại chị Phan Thu
Lương, nhưng cảm giác thì không thể quên: đấy là một người tử tế. Và kẻ hậu
sinh tin rằng ông Phan Đình Đức, con trai út của cụ, cũng là người tử tế như
chị gái của mình. Và đấy là một trong những lý do thúc giục kẻ hậu sinh viết
những dòng này. Nhìn những con chữ xuất hiện trên màn hình mà lòng rưng rưng
như thể chính em trai mình tối nay phải nằm trên sàn xi măng lạnh lẽo vậy. Tiếc
lắm thay! Ông Đinh La Thăng, cấp trên của cả hai người cũng cùng chung số phận.
Khi đứng trước Ban kiểm tra Trung ương ông Đinh La Thăng đã nói: “Giá mà các
đồng chí kiểm tra phát hiện sớm thì hậu quả không nặng nề và đúng như vậy”.
Thưa cụ,
Các nhà lập
quốc Mỹ đã biết tất cả những chuyện đó ngay từ đầu, họ biết rằng con người có
nhiều điểm yếu, nhiều khiếm khuyết, cho nên họ chia quyền lực ra thành 3 nhánh,
có nhiệm vụ đối trọng và kiểm soát lẫn nhau, để không ai có thể lạm quyền.
Ngoài ra, còn có tự do báo chí, để báo chí “phát hiện sớm” như ông Thăng, sau
khi đứt gánh, đã nói.
Khi còn chức
còn quyền, chắc chắn là ông Thăng, ông Đức, con cụ, không muốn người ta “soi
mói” quyền lực và việc làm của mình. Nhưng họ đâu có ngờ rằng một ngày nào đó
họ sẽ đứt gánh và phải ôm hận.
Giấy ngắn
tình dài, kẻ hậu sinh tin rằng ở nơi xa xôi kia cụ thể tất cho sự đường đột này
và phù hộ cho những người đang muốn đưa cái cơ chế lỗi thời về đúng chỗ của nó:
đống rác của lịch sử.
Quá khứ có
thể rất hào hùng, nhưng không thể để bóng đen chết chóc của nó bao phủ mãi lên
hiện tại và tương lai. Có như thế thì những người sau ông Thăng, ông Thực, ông
Đức... mới khỏi ôm hận.
Kính chúc cụ
được mãi mãi phiêu du vùng cực lạc!
Nam Mô A Di
Đà Phật!
4. CHIẾC GHẾ
NÓNG CỦA THỦ TƯỚNG.
A. Người có
quyền thì dễ lạm quyền, người cầm tiền của người khác thì dễ tiêu liều. Đấy là
quy luật, ít người tránh được. Vì vậy mà ở các nước tiên tiến, trong lĩnh vực
chính, trị người ta lập ra tam quyền phân lập, tức là ba nhánh quyền lực có tác
dụng cân bằng và đối trọng lẫn nhau; còn trong lĩnh vực kinh tế thì người ta
cho rằng nhà nước sở hữu và can thiệp vào kinh tế càng ít càng tốt.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc |
Còn trong
những nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, như nước
ta, với kinh tế nhà nước làm chủ đạo, nhà nước nắm rất nhiều phương tiện sản
xuất. Cần phải quản lý rất chặt chẽ. Chỉ cần buông lỏng một chút thôi là những
người nắm quyền trong những cơ sở sản xuất này liền “vung tay quá trán”. Phạm
Thanh Bình ở Vinashin chỉ trong vài năm đã đưa 4 tỷ USD về với cát bụi là ví dụ
điển hình. Ở những nơi khác người ta khai khống giá thiết bị lên hàng chục,
hàng trăm thậm chí cả ngàn lần hay mua thiết bị giá hàng chục triệu USD về để
bán sắt vụng… Ví dụ thì nhiều vô cùng, thiết nghĩ chẳng cần kể thêm.
Nhưng, trong
trong thời đại toàn cầu hóa này, với chỉ một cú click “chuột” đã có hàng trăm
ngàn, thậm chí hàng chục triệu USD được chuyển từ người này sang người khác, từ
nước này sang nước khác, từ châu lục này sang châu lục khác; quản lý chặt chẽ
quá, nhất cử nhất động đều phải thông qua hội đồng quản trị, thông qua đảng ủy…
thậm chí phải thỉnh thị cấp trên, đồng nghĩa với đánh mất cơ hội kinh doanh.
Đấy là lý do
vì sao tất cả các “quả đấm thép” của nền kinh tế chỉ làm được mỗi một việc là
đấm thủng ngân sách và đấm vỡ mặt các bà nông dân, các ông ngư dân nghèo trên
khắp cả nước. Nghe đồn rằng tổng số nợ của nhà nước hiện nay là 400 tỷ USD, tức
200% GDP, tức mỗi người dân, từ em bé mới chào đời đến cụ già đang hấp hối, đều
nợ ai đó 100 triệu đồng.
Có thể kết
luận: Chính sách kinh tế nhà nước là chủ đạo và nói rộng ra hơn, kinh tế xã hội
chủ nghĩa đã phá sản hoàn toàn.
B. Như đã
nói, những quy định rắc rối thậm chí là bất khả thi ngay từ đầu đã dẫn đến sự
kiện là muốn làm bất cứ việc gì đều phải vi phạm pháp luật. Luôn luôn phạm
luật, chỉ là mức độ. Nay, với chiến dịch nhóm lò, đốt cả củi khô lẫn củi tươi
của bác Cả Trọng bừng bừng khí thế như vậy, ai còn dám làm việc để bị quy kết
là mắc tội vi phạm pháp luật? Xin mời những người không tin chuyện này tới PVN
hay các công ty thành viên của nó để tìm hiểu.
Án binh bất
động hay gần như án binh bất động tức là không có sản phẩm, cũng tức là không
có có tiền. Doanh nghiệp không có tiền thì ngân sách nhà nước thất thu. Thủ
tướng Phúc chắc là phải đi vay những khoản nợ mới để trả lãi cho các món mợ cũ.
Đấy là lí do
vì sao lại nói nói rằng thủ tướng đang ngồi trên ghế nóng.
Nợ nần chồng
chất, sản xuất đình đốn, không thể vay thêm, vì, như người ta vẫn nói: “trông
giỏ bỏ thóc”.
Thêm nữa,
kinh tế đình đốn thì xã hội bất an, trộm cướp sẽ nhiều, tức là phải chi thêm
nhiều tiền cho lực lượng bảo vệ an ninh.
Tiền đã ít
mà lại phải chi nhiều hơn trước. Nói “thủ tướng đang nguồi trên ghế nóng” có lẽ
là còn nhẹ.
Người ta
cũng nói, sụp đổ kinh tế có thể dẫn tới … Nhưng thôi, thiên cơ bất khả lộ.