Hồng Thủy
(GDVN) - Pháp muốn ngăn chặn các hành động leo thang
mà Trung Quốc theo đuổi trên Biển Đông bằng cách tăng cường tập trận chung với
Nhật Bản trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly: "Chỉ vì các vị cắm là cờ quốc gia mình ở đâu đó, điều này không có nghĩa là các vị xác lập chủ quyền lãnh thổ cho mình" |
Trước thềm đối thoại 2+2 (Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ
trưởng Ngoại giao) Nhật - Pháp diễn ra hôm nay 26/1 tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc
phòng Pháp Florence Parly đã có cuộc trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Nikkei
Asia Review.
Hãng thông tấn Nhật Bản cho rằng, Bộ trưởng Quốc phòng
Pháp muốn ngăn chặn các hành động leo thang mà Trung Quốc theo đuổi trên Biển
Đông bằng cách tăng cường tập trận chung với Nhật Bản trong khu vực Ấn Độ -
Thái Bình Dương.
Pháp và Nhật Bản trước đây đã tiến hành nhiều cuộc tập
trận chung quy mô nhỏ trong khu vực, nhưng hiện tại 2 nước muốn nâng cấp quy mô
các hoạt động quân sự chung.
Cả hai cam kết bảo vệ tuyến hàng hải huyết mạch trong
khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương luôn giữ được tự do và cởi mở.
"Chỉ vì các vị
cắm là cờ quốc gia mình ở đâu đó, điều này không có nghĩa là các vị xác lập chủ
quyền lãnh thổ cho mình", Bộ trưởng Quốc
phòng Pháp Florence Parly ám chỉ các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Việc xây dựng các tiền đồn quân sự trong khu vực này
là một sự vi phạm luật pháp quốc tế. Tàu hải quân Pháp vẫn tự do đi lại trên
Biển Đông trong năm qua để chứng minh quyền tự do hàng hải phải được tôn trọng
đầy đủ.
Tàu quân sự Pháp qua lại Biển Đông bình quân 3-4 lần /
năm và cơ động gần quần đảo Trường Sa (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp. [1]
Còn theo tường thuật của báo Asahi Shimbun ngày 25/1,
Nhật và Pháp có kế hoạch tập trận chung trên biển vào tháng Hai tới để chống
lại tham vọng của Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông.
Thông tin này được đưa ra bởi một nguồn tin từ chính
phủ Nhật Bản.
Nguồn tin nhấn mạnh, Pháp được coi là một "quốc
gia Thái Bình Dương" do Pháp kiểm soát vùng lãnh thổ ở Nam Thái Bình Dương
và Ấn Độ Dương, đó là New Caledonia và French Polynesia.
Nhật Bản thì đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Pháp cho
chiến lược ngoại giao của mình để duy trì khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do
và cởi mở. [2]
Tài liệu tham khảo:
Hồng
Thủy