Thảo Ngọc
Trong những ngày qua, không biết trong số mấy chục triệu người dân Việt Nam đã có ai phải vào viện cấp cứu vì đứng tim hay bị sặc mà nghẹt thở, khi nghe những phát minh vô cùng vĩ đại của hai vị Tiến sĩ, là quan chức cấp cao nước Viêt hay chưa.
Họ bị sặc hoặc đứng tim khi biết những khối óc thiên tài ấy là những người đang giữ những trọng trách trong bộ máy nhà nước hiện nay. Những phát minh của các vị ấy không biết nhằm phục vụ ai, cho phe nhóm nào, chứ dứt khoát với người dân Việt Nam thì hoàn toàn không điểm xía đến các sáng kiến của các ngài.
Thứ nhất là sáng kiến của ông Khuất Việt Hùng(KVH), Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGTQG.
Tại hội thảo về mũ bảo hiểm, diễn ra tại TP.HCM ngày 7/10/2020. Ông KVH đề xuất đúc nổi dòng chữ “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” trên mỗi chiếc mũ bảo hiểm.
Theo ông KVH, mục đích là để “ Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả…Chúng tôi sẽ xin ý kiến của các Bộ, ngành trong đó có Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Bộ Công thương, Bộ Công an, đặc biệt là Cảnh sát giao thông, để đưa vào Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm quy định đúc nổi dòng chữ “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” trên mũ. Việc này để cho Cảnh sát giao thông dễ nhận thấy khi xử lý vi phạm….Hiện có 25,9% số mũ được chọn khảo sát không theo quy định tại tiêu chuẩn QCVN2: 2008/BKHCN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm)(1).
Chúng ta đều biết: “Năm 2013, Liên bộ Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Công an và Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT, trong đó quy định: “Mũ bảo hiểm đạt chuẩn là mũ có cấu tạo đủ 03 bộ phận: Vỏ mũ, đệm bảo vệ bên trong vỏ mũ và quai đeo. Bên cạnh đó, mũ phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định”.
Cho đến nay vẫn chưa có quy định chính thức về việc sẽ xử phạt người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm rởm, mà mới chỉ dừng lại các chiến dịch tuyên truyền, khuyến khích người dân nên sử dụng mũ bảo hiểm đạt chuẩn để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông cũng không có điều khoản nào về việc xử phạt đối với người đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn.
Vậy thì ông KVH đề xuất ý kiến in thêm hàng chữ trên mũ bảo hiểm để làm gì?
Hay là để cho các tập đoàn sản xuất mũ bảo hiểm có thêm thu nhập nhờ sản xuất thêm rất nhiều mũ mới có hàng chữ nổi?
Vậy CSGT phải thường xuyên buộc người tham gia giao thông phải dừng lại để kiểm tra có đúng loại mũ do ông KVH đề nghị hay không?
Người dân không tự làm được mũ bảo hiểm. Các cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm phải được cấp phép, và trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ, chắc chắn phải được các cơ quan chức năng kiểm định chất lượng rồi mới được bán đại trà trên thị trường chứ?
Nói cho ông KVH biết rằng, tại Việt Nam, hàng giả tràn lan khắp nơi, và có khi hàng giả còn tốt và đẹp hơn hàng thật.
Chưa nói đến việc in chữ nổi trên mũ bảo hiểm là việc nhỏ, ngay cả các văn bằng như Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, và các loại bằng cấp khác, kể cả sổ đỏ, người ta đều làm giả được hết. Công an đã khui ra biết bao nhiêu là vụ. Họ phải thừa nhận rằng, những tấm bằng giả ấy có đến 99% giống bằng thật.
Vậy muốn kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm thì phải trang bị cho CSGT máy kiểm định chất lượng. Hoặc bắt người tham gia giao thông phải mang mũ đến nơi có chức năng và máy móc kiểm định mũ để giám đinh?
Đừng tưởng tiêu chuẩn QCVN2: 2008/BKHCN mà ngon nhé. Ông KVH đã biết trong cơn bão số 5 vừa qua, những cột điện thiết kế chịu được sức gió giật trên cấp 12. Tuy nhiên, khi sức gió mới chỉ cấp 7, đã có 408 cột điện tại Thừa Thiên-Huế bị gãy đổ. Những cột điện này được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 5847:2016 và TCVN 6284-997, và được đóng dấu Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) đấy ông KVH ạ!
Sáng kiến thứ hai của Thể cá tra là: Đề xuất đổi tên xe buýt thành "xe khách đường phố".
Nói đến Thể cá tra, người dân Việt Nam còn nhớ rất rõ vào năm 2019, Bộ GTVT của anh Thể đã có sáng kiến đổi tên trạm “thu phí” thành “thu giá” hay “thu tiền”, đã làm trò cười cho thiên hạ hả hê một thời gian dài.
Thực chất là nếu “thu phí” thì phải thu theo luật “Phí và Lệ phí”. Còn “thu giá” hay “thu tiền” thì muốn chém bao nhiêu cũng được. Nghĩa là muốn đớp cho nhiều.
Không biết Nguyễn Văn Thể đã đọc Kết luận điều tra của BCA về những sai phạm tại cao tốc TP.HCM-Trung Lương chưa nhỉ?
“CQĐT Bộ Công an xác định Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể có một số “bút phê” không đúng với quy định của pháp luật liên quan tới vụ án.
Ông Nguyễn Văn Thể (lúc đó là Thứ trưởng Bộ GTVT) ký ba văn bản chỉ đạo không đề nghị chấm dứt trước hạn hợp đồng theo quy định, thu quyền thu phí”. Như báo Pháp Luật TP.HCM ngày 01/9/2020 đã nêu.
Và gần đây, dư luận chưa hết ồn ào sau nhiều đề xuất gây tranh cãi liên quan đến lĩnh vực giao thông như quy định ô tô không được dừng quá 5 phút, đăng ký xe phải có tài khoản ngân hàng... dư luận lại thêm một phen xôn xao khi Bộ GTVT đề xuất đổi tên xe buýt thành "xe khách đường phố" tại dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
Dư luận cho rằng: “Mục đích là để khỏa lấp những yếu kém trong quản lý phát triển, nên Bộ GTVT cứ loay hoay đổi tên những thứ linh tinh, vô bổ. Là đánh tráo khái niệm, không phải là điều chỉnh cho phù hợp thực tế hay đổi mới để phát triển. Đó là cách thức lưu manh của kẻ thiếu năng lực nhưng thừa thủ đoạn và sự trí trá.
Tiền thuế của Dân nuôi một lũ ăn hại, chuyên đưa ra những quy định dở người, gây rối nhiễu xã hội! Cả thế giới và xưa nay Việt Nam vẫn gọi xe BUS, nay chúng nó muốn đổi thành “Xe khách đường phố”. Tổ cha nhà nó!
Tóm lại: Đây là thủ đoạn vẽ dự án để có lý do bòn rút tiền thuế của dân một cách hợp pháp.
Điều đáng nói là: Những sáng kiến của hai vị kể trên, là những người có bằng Tiến sĩ cả đấy.
Điều đó cho thấy rằng: Tầm kiến thức của họ chưa ngang tầm rốn chị em phụ nữ, mà còn cách rốn phụ nữ khoảng 20 phân về phía hạ lưu.
Hay nói cách khác: Tầm của họ chỉ mới ngang “Ngã ba Đồng Lộc” của các chị em mà thôi.
Chú thích: