|
Sau một thời gian yên lặng, Trung Quốc lại cho tàu khảo sát được tàu hải cảnh hộ tống xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngoài khơi bờ biển miền Trung từ ngày 13/10/2020. Theo hãng tin Mỹ Benar News, chiếc tàu khảo sát đại dương mang tên Shiyan-1 đã rời vinh Hải Khẩu trên đảo Hải Nam ngày 12/10, để đi xuống phía nam. Tháp tùng theo chiếc tàu này là một chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc, mang số hiệu 2305.
Theo các dữ liệu theo dõi tàu biển, ngày 13/10, chiếc tàu đã hiện diện bên trong vùng biển Việt Nam, chỉ cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 70 hải lý, tức là sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Chiếc tàu sau đó tiếp tục đi xuống phía nam, và đến sáng ngày 14/10, đã ở ngoài khơi tỉnh Bình Định, cách bờ biển khoảng 78 hải lý. Riêng chiếc Hải Cảnh 2305 thì chuyển hướng, đi ngược về phía Hải Nam.
Điều được hãng tin Mỹ ghi nhận là đã có 5 chiếc tàu kiểm ngư của Việt Nam theo dõi tàu Trung Quốc, trong lúc phía chính quyền Việt Nam chưa thấy có phản ứng chính thức nào về hành vi xâm nhập của tàu Trung Quốc.
Phản ứng nhẹ nhàng của Việt Nam đã đối lập rõ ràng với phản ứng của Ấn Độ vào cuối năm ngoái. Theo báo chí Ấn Độ, vào tháng 12 năm 2019, chính chiêc tàu khảo sát Trung Quốc Shiyan- 1 đã bị phát hiện đang thăm dò đáy biển ở khu vực quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ tại vùng Ấn Độ Dương. Hải Quân Ấn đã lập tức ra tay đuổi chiếc tàu Trung Quốc ra khỏi vùng biển của mình.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã liên tục cho tàu khảo sát
được lực lượng hải cảnh và dân quân biển hộ tống tiến vào hoạt
động trong các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các láng giềng, từ
Việt Nam, Malaysia, cho đến Philippines. Nổi côm nhất là vụ chiếc Hải
Dương Địa Chất 8 tung hoành tại khu vực Bãi Tư Chính vào tháng
4/2020, gây căng thẳng trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Philippines chuẩn bị điều 240 dân quân ra bảo vệ ngư dân ở Biển Đông
Theo tư lênh Hải Quân Philippines ngày 12/10/2020, Manila sẽ cử một lực lượng bao gồm hơn 200 dân quân biển ra Biển Đông để tuần tra và bảo vệ ngư dân nước này.
Lực lượng này sẽ chia thành hai nhóm, một nhóm hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa, và nhóm còn lại ở vùng bãi cạn Scarborough đang bị Trung Quốc khống chế.
Quyết định triển khai dân quân biển đã bị một số chính khách Philippines phản đối. Theo thượng nghị sĩ đối lập Risa Hontiveros thì không nên trang bị vũ khí cho các dân quân được triển khai ra Biển Đông.
15/10/2020