Đông Bình
(GDVN) - Theo báo
chí Philippines và TQ, một số hoạt động đáng chú ý của TQ là đẩy mạnh lấn biển
ở quần đảo Trường Sa, tìm cách khai thác dầu khí, đe dọa vũ lực...
Gần
đây, theo truyền thông Philippines, Trung
Qu ốc tiếp tục tiến hành hoạt động lấn biển phi pháp ở Biển
Đông, mở rộng quy mô đảo, đá ngầm do họ đang kiểm soát bất hợp pháp, biến đá
ngầm thành đảo nhỏ.
Truyền
thông Philippines coi điều này không chỉ đã gây ra lo ngại cho quân đội của họ,
mà còn gây lo ngại cho các nhà khoa học Philippines.
Hoạt
động của Trung Qu ốc
có thể làm môi trường xấu đi, gây ra bệnh tật, thiếu thốn tài nguyên và xung
đột, từ đó ảnh hưởng tới người dân Philippines.
Hình ảnh đá Gạc Ma trên tờ "Quan sát" |
Hiện
nay, trên mạng xuất hiện một số hình ảnh cho thấy tình hình thay đổi hình dáng
bờ biển của một số đảo, đá ngầm từ tháng 2 đến tháng 7, chúng đang “phát triển
rất nhanh”.
Tờ
“Quan sát” Trung Qu ốc
coi hoạt động “lấn biển, cải tạo môi trường dân sinh” này là “có lợi cho tăng
cường quốc phòng” của Trung Qu ốc.
Theo
báo Philippines, vào tháng 2, Quân đội Philippines đã chụp ảnh lấy chứng cứ đối
với hành vi lấn biển của Trung
Qu ốc ở đá Én Đất (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam),
trong hình ảnh thấy rõ máy xúc trên một chiếc tàu của Trung Qu ốc.
Vào
thứ Năm vừa qua, Tổng thống Philippines Aquino đã tuyên bố theo dõi được tàu Trung Qu ốc xuất hiện ở đá Gaven
và đá Châu Viên (đều thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) có thể dùng để lấn
biển.
Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines xác nhận Trung Qu ốc lấn biển ở đá Én Đất
(Philippines gọi là đá Malvar), đá này nằm ở phía đông bắc đá Gạc Ma
(Philippines gọi là Mabini, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), trước đó, Trung Qu ốc đã lấn biển ở đá Gạc
Ma.
Báo
Philippines còn dẫn lời giáo sư Charithie Joaquin, Đại học Quốc phòng
Philippines cho rằng, hoạt động lấn biển của Trung Qu ốc có thể gây ảnh hưởng
đến môi trường của Philippines.
Bà
Charithie Joaquin nói: “Hoạt động của Trung Qu ốc có thể làm môi trường xấu đi, điều này có
thể gây ra ‘bệnh tật, thiếu thốn tài nguyên và xung đột’, từ đó ảnh hưởng đến
người dân Philippines”. “Kết quả khai thác tài nguyên thiên nhiên không bền
vững sẽ không bộc lộ ngay, nhưng vài thế hệ tương lai sẽ bị ảnh hưởng”.
Hình ảnh đá Gạc Ma trên tờ "Quan sát" |
Bà
cho rằng: “Do môi trường tự nhiên là chỉnh thể có ảnh hưởng lẫn nhau, cho nên,
ảnh hưởng của hoạt động này thường vượt biên giới”.
Báo
Philippines cho biết, các nhà khoa học của Đại học Khoa học kỹ thuật biển
Philippines cũng tuyên bố, hành động của Trung Qu ốc có thể làm phá hoại đá san hô và nguồn lợi
thủy sản của Philippines.
Báo
Trung Qu ốc tiếp
tục luận điệu ngang ngược về cái gọi là chủ quyền của họ đối với “quần đảo Nam
Sa” (thực chất là quần đảo Trường Sa của Việt Nam), cho rằng, hoạt động lấn
biển nêu trên “sẽ cải thiện rất lớn môi trường sống của thành phố (phi pháp)
Tam Sa”, ngoài ra, “đảo đá sau khi mở rộng cũng có thể phát huy vai trò cho
tăng cường thực lực quốc phòng”. Báo Trung Qu ốc còn đổ lỗi cho Philippines “nhòm ngó” đảo
đá của họ, đưa ra những phát ngôn “hoang đường, kỳ lạ”.